Những lỗi sai thường gặp của sinh viên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc khi học môn Phiên dịch
Tác giả: Đặng Thụy Liên, Nguyễn Phước TâmTóm tắt:
Phiên dịch là một trong những môn học quan trọng trong chương trình đào tạo ngành Ngôn ngữ Trung Quốc nói chung và chuyên ngành Tiếng Trung biên - phiên dịch nói riêng. Hầu hết sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường đều làm các công việc có liên quan đến phiên dịch (dịch nói) và biên dịch (dịch viết). Trong đó, phiên dịch được xem là khó hơn, vì môn học này ngoài yêu cầu về kiến thức và năng lực ngôn ngữ còn phải kết hợp, vận dụng nhiều kĩ năng để đạt được hiệu quả cao, như nghe hiểu, ghi nhớ, ghi chép, diễn đạt… Không ít sinh viên gặp nhiều khó khăn với môn học này và thường xuyên gặp phải những lỗi sai trong quá trình phiên dịch, cả về kiến thức ngôn ngữ lẫn kĩ năng dịch thuật. Thông qua phương pháp thống kê và phân tích, bài viết sẽ chỉ ra những lỗi sai thường gặp của sinh viên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc, từ đó đưa ra một số kiến nghị khắc phục để nâng cao chất lượng dạy và học môn này.
- Đối chiếu nghĩa của từ chỉ kích thước “高” trong tiếng Hán và “cao” trong tiếng Việt
- Kết hợp phương pháp dạy viết theo thể loại và dạy viết theo tiến trình trong giảng dạy viết thư tín thương mại tiếng Trung Quốc cho sinh viên Việt Nam
- So sánh cách thức định danh thuật ngữ kinh tế thương mại giữa tiếng Trung Quốc và tiếng Việt
- Một số đặc điểm ngữ nghĩa của liên từ “并” trong tiếng Hán và liên từ “và” trong tiếng Việt
- Vấn đề phiên dịch danh từ Hán văn ra văn Nôm: Văn bản “thiên vệ linh công”