Thực trạng pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai và giải pháp hoàn thiện
Tác giả: Lưu Quốc TháiTóm tắt:
Tranh chấp đất đai là hiện tượng phổ biến xảy ra trong đời sống xã hội. Đặc biệt, kể từ khi quyền sử dụng đất (QSDĐ) được coi là hàng hóa thì các tranh chấp về đất đai ngày càng trở nên phức tạp. Trong quá trình thực hiện kế hoạch thay đổi Luật Đất đai, Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã có một số nội dung mới liên quan đến vấn đề giải quyết tranh chấp đất đai đáng được ghi nhận. Tuy nhiên, theo Luật Đất đai 2024 mới vừa được Quốc hội thông qua ngày 18/01/2024 (có hiệu lực từ 01/01/2025) thì vấn đề này hầu như không có gì mới so với quy định của Luật Đất đai 2013 hiện hành. Vì vậy, bài viết này sẽ phân tích, đánh giá các quy định của pháp luật hiện hành liên quan đến tranh chấp đất đai, như: khái niệm tranh chấp đất đai, thẩm quyền, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai, đường lối giải quyết tranh chấp đất đai, nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai trong thời gian tới.
- Hiệu lực của Quyền Hiến định trong lĩnh vực luật tư: Xu thế nghiên cứu trên thế giới và triển vọng ở Việt Nam
- Hoàn thiện pháp luật xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu
- Kinh nghiệm một số quốc gia về cơ chế kiểm soát các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp
- Bất cập về thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai: Một số kiến nghị hoàn thiện
- Thực trạng pháp luật và tính pháp lý của tiền ảo ở Việt Nam hiện nay