CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Tiếng Trung

  • Duyệt theo:
31 Chiến lược từ chối lời chỉnh cầu trong tiếng Hán và tiếng Việt / Duan Weiheng (Đoàn Duy Hoành) // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2022 .- Số 10 (331) .- Tr. 95-102 .- 400

Dựa trên lí thuyết về hành động ngôn từ, thông qua phương pháp tổng hợp quy nạp, phương pháp so sánh đối chiếu và phân tích ngữ liệu qua 200 phát ngôn xuất hiện trong các tác phẩm văn học đương đại Trung Quốc và Việt Nam, nhằm làm sáng tỏ chiến lược lựa chọn hành động từ chối lời thỉnh cầu trong giao tiếp tiếng Hán và tiếng Việt, từ đó khẳng định việc lựa chọn chiến lược ngữ dụng là một phần quan trọng trong giao tiếp, đồng thời góp phần vào thành quả nghiên cứu đối chiếu hành động từ trong tiếng Hán và tiếng Việt.

32 Đặc điểm ngữ nghĩa và hàm ý văn hóa của phương vị từ “东, 西, 南, 北” trong tiếng Hán (so sánh với các từ “Đông, Tây, Nam, Bắc”) trong tiếng Việt / Mai Thị Ngọc Anh // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2022 .- Số 5(325) .- Tr. 131-138 .- 400

Phân tích về ngữ nghĩa và hàm ý văn hóa của các phương vị từ trong tiếng Hán, đồng thời so sánh các từ này với tiếng Việt; từ đó chỉ ra điểm giống và khác nhau giữa chúng.

33 Ngữ nghĩa của từ chỉ con số 百 bách/ trăm trong tiếng Hán và tiếng Việt / Ngô Thanh Mai, Phạm Thị Thanh Vân // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2022 .- Số 5(325) .- Tr. 116-120 .- 400

Bằng các phương pháp và thủ pháp như thống kê, phân tích, so sánh đối chiếu, người viết làm sáng tỏ ngữ nghĩa và nội hàm văn hóa của 百 bách/ trăm cũng như từ ngữ có chứa bách/ trăm trong tiếng Hán và tiếng Việt, nhằm góp một tài liệu tham khảo cho nghiên cứu đối chiếu Hán Việt trước hết về phương diện con số và văn hóa.

34 Phân tích đối chiếu ngôn ngữ trong dạy và học liên từ đẳng lập “而” trong tiếng Hán hiện đại / Nguyễn Thị Ngọc Hiền // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2022 .- Số 5(325) .- Tr. 108-115 .- 400

Sử dụng phương pháp phân tích đối chiếu ngôn ngữ, trên cơ sở mô hình phân chia độ khó với 6 cấp độ, phân cấp độ khó của liên từ đẳng lập “而”, dự đoán những lỗi sai của học sinh khi sử dụng liên từ này và đưa ra một số đề xuất giúp nâng cao hiệu quả giảng dạy liên từ “而”.

35 Đặc điểm của câu hỏi phản vấn trong tiếng Hán và tiếng Việt / Võ Thị Hà Liên // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2022 .- Số 6b(327) .- Tr. 109-113 .- 400

Khảo sát đặc điểm của một số câu hỏi phản vấn trong tiếng Hán và trong tiếng Việt. Thông qua khảo sát, chỉ ra những đặc điểm chung và những đặc điểm riêng giữa chúng. Kết quả này giúp cho việc dạy học tiếng Hán và tiếng Việt với tư cách là ngoại ngữ.

36 Đặc trưng của uyển ngữ tiếng Hán / Hà Hội Tiên // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2022 .- Số 7(328) .- Tr. 146-150 .- 400

Phân loại theo nội dung của uyển ngữ tiếng Hán và đặc điểm ngữ dụng của uyển ngữ. Thông qua phân tích, bài viết góp phần giúp hiểu sâu sắc hơn về uyển ngữ tiếng Hán. Việc sử dụng đúng uyển ngữ có thể giảm bớt những hiểu lầm của hai bên, tránh làm tổn thương nhau, làm cho giao tiếp thuận lợi.

37 Đặc điểm thành ngữ tiếng Hán chứa hư từ văn ngôn “chi (之), hồ (乎), giả (者), dã (也)” / Giang Thị Tám // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2022 .- Số 7(328) .- Tr. 95-102 .- 400

Thống kê, phân tích và quy nạp các nhóm thành ngữ tiếng Hán chứa hư từ văn ngôn (tiếng Hán cổ đại) chi (之), hồ (乎), giả (者), dã (也) theo đặc điểm cấu trúc và chức năng cú pháp trong câu. Nghiên cứu này cũng tìm về nguồn gốc thành ngữ từ bình diện từ loại, ý nghĩa từ vựng, ý nghĩa ngữ pháp của các hư từ văn ngôn. Nghiên cứu có thể giúp cho việc nhận biết, nắm bắt và vận dụng thành ngữ Hán được hình thành từ tiếng Hán cổ và có chứa hư từ văn ngôn một cách thành thạo và đích thực hơn.

38 Đặc điểm của câu ghép rút gọn không dấu hiệu trong tiếng Hán hiện đại (đối chiếu với tiếng Việt) / Lê Phương Thảo // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2022 .- Số 7(328) .- Tr. 78-87 .- 400

Miêu tả đặc điểm ngữ pháp, ngữ nghĩa, ngữ dụng của một loại câu đặc biệt trong tiếng Hán hiện đại, dó là câu ghép rút gọn không dấu hiệu. So sánh với hình thức biểu đạt tương đương trong tiếng Việt, tìm ra điểm tương đồng và khác biệt giữa hai ngôn ngữ, từ đó áp dụng kết quả nghiên cứu vào việc dạy và học tiếng Hán tại Việt Nam.

39 Quan hệ đối ứng giữa phụ âm đầu trong tiếng Hán hiện đại với phụ âm đầu trong âm Hán Việt / Lưu Hớn Vũ // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2022 .- Số 7(328) .- Tr. 59-70 .- 400

Bài viết sử dụng SPSS 22.0 tiến hành khảo sát định lượng các hình thức đối ứng trong âm Hán Việt của phụ âm đầu tiếng Hán hiện đại và các hình thức đối ứng trong tiếng Hán hiện đại của phụ âm đầu âm Hán Việt. Từ đó, thiết lập quy luật đối ứng với nguyên tắc tồn tại đối ứng hai chiều giữa phụ âm đầu trong tiếng Hán hiện đại và phụ âm đầu trong âm Hán Việt.

40 Ngữ nghĩa của từ chỉ bộ phận cơ thể 脸 Liễm, 面 Diện trong tiếng Hán và mặt, diện trong tiếng Việt / Hoàng Thị Thu Trang // Ngôn ngữ .- 2022 .- Số 3(377) .- Tr. 49-55 .- 495.1

Thống kê, phân tích, so sánh đối chiếu, chỉ ra tương quan của những từ chỉ bộ phận cơ thể này trong hai ngôn ngữ, nhằm góp một tài liệu tham khảo cho công tác giảng dạy và nghiên cứu tiếng Hán ở Việt Nam.