CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Luật

  • Duyệt theo:
511 Bảo đảm an toàn pháp lý trong giao dịch bất động sản từ lý luận sở hữu toàn dân về đất đai / Ninh Thị Hiền, Đặng Hùng Võ // Nghiên cứu Lập pháp .- 2023 .- Số 11(483) .- Tr. 21-36 .- 340

Ở Việt Nam, đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Để khai thác hiệu quả nguồn lực từ đất đai, Nhà nước thiết kế các quyền trong cấu trúc quyền sở hữu đất đai, tạo lập các hình thức giao dịch và nội dung quyền đối với hàng hóa bất động sản. Việc lựa chọn công chứng theo mô hình công chứng Latinh là phù hợp cho hoạt động cung cấp dịch vụ công về phòng ngừa tranh chấp cho giao dịch về bất động sản hiện nay tại Việt Nam. Trong bài viết này, các tác giả tập trung phân tích, góp ý về nội dung Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) và Dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) và kiến nghị một số giải pháp mà Nhà nước cần thực hiện để đảm bảo an toàn pháp lý trong giao dịch về bất động sản tại Việt Nam trong thời gian tới.

512 Góp ý một số quy địnhcủa dự thảo Luật kinh doanh bất động sản (sửa đổi) / Huỳnh Thị Kim Thoa, Trần Thị Bích Thục // Nghiên cứu Lập pháp .- 2023 .- Số 11(483) .- Tr. 37-41 .- 340

Dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) được kỳ vọng sẽ khắc phục những bất cập, vướng mắc của pháp luật hiện hành, đảm bảo và nâng cao hơn nữa hiệu lực thực thi quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản. Trong bài viết này, các tác giả phân tích một số quy định trong Dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) nhằm hoàn thiện các quy định này và góp phần tạo sự thống nhất với các luật chuyên ngành quan trọng khác như Luật Đất đai, Luật Nhà ở và các luật khác.

513 Thực tiễn xét xử các vụ án dân sự liên quan đến giao dịch về bất động sản tại Việt Nam / Nguyễn Hải An // Nghiên cứu Lập pháp .- 2023 .- Số 11(483) .- Tr. 42-48 .- 340

Hướng đến đảm bảo an toàn pháp lý trong giao dịch bất động sản mà pháp luật buộc phải công chứng, chứng thực, tác giả của bài viết này nêu thực tiễn xét xử các vụ án dân sự liên quan đến giao dịch bất động sản mang tính phổ biến như: Giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản vô hiệu do giả tạo hoặc giả mạo, giao dịch liên quan đến tài sản chung là bất động sản của vợ chồng do một bên vợ chồng thực hiện và trách nhiệm bồi thường thiệt hại của các đương sự khi văn bản công chứng bất động sản vô hiệu. Trong đó, tác giả tập trung phân tích quy định của pháp luật hiện hành về mỗi nội dung cần đề cập, minh họa vụ án cụ thể về quá trình giải quyết tranh chấp của các cấp tòa án; chỉ ra những tồn tại, bất cập và đưa ra quan điểm nhằm góp phần để mọi giao dịch liên quan đến bất động sản tại Việt Nam minh bạch và an toàn.

514 Bảo đảm an toàn giao dịch về bất động sản: Các mô hình tiêu biểu và khuyến nghị về sự lựa chọn của Việt Nam / Nguyễn Ngọc Điện // Nghiên cứu Lập pháp .- 2023 .- Số 11(483) .- Tr. 49-57 .- 340

Bất động sản là tài sản có giá trị cao và luôn thu hút sự quan tâm của con người. Do thường xuyên chịu các tác động vật chất và pháp lý, bất động sản được cho là một tài sản có tình trạng phức tạp. Giao dịch liên quan đến bất động sản luôn đối mặt với nguy cơ không an toàn. Để giúp các bên có được sự yên tâm khi xác lập, thực hiện giao dịch liên quan đến bất động sản, các nước nỗ lực xây dựng một chế độ pháp lý chặt chẽ đặc trưng bởi việc thiết lập một hệ thống thông tin về bất động sản và đặc biệt là một định chế hỗ trợ người giao dịch. Các mô hình của Đức, Hoa Kỳ và Pháp đang vận hành rất thành công tại nước hữu quan. Việc tìm hiểu các mô hình này sẽ giúp Việt Nam có được kinh nghiệm hữu ích cho việc hoàn thiện hệ thống của mình.

515 Giá trị lịch sử và đương đại từ các cuộc cải cách hành chính thời phong kiến ở Việt Nam / Phạm Thị Duyên Thảo // .- 2023 .- Số 10(482) .- Tr. 3-11 .- 340

Những cuộc cải cách hành chính thời phong kiến ở Việt Nam đã giải quyết phần nào khủng hoảng xã hội đương thời, mang lại những giá trị kinh tế, chính trị nhất định và khẳng định vị thế của nhánh quyền lực hành pháp, hành chính trong bộ máy nhà nước. Tuy nhiên, những cuộc cải cách này lại chưa thể hiện được vai trò là động lực bền vững của sự phát triển, bởi thiếu phù hợp, tương thích với những đòi hỏi mang tính tổng thể của bối cảnh xã hội, đất nước bấy giờ. Những ưu điểm và hạn chế đó, ít nhiều mang lại các giá trị, bài học kinh nghiệm, góp phần hoàn thiện nhận thức và nâng cao hiệu quả cải cách hành chính hiện nay.

516 Hoàn thiện dự án luật viễn thông (sửa đổi) đáp ứng yêu cầu của đảng và đòi hỏi của thực tiễn / Đỗ Đức Hồng Hà, Phùng Văn Huyên // Nghiên cứu Lập pháp .- 2023 .- Số 10(482) .- Tr. 12-17 .- 340

Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đề ra yêu cầu: “Tạo bứt phá trong phát triển hạ tầng công nghệ thông tin, viễn thông, xây dựng, kết nối cơ sở dữ liệu quốc gia... chú trọng phát triển hạ tầng thông tin, viễn thông, tạo nền tảng chuyển đổi số quốc gia, từng bước phát triển kinh tế số, xã hội số”. Để góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn, trong phạm vi bài viết này, các tác giả góp ý hoàn thiện dự thảo Luật Viễn thông (sửa đổi) ngày 31/3/2023 của Chính phủ. nhận thức và nâng cao hiệu quả cải cách hành chính hiện nay.

517 Hoàn thiện khung pháp lý điều chỉnh giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất bằng luật đất đai, bộ luật dân sự và luật nhà ở như thế nào? / Nguyễn Ngọc Điện // Nghiên cứu Lập pháp .- 2023 .- Số 10(482) .- Tr. 18-25 .- 340

Trong điều kiện đất đai thuộc sở hữu toàn dân và Nhà nước đảm nhận tư cách đại diện chủ sở hữu, quyền sử dụng đất chỉ có thể được tạo ra bằng các hành vi chủ động được thực hiện nhân danh Nhà nước mà luật gọi là giao đất và cho thuê đất. Một khi được tạo ra hợp lệ, quyền sử dụng đất trở thành tài sản tư và trên nguyễn tắc, chịu sự chi phối của luật dân sự trong quá trình tham gia giao dịch dân sự. Lâu nay, người soạn thảo Luật Đất đai thực hiện việc xác định nội dung quyền sử dụng đất theo chủ trương người sử dụng đất chi có quyền làm những gi pháp luật cho phép. Trong Luật Đất đai đầu tiến được ban hành năm 1987, quyền sử dụng đặt không có giá trị tài sản và không thể được chuyển nhượng. Theo thời gian, người làm luật dẫn dẫn trao cho người sử dụng đất các quyền cho phép khai thác giá trị kinh tế của đất, bao gồm quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Được coi là một tài sản từ khi có Luật Đất đai năm 1993, quyền sử dụng đất được định dạng theo Luật Đất đai và người sử dụng đất chỉ thực hiện các quyền được Luật Đất đai thừa nhận. Cần định vị Luật Đất đai một cách rõ ràng và hợp lý trong mối quan hệ với các luật khác, đặc biệt là Bộ luật Dân sự và Luật Nhà ở, trong việc kiến tạo khung pháp lý cho việc xác lập và thực hiện quyền sử dụng đất được hình dung như một bất động sản thuộc sở hữu tư nhân.

518 Hoàn thiện quy định của pháp luật về quyền sử dụng đất của hộ gia đình trong kinh tế số / Huỳnh Thị Kim Thoa // Nghiên cứu Lập pháp .- 2023 .- Số 10(482) .- Tr. 26-33 .- 340

Thế chấp quyền sử dụng đất của hộ gia đình đã được Luật Đất đai năm 2013 điều chỉnh băng những quy định cụ thê. Tuy nhiên, việc áp dụng các quy định này còn tồn tại một số hạn chế, bất cập cần được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn và nhất là trong bối cảnh Việt Nam đang chuyển đổi kinh tế số để hoà nhịp với xu hướng chung của thế giới. Việc sửa đổi các quy định liên quan đến hộ gia đình sử dụng đất cũng là một trong những điểm nổi bật của Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

519 Hoàn thiện quy định của pháp luật về thời điểm chuyển quyền sở hữu nhà ở / Bành Quốc Tuấn, Nguyễn Hoàng Anh // Nghiên cứu Lập pháp .- 2023 .- Số 10(482) .- Tr. 34-40 .- 340

Điều 238 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì thời điểm chuyển quyền sở hữu là thời điểm phát sinh quyền sở hữu của người được chuyển giao đối với tài sản được chuyển giao. Lúc này, người được chuyển giao tài sản sẽ thừa hưởng toàn bộ quyền sở hữu đối với tài sản và đồng thời, chịu các trách nhiệm và rủi ro gắn liền với tài sản ấy theo quy định tại Điều 162 Bộ luật Dân sự năm 2015. Tùy thuộc vào tính chất, đặc điểm của từng đối tượng tài sản mà pháp luật lại có những quy định riêng về thời điểm chuyển quyền sở hữu. Trong bài viết này, các tác giả phân tích các quy định của pháp luật hiện hành về thời điểm chuyển quyền sở hữu nhà ở, chỉ ra những bất cập và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi).

520 Một số góp ý nhằm hoàn thiện các quy định của luật nhà ở / Bành Quốc Tuấn, Phan Thị Lan Phương // Nghiên cứu Lập pháp .- 2023 .- Số 10(482) .- Tr. 41-45 .- 340

Việc hoàn thiện các quy định của Luật Nhà ở là thực sự cấp thiết. Điều này không chỉ dừng lại ở việc cụ thể hóa quy định của Hiến pháp năm 2013, mà còn góp phần hoàn thiện khung khổ pháp lý vững chắc bảo đảm quyền có nơi ở của công dân, đáp ứng được yêu cầu của đời sống xã hội, tạo nên đồng thuận xã hội, mang đến sự an tâm cho người dân, làm ổn định xã hội và thúc đẩy tăng trưởng về kinh tế. Trong phạm vi bài viết này, tác giả tập trung phân tích, chỉ ra một số bất cập trong các quy định của Luật Nhà ở hiện hành và kiến nghị hoàn thiện.