CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Tiếng Trung

  • Duyệt theo:
11 Thực trạng áp dụng phương pháp dạy học giao nhiệm vụ đối với môn viết tiếng Trung Quốc cho sinh viên năm thứ hai trường Đại học Đại Nam / Phùng Thị Nga, Phạm Ngân Hạnh // .- 2023 .- Số 342 - Tháng 7 .- Tr. 75-84 .- 495.1

Dựa trên phân tích đánh giá giáo trình, quan sát giò học môn viết tiếng Trung Quốc bằng phương pháp giao nhiệm vụ, khảo sát ý kiến của giáo viên và sinh viên nhằm kiểm nghiệm tính hiệu quả của phương pháp này đối với sinh viên năm thứ hai tiếng Trường Đại học Đại Nam. Trên cơ sở đó tiến hành phân tích thực trạng tồn tại và đưa biện pháp khắc phục với mong muốn đổi mới phương pháp dạy học môn viết tiếng Trung Quốc theo hướng tích cực.

12 Ảnh hưởng của các từ ghép Hán Việt từ tạo đến việc dạy và học tiếng Trung Quốc / Hàn Hồng Diệp, Nguyễn Vũ Quỳnh Phương // .- 2023 .- Số 342 - Tháng 7 .- Tr. 85-95 .- 495.1

Phân tích một số ảnh hưởng của các từ ghép Hán Việt tự tạo đến việc dạy và học tiếng Trung Quốc. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện vốn kiến thức về từ Hán Việt nói chung và các từ ghép Hán Việt tự tạo đến quá trình học tập và ứng dụng tiếng Trung Quốc.

13 Sự biến đổi của từ mượn tiếng Anh trong tiếng Hán hiện đại / Vũ Thị Hương Trà // .- 2023 .- Số 343 - Tháng 8 .- Tr. 83-89 .- 495.1

Bài viết tiến hành phân tích, lí giải những biến đổi về ngữ âm, ngữ nghĩa và ngữ pháp của nhóm từ mượn tiếng Anh khi du nhập và tiếng Hán. Ngữ âm là một trong ba yếu tố quan trọng mà tiếng Hán vay mượn tiếng Anh. Trong quá trình vay mượn các từ mượn tiếng Anh sẽ tuân theo quy tắc của hệ thống ngữ âm tiếng Hán.

14 Phân tích lỗi sử dụng từ 给 trong tiếng Trung Quốc của sinh viên Việt Nam / Lưu Hớn Vũ // .- 2023 .- Số 343 - Tháng 8 .- Tr. 90-99 .- 495.1

Trên cơ sở Khu ngữ liệu ngôn ngữ trung gian tiếng Trung Quốc của sinh viên Việt Nam. Bài viết tìm hiểu tình hình sử dụng từ 给 của sinh viên Việt Nam và phân tích lỗi xuất hiện trong quá trình sử dụng.

15 Một số biểu hiện nội dung của tục ngữ có yếu tố chỉ động vật trong tiếng Hán / Hồ Thị Ngọc Hà // .- 2023 .- Số 343 - Tháng 8 .- Tr. 100-109 .- 495.1

Từ ngữ là vốn quý trong kho tàng văn học của mỗi dân tộc thể hiện tình cảm, suy nghĩ, ước mơ, khát vọng và mang đậm văn hóa bản sắc riêng của mỗi cộng đồng. Đi sâu vào tìm hiểu kho tàng tục ngữ của người Hán, chúng tôi thấy rằng tục ngữ có yếu tố động vật chiếm một số lượng đáng kể. Chúng phản ánh những đặc trưng văn hóa, phong tục tập quán, kinh nghiệm sống của cộng đồng dân tộc Hán.

16 Bước đầu nghiên cứu xây dựng hệ thống học tập trực tuyến dành cho đối tượng học sinh, sinh viên trong quá trình tự học tiếng Trung Quốc / Nguyễn Thị Phương, Nguyễn Vân Anh, Đoàn Trần Trà My, Bùi Lương Tâm, Trần Thị Phương Thảo, Nguyễn Thủy Tiên // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2023 .- Số 4(338) .- Tr. 115-126 .- 495.1

Dựa vào kết quả khảo sát, đưa ra ý tưởng nghiên cứu xây dựng hệ thống học tập trực tuyến dành cho đối tượng học sinh, sinh viên trong quá trình tự học tiếng Trung Quốc, hệ thống tích hợp các tính năng: Tạo nhóm tự học; Đặt mục tiêu nhắc nhở, đồng hồ đếm giờ tự học; Từ điển tra cứu, kho tài liệu nhiều lĩnh vực; Bảng thi đua; Tính năng giám sát tự học và diễn đàn trao đổi.

17 Các chữ 士 sĩ, 農 nông, 工 công, 商 thương với quan niệm tứ dân trong xã hội xưa và nay / Phạm Ngọc Hàm, Phạm Hữu Khương // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2023 .- Số 4(338) .- Tr. 139-144 .- 495.1

Bằng các phương pháp miêu tả, phân tích, thông qua mối liên hệ giữa chữ và nghĩa, kết hợp với phương diện từ vựng, làm sáng tỏ quan niệm về tứ dân và phân công lao động xã hội thể hiện qua các chữ Hán đó.

18 Đối chiếu phần B trong câu tồn tại giữa tiếng Hán và tiếng Việt / Hoàng Tố Nguyên, Trần Tuyết Nhung, Cái Thị Thủy, Trần Thị Hải Yến // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2023 .- Số 5A(339) .- Tr. 80-87 .- 495.18

Tìm hiểu đối chiếu so sánh về phần giữa – phần B của câu tồn tại tiếng Việt và tiếng Hán, đây cũng chính là phần khác biệt nhất của Câu tồn tại tiếng Việt và Câu tồn tại tiếng Hán.

19 Đối chiếu từ chỉ tay và bộ phận của tay trong tiếng Việt và tiếng Hán / Nguyễn Hải Quỳnh Anh // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2023 .- Số 3(337) .- Tr. 91-96 .- 495.1

Bài viết thống kê cá từ chỉ tay và các bộ phận của tay trong tiếng Việt và tiếng Hán. Từ đó, bài viết đối chiếu chỉ ra sự giống nhua và khác nhau về số lượng cũng như cách thức phân chia, gọi tên tay và bộ phận của tay giữa hai ngôn ngữ.

20 Hiện tượng ngữ pháp “고 었 다” và “아/어 었 다” trong tiếng Hàn: những khó khăn của người Việt Nam học tiếng Hàn và đề xuất phương án giảng dạy / Nguyễn Thúy Hằng // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2023 .- Số 5A(339) .- Tr. 101-109 .- 495.7

Khảo sát mức độ hiểu và vận dụng hiện tượng ngữ pháp 고 었 다” và “아/어 었 다 của người Việt Nam học tiếng Hàn. Trên cơ sở đó, bài viết đề xuất mô hình giảng dạy hiện tượng ngữ pháp này.