CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Luật
61 Bảo quản và xử lý vật chúng trong điều tra tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản / Trần Thị Nhã Nhung // .- 2024 .- Số 6 (123) - Tháng 6 .- Tr. 38 – 40 .- 340
Theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình các văn bản có liên quan, trong quá trình điều tra các vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng các cấp, đặc biệt là cơ quan điều tra thực hiện việc thu giữ, niêm phong, bảo quản và xử lý vật chứng, tài sản, đồ vật, tài liệu trong điều tra tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản, bảo đảm giá trị chứng minh của chứng cứ. Tuy nhiên, thực tiễn công tác này còn gặp một số khó khăn, vướng mắc, ảnh hưởng đến tiến độ, kết quả công tác điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án, ảnh hưởng tới quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự và những người có liên quan; thậm chí dẫn đến làm hư hỏng tài sản; gây lãng phí, thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, của tổ chức, cá nhân. Bài viết phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác bảo quản và xử lý vật chứng trong điều tra tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong thời gian tới.
62 Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về công chứng ở Việt Nam / Nguyễn Thùy Linh // .- 2024 .- Số 6 (123) - Tháng 6 .- Tr. 41 – 45 .- 340
Bài viết khái quát về hoạt động công chúng và thực trạng quản lý nhà nước về công chứng ở Việt Nam; nêu ra một số bất cập, hạn chế trong quản lý nhà nước về công chứng và nguyên nhân; đồng thời để xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về công chứng.
63 Bản chất pháp lý của hợp đồng thông minh theo góc nhìn của liên minh Châu Âu và một số gợi mở cho Việt Nam / Trần Linh Huân // .- 2024 .- Số 6 (123) - Tháng 6 .- Tr. 60 – 64 .- 340
Trên thế giới, khái niệm “hợp đồng thông minh” (smart contract) xuất hiện từ năm 1994, tuy nhiên phải đến khi xã hội công nghệ phát triển thì thuật ngữ này mới được chú ý và đưa ra nghiên cứu nhiều hơn. Dưới góc độ tiếp cận của pháp luật Việt Nam về hợp đồng hiện hành thì vẫn còn tồn tại nhiều rào cản, thách thức về mặt pháp lý đối với việc sử dụng hợp đồng thông minh. Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm của Liên minh châu Âu (EU), bài viết tập trung nghiên cứu ba vấn đề: (i) Khái quát về hợp đồng thông minh và công nghệ chuỗi khối Blockchain; (ii) Bản chất pháp lý của hợp đồng thông minh theo góc nhìn của Liên minh châu Âu (EU); (ii) Một số gợi mở, đề xuất cho pháp luật Việt Nam về xác định bản chất pháp lý của hợp đồng thông minh.
64 Quyền tiếp cận giáo dục của trẻ em khuyết tật ở Việt Nam: Khung pháp luật và thực tiễn / Huỳnh Thị Ánh Phương, Bùi Quang Dũng // .- 2024 .- Tập 66 - Số 4 - Tháng 4 .- Tr. 23-25 .- 340
Trên cơ sở tổng quan và phân tích nguồn tài liệu có sẵn, nghiên cứu này tóm tắt khung pháp luật và làm rõ thực tiễn tiếp cận giáo dục của trẻ em khuyết tật ở Việt Nam. Trên cơ sở các cam kết quốc tế, Việt Nam đã xây dựng khung pháp luật khá chặt chẽ nhằm thừa nhận và đảm bảo thực hiện các quyền của trẻ em khuyết tật. Bài báo đưa ra một số khuyến nghị chính sách nhằm tăng cường hiệu quả của khung pháp luật, bảo đảm quyền tiếp cận giáo dục tốt hơn cho trẻ em khuyết tật.
65 Đề xuất hoàn thiện pháp luật về hoạt động môi giới chứng khoán tại Việt Nam / Nguyễn Hoàng Nam, Dương Kim Thế Nguyên // .- 2024 .- Tập 66 - Số 4 - Tháng 4 .- Tr. 41-44 .- 340
Trong phạm vi bài báo này, các tác giả khái quát về hoạt động môi giới chứng khoán tại Việt Nam. Thông qua phương pháp phân tích và tổng hợp dựa trên các quy định pháp luật hiện hành, bao gồm luật, nghị định, thông tư, bài báo đánh giá những bất cập còn tồn tại trong quy định pháp luật của nghiệp vụ môi giới chứng khoán. Qua đó, đưa ra một số kiến nghị và giải pháp nhằm bổ sung, hoàn thiện các quy định liên quan đến hoạt động môi giới chứng khoán ở nước ta.
66 Quyền ngôn ngữ và những nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn chữ viết của người dân tộc thiểu số: Trường hợp chữ Mông ở Việt Nam / Nguyễn Văn Hiệp // .- 2024 .- Tập 66 - Số 4 - Tháng 4 .- Tr. 71-75 .- 340
Bài báo nêu và bàn luận các khía cạnh của quyền ngôn ngữ như một thành tố của quyền con người. Bài báo cũng phân tích những điểm cốt lõi về quyền ngôn ngữ của các dân tộc thiểu số, hướng đến việc bảo tồn các ngôn ngữ có nguy cơ mai một và tạo điều kiện để ngôn ngữ các dân tộc thiểu số có thể phát huy giá trị của mình trong việc bảo tồn bản sắc dân tộc, bảo tồn các giá trị văn hóa.
67 Bảo hiểm xã hội tự nguyện cho nông dân theo pháp luật một số quốc gia – gợi mở cho dự thảo luật bảo hiểm xã hội (sửa đổi) / Nguyễn Tấn Hoàng Hải, Trần Bảo Khanh // .- 2024 .- Số 5 (177) - Tháng 5 .- Tr. 69 – 83 .- 340
Bảo hiểm xã hội là một trong những trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội của mỗi quốc gia. Cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội, chính sách bảo hiểm xã hội nước ta luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm qua từng thời kỳ, đảm bảo mọi người đều có quyền tiếp cận, tham gia và được thụ hưởng các chế độ của bảo hiểm xã hội. Ở một số quốc gia như Pháp, Ba Lan... chính sách về bảo hiểm xã hội cho người nông dân được điều chỉnh khá phù hợp và thuận lợi, thu hút số lượng lớn người nông dân tham gia cũng như đảm bảo mọi người dân đều có cơ hội tiếp cận và thụ hưởng chính sách bảo hiểm xã hội. Đây là một trong những kinh nghiệm mà Việt Nam có thể tham khảo và hoàn thiện pháp luật trong giai đoạn Luật Bảo hiểm xã hội đang được sửa đổi, bổ sung.
68 Mở rộng bảo hiểm xã hội cho người lao động phi chính thức theo dự thảo luật bảo hiểm xã hội (sửa đổi) / Đoàn Công Yên // .- 2024 .- Số 5 (177) - Tháng 5 .- Tr. 84 – 92 .- 340
Các nghiên cứu gần đây tại Việt Nam đã chỉ ra đa phần người lao động phổ thông đang thiếu được bảo vệ thông qua hệ thống an sinh xã hội. Bên cạnh đó, tỷ lệ tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của người lao động phi chính thức là chủ cơ sở, lao động tự làm và lao động gia đình rất thấp, ngay cả khi thu nhập của họ cao hơn chuẩn nghèo. Trong bài viết này, tác giả phân tích một số quy định trong Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội nhằm mở rộng bảo hiểm xã hội cho người lao động phi chính thức.
69 Về quản lý, sử dụng và đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội : một số kiến nghị cho dự thảo luật bảo hiểm xã hội (sửa đổi) / Lê Thị Thúy Hương // .- 2024 .- Số 5 (177) - Tháng 5 .- Tr. 93 – 102 .- 340
Quỹ bảo hiểm xã hội (BHXH) là quỹ quan trọng nhất nằm ngoài ngân sách nhà nước, được sử dụng nhằm mục đích chính chi trả các chế độ cho người thụ hưởng trong các trường hợp ốm đau, thai sản, tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp, hưu trí và tử tuất. Do tác động của mộ hình “pay-as-you-go” (tọa thủ, tọa chi) trong sử dụng quỹ BHXH và tốc độ già hóa dân số nhanh ở Việt Nam, quỹ BHXH có thể đối mặt với nguy cơ mất cân đối trong tương lai gần. Chính vì thế, việc sửa đổi, bổ sung các quy định về quản lý, sử dụng và đầu tư quỹ BHXH trong Luật BHXH (sửa đổi) là rất cần thiết. Bài viết trao đổi và góp ý một số nội dung về quản lý, sử dụng và đầu tư quỹ BHXH trong Dự thảo Luật BHXH (sửa đổi).
70 Bổ sung cơ chế xử lý trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong dự thảo luật bảo hiểm xã hội (sửa đổi) / Nguyễn Thị Thu Sương, Ngô Khánh Tùng // .- 2024 .- Số 5 (177) - Tháng 5 .- Tr. 103 – 114 .- 340
Bài viết này phân tích những điểm mới của Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) về cơ chế xử lý hành vi trốn đóng bảo hiểm xã hội dưới góc nhìn so sánh với Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014. Từ đó, bài viết đưa ra một số nhận xét về tính hợp lý trong quy định được đề ra nhằm hưởng đến hoàn thiện cơ chế xử lý hành vi trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, góp phần vào việc bảo đảm quyền lợi của người lao động và thực thi có hiệu quả các quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.