CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Tiếng Trung
61 Nghĩa của chữ 孝 hiếu với việc giáo dục đạo đức cho sinh viên / Phạm Ngọc Hàm, Nguyễn Thị Hồng Hạnh // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2022 .- Số 1(321) .- Tr. 82-87 .- 400
Tổng hợp, phân tích, làm nổi rõ tính chất biểu ý và hàm ý của chữ 孝 hiếu, từ đó liên hệ đến phương pháp dạy chữ kết hợp với bồi dưỡng đạo đức truyền thống, nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện cho sinh viên, nhất là sinh viên các trường chuyên ngữ.
62 Sử dụng mô hình Blended Learning trong giảng dạy tiếng Trung cho sinh viên không chuyên / Ngô Thị Khánh Chi // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2021 .- Số 7(239) .- Tr. 75-83 .- 400
Nghiên cứu mô hình Blended leaning cũng như thực tế học tập tiếng Trung của sinh viên không chuyên tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội, từ dó đưa ra quy trình cấu trúc bài giảng ứng dụng Blended learning và thuwch nghiệm sư phạm trong giảng dạy tiếng Trung cho sinh viên.
63 Đặc điểm của hành động ngôn ngữ “tặng” trong tiếng Hán hiện đại / Nguyễn Thị Minh Khoa // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2021 .- Số 8(315) .- Tr. 97-102 .- 400
Nghiên cứu, khảo sát đặc điểm của hành động ngôn ngữ “tặng” trong tiếng Hán hiện đại, chỉ ra các phương thức ngôn ngữ của hành động ngôn ngữ tặng. Khảo sát cách sử dụng các phương thức ngôn ngữ tặng theo phân tầng xã hội qua 8 bộ phim truyền hình Trung Quốc.
64 Đề xuất đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo chuyên ngành biên – phiên dịch, ngành ngôn ngữ Trung Quốc / Võ Trung Định // .- 2021 .- Tập 5 số 2 .- Tr. 149-161 .- 495.1
Nghiên cứu điều tra phản hồi của người học chuyên ngành biên – phiên dịch về mức độ phù hợp của phương pháp dạy học đối với từng học phần, từ đó đề xuất điều chỉnh đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, phù hợp với định hướng nghề nghiệp thời kỳ mới. Kết quả nghiên cứu đã làm cơ sở cho nhiều kiến nghị đối với cơ sở đào tạo cũng như giảng viên nhằm nâng cao chất lượng đào tạo chuyên ngành biên – phiên dịch tiếng Trung Quốc.
65 Lược bàn về tư duy tổng hợp của người Trung Quốc và sự thể hiện trong ngôn ngữ (qua việc sử dụng các từ chỉ con số) / Ngô Thị Phương Thảo // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2021 .- số 7(314) .- Tr. 139-145 .- 400
Giới thiệu một số đặc điểm về tư duy tổng hợp của người Trung Quốc và khảo sát một biểu hiện của nó là tính mờ trong việc sử dụng các từ chỉ con số ở tiếng Hán. Từ đó, bài viết góp phần làm rõ thêm tư duy tổng hợp của người Trung Quốc được thể hiện trong việc sử dụng các con số nói riêng, trong tiếng Hán nói chung.
66 Những khó khăn học sinh Việt Nam thường gặp phải khi phát âm ba nhóm phụ âm đầu tắc xát và xát trong tiếng Hán / Kiều Thị Vân Anh // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2021 .- số 7(314) .- Tr. 106-109 .- 400
Phân tích sự khác biệt giữa ngữ âm ba nhóm phụ âm đầu tắc xát và phương pháp dạy phát âm đối với học sinh của từng vùng miền. Việc này có giá trị lí luận cũng như giá trị thực tiễn trong việc dạy tiếng Hán tại Việt Nam.
67 Nâng cao tính tự chủ trong việc học tiếng Anh ở bậc Đại học / Nguyễn Lê Bảo Ngọc // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2021 .- số 7(314) .- Tr. 73-77 .- 400
Tìm hiểu những khó khăn mà sinh viên không chuyên ngữ gặp phải trong quá trình tự học môn tiếng Anh từ đó đề xuất những chiến lược tự học phù hợp giúp sinh viên phát huy tối đa năng lưc và tận dụng tốt quỹ thời gian của mình.
68 Kiểu từ ngữ rút gọn trong tiếng Hán : nghiên cứu trường hợp báo cáo chính trị đại hội Đảng cộng sản Trung Quốc / Nguyễn Thị Phương, Nguyễn Thị Mai Anh, Khuất Thị Minh Chi, Trần Thị Nhung // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2021 .- số 5(237) .- Tr.62-72 .- 400
Khái quát về kiểu kết cấu của từ ngữ rút gọn tiếng Hán. Phân tích đặc điểm về kiểu kết cấu của từ ngữ rút gọn trong Báo cáo Chính trị Đại hội Đảng cộng sản Trung Quốc. So sánh kiểu kết cấu của từ ngữ rút gọn trong báo cáo chính trị của các kì Đại hội Đảng cộng sản Trung Quốc với từ ngữ rút gọn thông thường khác.
69 Phân tích ý nghĩa của từ chỉ vị giác 甜 (ngọt) trong tiếng Hán dưới góc độ ngôn ngữ học tri nhận / Bùi Thu Phương // .- 2021 .- số 6(313) .- Tr. 17-21 .- 495.1
Phân tích các đặc điểm ánh xạ của từ “甜” (ngọt) dưới góc độ ẩn dụ tri nhận, từ đó giúp người dùng tiếng Hán hiểu rõ hơn các khái niệm liên quan đến “甜” (ngọt).
70 Lục Thư – Bốn phương pháp tạo chữ và hai cách dùng chữ Hán / Hoàng Thanh Hương // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2021 .- Số 3(235) .- Tr. 48-56 .- 459.92
Trình bày khái niệm Lục Thư. Tìm hiểu “Lục thư” theo thuyết bốn phương pháp tạo chữ và hai cách dùng chữ Hán, trở thành căn cứ lý luận quan trọng cho nhiều công trình nghiên cứu về cấu tạo chữ Hán và dạy học chữ Hán.