CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Luật
351 Hoàn thiện pháp luật về tổ chức nhân sự trong mô hình chính quyền đô thị ở Thành phố Hồ Chí Minh / Lê Việt Sơn, Trương Thị Minh Thùy // Khoa học pháp lý .- 2023 .- Số 06(166) .- Tr. 83-92 .- 340
Bài viết phân tích quy định của pháp luật về tổ chức nhân sự trong mô hình chính quyền đô thị ở Thành phố Hồ Chí Minh. Trên cơ sở đó, bài viết chỉ ra một số điểm bất cập trong quy định của pháp luật và đề xuất một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật.
352 Kiểm soát của chính phủ đối với chính quyền đô thị tại thành phố Hồ chí minh trong việc thực hiện quyền lực nhà nước / Nguyễn Văn Trí, Phạm Thị Phương Thảo // Khoa học pháp lý .- 2023 .- Số 06(166) .- Tr. 93-102 .- 340
Với các quy chế pháp lý đặc thù do chính quyền trung ương ban hành, tổ chức chính quyền đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh đã đạt được những thành quả nhất định, phát huy được những tiềm năng của trung tâm lớn hàng đầu cả nước về kinh tế, văn hóa, xã hội. Cùng với việc tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm, sự phân cấp, phân quyền thì hoạt động kiểm soát quyền lực của chính quyền trung ương nói chung và sự kiểm soát của Chính phủ nói riêng đối với việc thực hiện quyền lực nhà nước của chính quyền ở đô thị này là yêu cầu hết sức cần thiết. Bài viết này phân tích hoạt động kiểm soát của Chính phủ đối với chính quyền đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh trong việc thực hiện quyền lực nhà nước hiện nay và đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động này.
353 Mô hình “thị trưởng” trong tổ chức chính quyền đô thị ở các thành phố lớn trên thế giới và một số gợi mở cho Thành phố Hồ Chí Minh / Nguyễn Thanh Quyên, Huỳnh Thị Hồng Nhiên // Khoa học pháp lý .- 2023 .- Số 06(166) - Tháng 6 .- Tr. 103-114 .- 340
Bài viết tập trung phân tích về mô hình “Thị trưởng” trong việc tổ chức chính quyền đô thị ở một số thành phố lớn trên thế giới như Bắc Kinh (Trung Quốc), New York (Hoa Kỳ) và Seoul (Hàn Quốc) ở các phương diện như: tên gọi của mô hình tổ chức chính quyền đô thị; nguồn gốc hình thành; cơ cấu tổ chức; cách thành lập và thẩm quyền. Từ đó, bài viết đưa ra một số nhận xét về mô hình tổ chức chính quyền đô thị từ các thành phố lớn này. Trên cơ sở đó, bài viết cũng đặt ra và giải quyết vấn đề liên quan đến đổi mới tổ chức chính quyền đô thị ở Thành phố Hồ Chí Minh thông qua việc đưa ra một số gợi mở cho việc đổi mới tổ chức chính quyền đô thị ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.
354 Giám sát của hội đồng nhân dân trong cơ chế pháp lý kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam hiện nay – lý luận và thực tiễn / // Khoa học pháp lý .- 2023 .- Số 07(167) - Tháng 07 .- .- 340
Hội đồng nhân dân (HĐND) là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và các cơ quan nhà nước cấp trên. Giám sát của HĐND có vai trò quan trọng trong cơ chế pháp lý kiểm soát quyền lực nhà nước. Bài viết phân tích hoạt động giám sát của HĐND trong cơ chế pháp lý kiểm soát quyền lực nhà nước và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện.
355 Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động – Kinh nghiệm của Đan Mạch và Estonia/ / Hoàng Minh Hội // Khoa học pháp lý .- 2023 .- Số 07(167) - Tháng 07 .- Tr. 15-26 .- 340
Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động ảnh hưởng đến sự linh hoạt trong sử dụng lao động và vấn đề đảm bảo công việc cho người lao động. Quy định về lý do đơn phương, thời gian báo trước, mức trợ cấp /bồi thường càng chặt chẽ sẽ làm tăng chi phí chấm dứt hợp đồng lao động đồng thời hạn chế sự tự do của người sử dụng lao động trong việc tăng giảm lao động. Do vậy, việc thiết kế quy định nhằm cân bằng bằng quyền lợi cho người sử dụng lao động và cả người lao động là rất cần thiết. Bài viết này phân tích quy định về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của Đan Mạch và Estonia để lý giải sự khác biệt trong quy định pháp luật của hai quốc gia này nhằm đưa ra những gợi mở cho Việt Nam.
356 Tranh chấp đầu tư quốc tế liên quan tới quyền sở hữu trí tuệ - một số lưu ý đối với Việt Nam / Nguyễn Thị Anh Thơ, Nguyễn Minh Huyền // Khoa học pháp lý .- 2023 .- Số 07(167) - Tháng 07 .- Tr. 27- 41 .- 340
Hiệp định đầu tư quốc tế (HĐĐTQT) cho phép nhà đầu tư nước ngoài khiếu kiện chính phủ nước tiếp nhận đầu tư ra hội đồng trọng tài quốc tế. Cho đến nay, khá nhiều tranh chấp giữa nhà đầu tư và chính phủ nước tiếp nhận đầu tư đã được khởi xướng, bởi định nghĩa về khoản đầu tư được trải rộng trên nhiều lĩnh vực, và quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) là một trong số đó. Bài viết sẽ phân tích một số vụ tranh chấp đầu tư quốc tế có đối tượng tranh chấp là quyền SHTT, sau đó đánh giá ảnh hưởng của chúng tới sự cân nhắc của các quốc gia trong việc ban hành, áp dụng những chính sách vì mục đích cộng đồng. Đồng thời, bài viết cũng xem xét một số định nghĩa về khoản đầu tư hợp pháp được bảo vệ trong các HĐĐTQT, và so sánh với quy định về đầu tư quốc tế của Việt Nam hiện tại để đánh giá sự phù hợp.
357 Một số vấn đề chưa được quy định rõ trong công ước của liên hợp quốc về luật biển năm 1982 và tác động đến việc giải quyết tranh chấp về biển / Trần Thăng Long // Khoa học pháp lý .- 2023 .- Số 07(167) - Tháng 07 .- Tr. 42- 53 .- 340
Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển (United Nations Convention on the Law of the Sea - UNCLOS) có vai trò rất quan trọng và thường được coi là “hiến pháp của các đại dương”. Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển (United Nations Convention on the Lau of the Sea Mặc dù vậy, UNCLOS có một số vấn đề chưa được quy định một cách rõ ràng và thấu đảo dẫn đến các khó khăn và phức tạp trong việc giải thích và áp dụng trong thực tiễn, cũng như đặt ra nhiều thách thức trong việc áp dụng chúng để giải quyết các tranh chấp quốc tế. Bài viết này tập trung vào các vấn đề mà UNCLOS chưa quy định một cách rõ ràng, bao gồm: (i) cơ sở pháp lý cho những lập luận về danh nghĩa lịch sử; (ii) quy chế pháp lý của đảo và các thực thể nhân tạo trên biên; (iii) đường cơ sở thẳng. Trên cơ sở đó, bài viết bàn về một số giải pháp cho vấn đề này.
358 Sự chuyển đổi của giải quyết tranh chấp thay thế: từ hình thức truyền thống sang giải quyết tranh chấp trực tuyến / Nguyễn Thị Thu Thảo // Khoa học pháp lý .- 2023 .- Số 07(167) - Tháng 07 .- Tr. 64- 75 .- 340
Bài viết này phân tích sự dịch chuyển của phương pháp giải quyết tranh chấp từ tư pháp truyền thống sang tư pháp kỹ thuật số. Bài viết trước hết đề cập đến mối quan hệ giữa luật pháp, công nghệ và giải quyết tranh chấp thông qua khái niệm giải quyết tranh chấp trực tuyến. Sau đó, tác giả phân tích khái niệm công lý kỹ thuật số (digital justice).
359 Áp dụng quy phạm bắt buộc trong giải quyết xung đột pháp luật cho quan hệ lao động có yếu tố nước ngoài / Phan Hoài Nam // .- 2023 .- Số 07(167) - Tháng 07 .- Tr. 76- 83 .- 340
Quan hệ lao động mà cụ thể là quan hệ hợp đồng lao động có yếu tố nước ngoài ngày càng phát triển trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam và thế giới. Khung pháp luật điều chỉnh vấn đề giải quyết xung đột pháp luật cho quan hệ pháp luật đặc thù này cần được hoàn thiện nhằm đảm bảo sự đồng bộ và thống nhất trong các quy định của pháp luật có liên quan, mà cụ thể là giữa Bộ luật Dân sự năm 2015 và Bộ luật Lao động năm 2019. Bài viết sau đây sẽ làm rõ nội dung cần điều chỉnh nhằm giúp cho vấn đề xác định pháp luật áp dụng cho quan hệ pháp luật này ngày càng hiệu quả.
360 Hội nghị La Haye về tư pháp quốc tế và những thay đổi trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 – một số giá trị tham khảo cho Việt Nam / Lê Xuân Tùng, Trần Thị Thu Ngân // Khoa học pháp lý .- 2023 .- Số 07(167) - Tháng 07 .- Tr. 84- 97 .- 340
Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (sau đây gọi tắt là Cách mạng công nghiệp 4.0) cùng nền kinh tế số đã tạo ra nhiều thay đổi quan trọng trong pháp luật các quốc gia và pháp luật quốc tế. Trong lĩnh vực tư pháp quốc tế, các bài toán liên quan đến thẩm quyền, luật áp dụng, công nhận và cho thi hành, hợp tác pháp lý sẽ càng trở nên đa dạng hơn so với trước đây. Hội nghị La Haye về tư pháp quốc tế, thiết chế lâu đời nhất về tư pháp quốc tế, cũng như từng quốc gia thành viên không nằm ngoài làn sóng của cuộc cách mạng công nghiệp này. Bài viết đánh giá một số thay đổi của Hội nghị La Haye trong cách mạng công nghiệp 4.0, qua đó đưa ra một số giá trị tham khảo cho Việt Nam, một thành viên tích cực của Hội nghị.