CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Luật
81 Mở rộng bảo hiểm xã hội cho người lao động phi chính thức theo dự thảo luật bảo hiểm xã hội (sửa đổi) / Đoàn Công Yên // .- 2024 .- Số 5 (177) - Tháng 5 .- Tr. 84 – 92 .- 340
Các nghiên cứu gần đây tại Việt Nam đã chỉ ra đa phần người lao động phổ thông đang thiếu được bảo vệ thông qua hệ thống an sinh xã hội. Bên cạnh đó, tỷ lệ tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của người lao động phi chính thức là chủ cơ sở, lao động tự làm và lao động gia đình rất thấp, ngay cả khi thu nhập của họ cao hơn chuẩn nghèo. Trong bài viết này, tác giả phân tích một số quy định trong Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội nhằm mở rộng bảo hiểm xã hội cho người lao động phi chính thức.
82 Về quản lý, sử dụng và đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội : một số kiến nghị cho dự thảo luật bảo hiểm xã hội (sửa đổi) / Lê Thị Thúy Hương // .- 2024 .- Số 5 (177) - Tháng 5 .- Tr. 93 – 102 .- 340
Quỹ bảo hiểm xã hội (BHXH) là quỹ quan trọng nhất nằm ngoài ngân sách nhà nước, được sử dụng nhằm mục đích chính chi trả các chế độ cho người thụ hưởng trong các trường hợp ốm đau, thai sản, tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp, hưu trí và tử tuất. Do tác động của mộ hình “pay-as-you-go” (tọa thủ, tọa chi) trong sử dụng quỹ BHXH và tốc độ già hóa dân số nhanh ở Việt Nam, quỹ BHXH có thể đối mặt với nguy cơ mất cân đối trong tương lai gần. Chính vì thế, việc sửa đổi, bổ sung các quy định về quản lý, sử dụng và đầu tư quỹ BHXH trong Luật BHXH (sửa đổi) là rất cần thiết. Bài viết trao đổi và góp ý một số nội dung về quản lý, sử dụng và đầu tư quỹ BHXH trong Dự thảo Luật BHXH (sửa đổi).
83 Bổ sung cơ chế xử lý trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong dự thảo luật bảo hiểm xã hội (sửa đổi) / Nguyễn Thị Thu Sương, Ngô Khánh Tùng // .- 2024 .- Số 5 (177) - Tháng 5 .- Tr. 103 – 114 .- 340
Bài viết này phân tích những điểm mới của Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) về cơ chế xử lý hành vi trốn đóng bảo hiểm xã hội dưới góc nhìn so sánh với Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014. Từ đó, bài viết đưa ra một số nhận xét về tính hợp lý trong quy định được đề ra nhằm hưởng đến hoàn thiện cơ chế xử lý hành vi trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, góp phần vào việc bảo đảm quyền lợi của người lao động và thực thi có hiệu quả các quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
84 Giá trị nhân quyền trong triết lý và đạo đức phật giáo và đạo đức phật giáo / Chu Hồng Thanh // .- 2024 .- Số 5 (122) - Tháng 5 .- Tr. 4 – 9 .- 340
Phật giáo truyền thống đã không hề thảo luận rõ ràng về vấn đề nhân quyền và không hề ghi nhận thuật ngữ “nhân quyền” trong triết lý của mình. Tuy nhiên, triết lý và đạo đức đạo Phật thấm đẫm những tư tưởng nhân quyền và điều quan trọng là ngày nay các chức sắc và tín đồ Đạo Phật đều ủng hộ mạnh mẽ các quan điểm và nội dung của Tuyên ngôn Quốc tế nhân quyền UDHR. Quan hệ giữa Phật giáo với nhân quyền, giữa triết lý và đạo đức của Đạo Phật với các giá trị của quyền con người không phải giờ đây mới lần đầu được thảo luận, nhưng là vấn đề còn nguyên tính thời sự cấp thiết, thực sự có ý nghĩa, rất cần được tiếp tục làm rõ.
85 Thời điểm chuyển rủi ro trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế góc nhìn từ luật học so sánh và kiến nghị hoàn thiện pháp luật / Quách Minh Trí // .- 2024 .- Số 5 (177) - Tháng 5 .- Tr. 10 – 14 .- 340
Quá trình vận chuyển, giao nhận hàng hóa trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro, đòi hỏi cần phải có những quy định rõ ràng để xác định thời điểm chuyển rủi ro hàng hóa nhằm hạn chế tranh chấp có thể xảy ra trong khi thực hiện hợp đồng . Công ước 1980 (CISG) và Luật Thương mại năm 2005 của Việt Nam ( Luật Thương mại) đều có những quy định cụ thể, nhưng có sự khác biệt đáng kể về thời điểm chuyển rủi ro trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Trong khi đó, CISG và Luật Thương mại đều có thể là nguồn luật được các bên thỏa thuận áp dụng Luật điều chỉnh khi giao kết hợp đồng hoặc được cơ quan tài phán viện dẫn để giải quyết tranh chấp phát sinh. Bài viết so sánh những điểm giống và khác nhau trong quy định về thời điểm chuyển rủi ro trong hợp đồng mua bán nghị hoàn thiện Luật Thương mại.
86 Bảo đảm bí mật thông tin người tiêu dùng khi sử dụng dịch vụ ngân hàng số ở Việt Nam / Trần Thế Hệ // .- 2024 .- Số 5 (177) - Tháng 5 .- Tr. 15 – 19 .- 340
Trong thời đại công nghệ, sự xuất hiện các ngân hàng số là một xu thế tất yếu. Tuy nhiên, việc sử dụng dịch vụ ngân hàng số của người tiêu dùng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro, đặc biệt là rủi ro về bảo mật thông tin người tiêu dùng. Khi sử dịch vụ ngân hàng số thì thông tin người tiêu dùng dễ bị tiếp cận, đánh cắp cho các mục đích phi pháp. Bài viết làm rõ quy định pháp luật về bảo đảm bí mật thông tin người tiêu dùng, qua đó chỉ ra một số hạn chế, bất cập và đề xuất các giải pháp để hoàn thiện pháp luật về bảo mật thông tin người tiêu dùng khi sử dụng dịch vụ ngân hàng số ở Việt Nam.
87 Thực trạng pháp luật về hợp đồng thương mại điện tử ở Việt Nam và hướng hoàn thiện / Trần Tuân // .- 2024 .- Số 5 (177) - Tháng 5 .- Tr. 20 – 22 .- 340
Hoạt động thương mại điện tử đã góp phần vào sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. Việc ký kết hợp đồng thương mại thông qua phương tiện điện tử giúp giảm chi phí xử lý, giảm thời gian cần thiết, tăng phạm vi giao dịch và phát huy hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, việc thực hiện giao dịch hợp đồng qua phương tiện điện tử thường ẩn chứa nhiều nguy cơ đáng lo ngại. Trong khi đó, văn bản quy phạm pháp luật về hợp đồng thương mại điện tử chưa đầy đủ và còn thiếu quy định liên quan. Bài viết phân tích thực trạng pháp luật về hợp đồng thương mại điện tử ở Việt Nam và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện những quy định này.
88 Nhận diện và giải pháp phòng, chống tội phạm trong thời kỳ chuyển đổi kinh tế số / Vũ Thị Phượng // .- 2024 .- Số 5 (122) - Tháng 5 .- Tr. 23 – 26 .- 340
Cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ, kinh tế số ngày càng có vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế của mỗi quốc gia, Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó. Phát triển kinh tế số gắn liền với đổi mới mô hình tăng trưởng, mô hình kinh tế chia sẻ đi cùng với việc tiềm ẩn nhiều hơn các rủi ro pháp lý, đặc biệt là tội phạm ngày càng trở nên tinh vi và tính chất nghiêm trọng hơn. Nhận diện các loại tội phạm trong thời kỳ chuyển đổi kinh tế số là cơ sở để các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật biết, hiểu và cùng đưa ra những giải pháp phòng ngừa tội phạm, chỉ ra các thách thức đấu tranh phòng chống các loại tội phạm đặc thù trong thời kỳ này, tạo điều kiện cho các nhà hoạch định chính sách, các nhà đầu tư và các chủ thể khác tham gia vào chuỗi kinh tế toàn cầu được hiệu quả, an toàn và bền vững.
89 Hoàn thiện pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động khoáng sản / Phạm Văn Toàn // .- 2024 .- Số 5 (122) - Tháng 5 .- Tr. 27 – 30 .- 340
Tài nguyên khoáng sản có vai trò đặc biệt quan trọng đối với mỗi quốc gia, được quản lý và sử dụng có hiệu quả, nhằm phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội. Do đó, yêu cầu nâng cao hiệu quả công tác quản lý, khai thác nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật trong hoạt động khoáng sản là một trong những nhiệm vụ cần thiết. Bài viết làm rõ thực trạng pháp luật trong quản lý hoạt động khoáng sản và đưa ra kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống vi phạm pháp luật ở nước ta hiện nay.
90 Thu hồi tài sản tham nhũng không qua thủ tục kết tội kinh nghiệm từ một số nước và khả năng áp dụng tại Việt Nam / Lương Thị Hồng Hương, Bùi Lê Hiếu Học // .- 2024 .- Số 5 (122) - Tháng 5 .- Tr. 31 – 36 .- 340
Tại Việt Nam, pháp luật về thu hồi tài sản trong các vụ án tham nhũng còn thực thi gặp khó khăn, chưa thu hồi triệt để tài sản phi pháp. Với bài viết này, nhóm tác giả phân tích cơ chế thu hồi tài sản trong vụ án tham nhũng không qua thủ tục kết tội ở một số nước trên thế giới, qua đó đề xuất một số gợi mở xây dựng và hoàn thiện pháp luật về cơ chế thu hồi tài sản trong vụ án tham nhũng ở nước ta trong thời gian tới. Đồng thời đánh giá ưu và nhược điểm thực tiễn khả năng áp dụng tại Việt Nam về thu hồi tài sản không qua thủ tục kết tội.