CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Luật
491 Nội luật hóa công ước CITES tại Việt Nam những vấn đề cần hoàn thiện / Nguyễn Như Nguyệt // Luật sư Việt Nam .- 2023 .- Số 08 .- Tr. 51-55 .- 340
Bài viết tập trung phân tích khía cạnh xây dựng pháp luật nhằm nội luật hóa các quy định của Công ước và việc phối hợp triển khai của hệ thống tổ chức cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan thực thi Công ước CITES ở Việt Nam thời gian qua và đề xuất hướng hoàn thiện khung pháp lý để thực thi hiệu quả Công ước này.
492 Vị thế người đồng tính và sự hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới ở CuBa / Nguyễn Anh Hùng // Luật sư Việt Nam .- 2023 .- Số 08 .- Tr. 56-62 .- 340
Mấy thập kỷ gần đây, vị thế người đồng tính ở Cuba có nhiều thay đổi tích cực và mạnh mẽ. Tiêu biểu là Hiến pháp mới ban hành tháng 4/2019 đã bình đẳng hóa địa vị của người đồng tính như những công dân bình thường khác và Bộ luật Gia đình mới ban hành tháng 9/2022 đã hợp pháp hóa hỗn nhân đồng giới. Bài viết nghiễn cứu, phân tích, đánh giá về lịch sử vị thế người đồng tính và sự hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới ở Cuba.
493 Kiến nghị sửa đổi nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật xử lý vi phạm hành chính / Cao Vũ Minh // Khoa học pháp lý .- 2023 .- Số 05(165) - Tháng 05 .- Tr. 1-12 .- 340
Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 nằm ở vị trí trung tâm và tạo khung pháp lý rất trọng cho hệ thống pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính. Tuy nhiên, trong phạm vi của một đạo luật thì Luật Xử lý vi phạm hành chính không thể quy định chi tiết các vấn đề liên quan đến đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính; mức xử phạt cụ thể; thời hạn lập biên bản; giao quyền trong xử phạt vi phạm hành chính... Chính vì vậy, Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 đã giao cho Chính phủ quy định chi tiết những nội dung quan trọng này. Trên cơ sở đó, Chính phủ ban hành Nghị định số 118/2021/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012. Bên cạnh những điều khoản tiến bộ, rõ ràng, một số quy định trong Nghị định số 118/2021/NĐ-CP chưa cụ thể hoặc có sự mâu thuẫn, không phù với Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và một số văn bản quy phạm pháp luật khác. Bài viết phân tích những nội dung cần được sửa đổi trong Nghị định số 118/2021/NĐ-CP.
494 Lừa dối kết hôn: cơ sở nhận diện và hưởng hoàn thiện pháp luật / Lê Vĩnh Châu, Ngô Khánh Tùng // Khoa học pháp lý .- 2023 .- Số 05(165) - Tháng 05 .- Tr. 23-34 .- 340
Kết hôn là quyền chính đáng của công dân được Hiến pháp và pháp luật thừa nhận, bảo vệ. Xuất phát từ mục tiêu đảm bảo cho việc xác lập quan hệ hôn nhân lành mạnh và bền vững, thể hiện đúng tinh thần và cơ sở của quan hệ hôn nhân là dựa trên tình yêu chân chính giữa đôi bên, nhà làm luật nghiêm cấm hành vi lừa dối kết hôn. Trong khuôn khổ bài viết, tác giả sẽ phân tích khái niệm, đặc điểm và các cơ sở để nhận diện hành vi lừa dối kết hôn, từ đó, đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về lừa dối kết hôn nhằm hạn chế tình trạng hủy việc kết hôn trái pháp luật do có hành vi lừa dối.
495 Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với các đối tượng mới tạo ra từ cách mạng công nghiệp 4.0 tại Việt Nam / Nguyễn Phương Thảo // Khoa học pháp lý .- 2023 .- Số 05(165) - Tháng 05 .- Tr. 35-49 .- 340
Sự phát triển khoa học – công nghệ song hành cùng yêu cầu bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm sáng tạo mới. Cách mạng công nghiệp 4.0 cùng với những đối tượng mới đã đặt ra yêu cầu hoàn thiện pháp luật nhằm tạo ra hành lang pháp lý bảo hộ thích đáng đối với thành quả lao động sáng tạo của con người. Nội dung bài viết tập trung đánh giá khả năng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với ba đối tượng: trí tuệ nhân tạo và sản phẩm tạo ra từ trí tuệ nhân tạo, NFT, công nghệ in 3D và sản phẩm liên quan đến công nghệ in 3D.
496 Xác định thiệt hại trong tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí / Nguyễn Thị Thu Hằng // Khoa học pháp lý .- 2023 .- Số 05(165) - Tháng 05 .- Tr. 50-61 .- 340
Vấn đề xác định thiệt hại trong tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí có ý nghĩa hết sức quan trọng trong hoạt động tố tụng hình sự. Trải qua thực tiễn thi hành, các quy định của pháp luật có liên quan đã bộc lộ một số điểm còn thiếu sót, hạn chế dẫn đến tình trạng chưa áp dụng thống nhất trong cách thức xác định thiệt hại của các cơ quan tiến hành tố tụng. Bài viết nghiên cứu các quy định của pháp luật tố tụng hình sự hiện hành liên quan đến xác định thiệt hại trong vụ án hình sự và thực tiễn thi hành thông qua một số “đại án”, trên cơ sở đó, tác giả đưa ra một số ý kiến bình luận xoay quanh vấn đề này.
497 Xử lý các hành vi xâm hại tình dục trẻ em trên không gian mạng: hướng dẫn của liên hợp quốc và kinh nghiệm cho Việt Nam / Nguyễn Phương Thảo, Hà Ngọc Quỳnh Anh // Khoa học pháp lý .- 2023 .- Số 05(165) - Tháng 05 .- Tr. 62-79 .- 340
Bài viết trình bày một số văn bản pháp lý nền tảng của Liên hợp quốc về bảo vệ trẻ em khỏi các hành vi bóc lột và lạm dụng tình dục trên không gian mạng; Khái niệm xâm hại tình dục trẻ em trên không gian mạng; Nhận diện những dạng hành vi xâm hại tình dục trẻ em trên không gian mạng; Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về các tội xâm hại tình dục trẻ em và việc thực hiện trên không gian mạng. Bài viết cũng đặt ra những câu hỏi mang tính tranh luận pháp lý về việc nên hay không nên tội phạm hóa một số dạng hành vi về xâm hại tình dục trẻ em trên môi trường mạng, từ đó đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật.
498 Hợp tác trên biển của ASEAN – vai trò, thách thức và giải pháp / Trần Thắng Long // Khoa học pháp lý .- 2023 .- Số 05(165) - Tháng 05 .- Tr. 80-92 .- 340
Hợp tác quốc tế trên biển là một trong những nội dung hợp tác quan trọng trong khuôn khổ Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và là hướng hợp tác chính trong tiến trình hội nhập hưởng đến Cộng đồng ASEAN. Hợp tác trên biển bao gồm nhiều vấn đề hợp tác cụ thể, bảo gồm kết nối hàng hải, an ninh và an toàn hàng hải, tìm kiếm và cứu nạn, an toàn và an ninh của các hệ thống thông tin liên lạc trên biển, quản lý và bảo vệ hệ sinh thái hàng hải, đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường biển và nguồn lợi thủy sản và du lịch sinh thái. Với vị trí địa chính trị và tầm quan trọng đặc biệt về kinh tế, an ninh, quốc phòng, hợp tác giữa các quốc gia ASEAN có tác động không nhỏ đến hòa bình, an ninh và sự ổn định của khu vực và trên thế giới. Mặc dù vậy, hợp tác trên biển của ASEAN đối mặt với những khó khăn và thách thức không nhỏ, đặc biệt là những thách thức đến từ tình thế “tiến thoái lưỡng nan” trong quan hệ giữa các quốc gia ASEAN với những cường quốc trong khu vực và trên thế giới, nỗ lực tìm đến sự cân bằng giữa chủ quyền quốc gia và lợi ích chung của khu vực và hạn chế về mặt thể chế và cơ chế giám sát thực thi những cam kết của các quốc gia thành viên. Bài viết nghiên cứu vai trò và phân tích những thách thức pháp lý tác động đến hợp tác trên biển của ASEAN, từ đó thảo luận về những giải pháp nhằm tháo gỡ các thách thức và thúc đẩy hợp tác trên biển của ASEAN một cách hiệu quả.
499 Một số giải pháp sửa đổi, bổ sung luật kế toán 2015 đáp ứng yêu cầu mới của nền kinh tế trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 và công cuộc chuyển đổi số quốc gia / Đoàn Xuân Tiên // .- 2023 .- Số 238 - Tháng 7 .- Tr. 8-14 .- 340
Luật Kế toán 2015 đã có hơn sáu năm ban hành và áp dụng, từ đó đến nay nền kinh tế và các công nghệ kế toán đã có nhiều thay đổi và phát triển, xuất hiện những vấn đề mới hoặc những vấn đề cần điều chỉnh để phù hợp với hoạt động thực tiễn. Do đó, việc sửa đổi và bổ sung Luật Kế toán 2015 là cần thiết để đảm bảo tính thực tiễn, hiệu quả, phù hợp với điều kiện, yêu cầu mới của nền kinh tế và các vấn đề của cuộc cách mạng 4.0 và chuyển đổi số quốc gia.
500 Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động giám sát của Quốc hội đối với văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan Nhà nước ở Trung ương / Trần Văn Thuân, Hoàng Thị Lệ // Nghiên cứu Lập pháp .- 2023 .- Số 12(484) .- Tr. 3-8 .- 340
Trong phạm vi bài viết này, các tác giả trình bày, công bố kết quả của Đề tài về phần nội dung giải pháp nhằm góp phần tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội đối với văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước ở trung ương ban hành.