CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Luật

  • Duyệt theo:
331 Quản trị công ty theo quy định của pháp luật Australia / Nguyễn Anh Tùng, Đào Tuấn Đức // .- 2023 .- Số 9 - Tháng 9 .- Tr. 53- 55 .- 340

Sau bài học từ hệ lụy của các vụ sụp đổ tại một số công ty lớn trên thế giới do năng lực quản trị còn hạn chế, khái niệm “quản trị công tự” đã và đang trở nên ngày càng phổ biến và nhận được sự quan tâm của không chỉ trong giới nghiên cứu mà còn từ cộng đồng các nhà quản trị và lãnh đạo doanh nghiệp. Bài viết giới thiệu khái quát về quản trị công ty và một số quy định về quản trị công ty cổ phần đại chúng theo pháp luật Australia, một trong những quốc gia có năng lực quản trị công ty tốt nhất thế giới.

332 Luật phá sản và những lưu ý liên quan đến hoạt động xử lý tài sản bảo đảm của ngân hàng / Trần Văn Nhiên // .- 2023 .- Số 9 - Tháng 9 .- Tr. 56- 59 .- 340

Quá trình hành nghề luật sư và thời gian làm việc trong ngành ngân hàng, nhận thấy Luật Phá sản hiện hành có nhiều nội dung chưa phù hợp khi áp dụng vào thực tiễn, trong đó có những quy định liên quan đến hoạt động xử lý tài sản bảo đảm, có thể ảnh hưởng đến quyền lợi của các ngân hàng trong việc xử lý tài sản bảo đảm và thu hồi nợ. Bài viết nêu một số vấn đề cần lưu ý từ thực tiễn thực hiện các quy định của Luật Phá sản liên quan đến những khoản nợ có bảo đảm của ngân hàng.

333 Kỹ thuật văn bản và bộ tiêu chuẩn kỹ thuật văn bản / Nguyễn Ngọc Hòa // .- 2023 .- Số 15 - Kỳ 1 - Tháng 8 .- Tr. 3- 20 .- 340

Trên cơ sở phân tích các yêu cầu của kỹ thuật văn bản để đảm bảo tính chính xác, rõ ràng, dễ hiểu, dễ thực hiện của bộ luật/luật, tác giả của bài viết đề xuất Bộ tiêu chuẩn kỹ thuật văn bản gồm 6 tiêu chuẩn với 50 tiêu chí khác nhau và giải thích các tiêu chí này qua phân tích ví dụ về trường hợp không đáp ứng yêu cầu của tiêu chí.

334 Trách nhiệm pháp lý liên quan đến trí tuệ nhân tạo trong việc xử lý dữ liệu cả nhân – pháp luật liên minh Châu âu và gợi mở cho Việt Nam / Trần Kiên, Hồ Minh Thành // .- 2023 .- Số 08(168) - Tháng 08 .- Tr. 38- 48 .- 340

Trí tuệ nhân tạo (artificial intelligence) đang đặt ra một thách thức đáng kể đối cơ chế pháp lý dân sự và sở hữu trí tuệ hiện hành trên toàn cầu. Với việc áp dụng các công nghệ liên quan đến trí tuệ nhân tạo, các nguy cơ tiềm ẩn liên quan đến việc xử lý dữ liệu cá nhân luôn là mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia. Liên minh châu Âu (European Union, EU) đã đi đầu trong việc đưa ra một quy định thống nhất chung về bảo vệ dữ liệu là Quy định chung về Dữ liệu cá nhân (General Data Protection Regulation, GDPR). Quy định đã được ban hành nhằm gia tăng nghĩa vụ và trách nhiệm đối với các tổ chức và doanh nghiệp trong cách họ thu thập, sử dụng và bảo vệ dữ liệu cá nhân trong bối cảnh các công nghệ mới nổi như công nghệ trí tuệ nhân tạo. Chính vì vậy, để góp phần hoàn thiện pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân trong bối cảnh hiện nay, bài viết sẽ tập trung vào việc phân tích những thách thức được đặt ra từ công nghệ trí tuệ nhân tạo đối với việc bảo vệ dữ liệu cá nhân. Bên cạnh đó, bài viết cũng phân tích các quy định pháp luật của EU đối với trách nhiệm pháp lý của các bên trong xử lý dữ liệu cá nhân, từ đó đưa ra những kiến nghị phù hợp cho pháp luật Việt Nam.

335 Hợp đồng pháp lý thông minh: Vấn đề hình thức giao kết hợp đồng theo pháp luật Việt Nam / Ngô Đình Thiện, Nguyễn Lê Hoài // .- 2023 .- Số 08(168) - Tháng 08 .- Tr. 49- 60 .- 340

Bài viết trình bày và phân tích tính khả thi của hình thức giao kết hợp đồng pháp lý thông minh (smart legal contract) trên các nền tảng công nghệ số cái phân tán (distributed ledger technology - DLT) như công nghệ chuỗi khối (blockchain technology). Tù đó, bài viết sẽ làm rõ các vấn đề pháp lý liên quan đến hình thức giao kết hợp đồng pháp lý thông minh theo quy định pháp luật hợp đồng của Việt Nam và các học thuyết về hợp đồng phổ biến.

336 Quyền tác giả đối với tác phẩm được tạo ra từ trí tuệ nhân tạo / Đặng Thái Bình, Nguyễn Trọng Luận // .- 2023 .- Số 08(168) - Tháng 08 .- Tr. 61- 71 .- 340

Trong những năm gần đây, sự phát triển nhanh chóng của toàn cầu hóa và khoa học công nghệ trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đã tạo nên những thay đổi đáng kể trong mọi mặt của đời sống xã hội. Trong lĩnh vực quyền tác giả, các tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được tạo ra từ trí tuệ nhân tạo (artificial intelligence - AI) xuất hiện ngày càng nhiều. Điều này đã đặt ra nhiều vấn pháp lý như khả năng bảo hộ quyền tác giả đối với các tác phẩm này, xác định tư cách pháp lý của AI và chủ thể quyền tác giả đối với các tác phẩm được tạo ra tù AI. Bài viết tập trung phân tích những vấn đề pháp lý liên quan đến bảo hộ quyền tác giả đối với các tác phẩm được tạo ra từ AI trên cơ sở nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm từ một số quốc gia phát triển và đưa ra những đề xuất cho Việt Nam về vấn đề này.

337 Trách nhiệm của trí tuệ nhân tạo: quy định của pháp luật cộng hòa pháp về phần mềm hỗ trợ quyết định và chẩn đoán y tế và kinh nghiệm cho Việt Nam / Nguyễn Hoàng Thái Hy, Nguyễn Phượng An // .- 2023 .- Số 08(168) - Tháng 08 .- Tr. 71- 86 .- 340

Kết hợp trí tuệ nhân tạo (artificial intelligence - AI) và y học có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của toàn ngành y, đặc biệt về việc cải thiện chất lượng khám, chữa bệnh. Dù vậy, sự phát triển này lại đặt ra câu hỏi về sự thích ứng của các quy tắc pháp lý được áp dụng trong trường hợp thiệt hại do các công nghệ này gây ra. Tại Pháp, một quốc gia tiên phong trong việc nghiên cứu và phát triển pháp luật công nghệ, vấn đề quy định về trách nhiệm pháp lý đối với AI đang là một vấn đề tranh gây tranh cãi giữa hai trường phái. Một bên cho rằng AI phải được công nhận như một chủ thể pháp luật và chịu trách nhiệm pháp lý như các chủ thể khác. Nhưng cũng có nhiều ý kiến cho rằng pháp luật hiện hành vẫn có thể điều chỉnh việc sử dụng AI trong hoạt động khám chữa bệnh chỉ với các điều chỉnh phù hợp. Bài viết này sẽ đánh giá về mặt lý luận cả hai quan điểm “cải tổ” và “điều chỉnh” pháp luật hiện hành mà giới khoa học Pháp đã và đang tranh luận sôi nổi. Đồng thời, cũng sẽ phân tích những hạn chế trong việc áp dụng pháp luật Pháp hiện hành trong lĩnh vực y tế đối với trách nhiệm pháp lý có liên quan đến AI về đưa ra những kinh nghiệm lập pháp cho Việt Nam.

338 Thực tiễn áp dụng pháp luật Đức và Hoa Kỳ về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xe tự lái gây ra – một số kinh nghiệm cho Việt Nam / Phạm Thị Hiển // .- 2023 .- Số 08(168) - Tháng 08 .- Tr. 87- 101 .- 340

Ngày nay, các công nghệ xe tự lái và hệ thống hỗ trợ người lái tiên tiến đang có khả năng mang lại nhiều lợi ích to lớn cho xã hội. Xe tự lái được dự đoán tạo ra cuộc cách mạng giúp cải thiện khả năng di chuyển trong tương lai. Tuy nhiên, các tai nạn do xe tự lái gây ra vẫn có khả năng xảy ra. Bài viết này thảo luận những khía cạnh pháp lý để xác định chủ thể nào sẽ phải chịu trách nhiệm trong trường hợp xảy ra tai nạn do xe tự lái gây ra. Bài viết này tập trung làm rõ: (i) Khái quát về xe tự lái và trách nhiệm pháp lý liên quan xe tự lái; (ii) Quy định của pháp luật Đức và Hoa Kỳ về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xe tự lái gây ra; (ii) Một số kinh nghiệm cho Việt Nam.

339 Phát triển khung pháp lý về xe tự lái cho Việt Nam: Từ kinh nghiệm của cộng hòa Pháp / Trần Việt Dũng, Lê Trần Quốc Công // .- 2023 .- Số 08(168) - Tháng 08 .- Tr. 102- 114 .- 340

Xe tự lái đã và đang trở thành một trong những phát minh làm thay đổi cách con người di chuyển. Với một hệ thống điều khiển tích hợp trí tuệ nhân tạo (artificial intelligence - AI), lợi ích đầu tiên mà một chiếc xe tự lái mang lại đó là hạn chế sự cẩu thả do con người tạo ra khi lái xe. Các công nghệ hỗ trợ người lái hay kể cả là thay thế người lái bằng một máy tính với độ chính xác cao sẽ làm giảm tỷ lệ rủi ro gây tai nạn do bất cẩn của người điều khiển phương tiện. Dù Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên trong khu vực ASEAN nghiên cứu và sản xuất xe ô tô tự lái, đến nay vẫn chưa có quy định pháp luật trực tiếp điều chỉnh loại phương tiện giao thông này. Tác giả sẽ đặt ra một số vấn đề cần giải quyết cho bối cảnh Việt Nam và tìm kiếm câu trả lời từ pháp luật của Pháp, một trong các quốc gia đi đầu trên thế giới về phát triển pháp luật công nghệ và đặc biệt là cho xe tự lái.

340 Nghiên cứu so sánh về một số mô hình và hệ thống pháp luật - Góc nhìn từ lịch sử và quá trình xây dựng, hoàn thiện pháp luật ở Việt Nam / Phan Trung Hoài/ // .- 2023 .- Số 9 - Tháng 9 .- Tr. 4- 9 .- 340

Với góc độ là người hành nghề luật, va đập trong đời sống và tố tụng, tác giả bài viết nhận thức đặc biệt quan trọng của pháp luật, nhất là trong điều kiện Việt Nam đang hướng đến phát triển nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, từng bước tạo lập vị thế trong dòng chảy mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên, những giá trị đặc biệt mà pháp luật mang lại như một công cụ hữu hiệu điều chỉnh các quan hệ xã hội có thể bị biến dạng khi các chủ thể thực thi và áp dụng pháp luật nhận thức không đúng và không đầy đủ dẫn đến vi phạm pháp luật, làm tổn hại đến sự phát triển lành mạnh của nền kinh tế đất nước. Trong đó, một phần còn do những mâu thuẫn nội tại của bản thân nền kinh tế, sự và đập và bất cập do pháp luật không theo kịp dòng chảy của đời sống, chưa thật sự vì con người và cho con người. Xuất phát từ cách tiếp cận nêu trên, qua bài viết, tác giả nêu lên một số ý kiến về việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật nhìn từ lịch sử Việt Nam và một số nước có nghề luật phát triển, từ đó hướng đến việc tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho các doanh nghiệp tận hiến vì sự phát triển kinh tế - xã hội, vun đắp hòa khí của đất nước, vì sự an bình của người dân.