CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Luật

  • Duyệt theo:
341 Thực hành dân chủ và tăng cường pháp chế, bảo đảm kỷ cương xã hội / Ngô Thị Mai Linh // .- 2023 .- Số 9 - Tháng 9 .- Tr. 10- 12 .- 340

Thực hiện pháp luật là một trong những cơ chế để giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng cường pháp chế, bảo đảm kỷ cương xã hội. Trên cơ sở phân tích thực trạng thực hiện các quy định của Hiến pháp và pháp định về thực hành dân chủ nhằm tăng cường kỷ cương pháp chế trong thời gian tới. luật chủ ở nước ta trong thời gian qua, bài viết nêu ra một số vấn đề cần lưu ý để thực hiện tốt các quy định của pháp luật về thực hành dân chủ nhằm tăng cường kỷ cương pháp chế trong thời gian tới.

342 Một số điểm mới trong công tác lập pháp nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn / Nguyễn Thị Mai Hoa // .- 2023 .- Số 9 - Tháng 9 .- Tr. 13- 15 .- 340

Lập pháp là một trong những chức năng quan hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước; phát Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa phù hợp hrong công tác lập pháp của Quốc hội khóa XV mọng của chất, tạo cơ sở pháp lý đồng bộ cho việc đổi mớitrọng nhất của Quốc hội. Trong thời kỳ hội nhập và phát triểnhuy dân chủ, thúc đẩy phát triển kinh tế, xây dựng với thực tiễn và thông lệ quốc tế. Bài viết đánh giá một số kết quả đạt được qua nửa nhiệm kỳ, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm nhằm tiếp tục hoàn thiện đồng bộ thể chế, tạo lập khuôn khổ pháp lý vững chắc để đất nước hội nhập và phát triển bền vững.

343 Đổi mới mô hình tố tụng hình sự để tránh oan sai / Nguyễn Văn Đức // .- 2023 .- Số 9 - Tháng 9 .- Tr. 16- 20 .- 340

Người bị buộc tội oan là điều gây nhức nhối cho xã hội, không chỉ xâm phạm trực tiếp hợp pháp của người bị kết án mà còn làm cho niềm tin của xã hội vào một nền tư pháp trong sạch, liêm chính, nghiêm minh bị giảm sút. Trong một Nhà nước pháp quyền, việc xây dựng một nền tư pháp chuyên nghiệp, trong đó “tòa án là trung tâm, xét xử là trọng tâm và tranh tụng là đột phá” là một đòi hỏi cấp thiết hiện nay. Quan điểm chỉ đạo của Đảng về việc xây dựng một nền tư pháp hiện đại, chuyên nghiệp, trong sạch, thi công lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà nước, tổ chức cá nhân được khẳng định tại Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 09/11/2022. Muốn làm được điều này, các cơ quan có thẩm quyền cần xem xét đổi mới mô hình tổ tụng hình sự hiện hành (tố tụng thẩm vấn pha trộn tranh tụng) bằng một mô hình khác, tiến bộ hơn, hạn chế những khiếm khuyết mà mô hình này đã bộc lộ trong thời gian qua.

344 Có nên công nhận tư cách tác giả của trí tuệ nhân tạo trong bảo hộ sáng chế và quyền tác giả? / Nguyễn Trần Hải Đăng // .- 2023 .- Số 10 .- Tr. 10 - 14 .- 340

Trí tuệ nhân tạo (AI) ngày càng hiện diện nhiều hơn trong mọi lĩnh vực đời sống. Tuy nhiên, khác với những thành tựu khoa học và công nghệ trước đó, như máy tính, điện thoại, internet…, vốn dĩ được con người xem như một công cụ đơn thuần, AI lại đang gây ra tranh cãi về việc nên đối xử với chúng như một công cụ hay một chủ thể. Dưới góc nhìn pháp lý nói chung, tư cách pháp lý của AI cũng đang khiến các nhà làm luật tốn nhiều giấy mực. Đặc biệt, trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ (SHTT), sự tham gia của AI vào các hoạt động sáng tạo, vốn được xem là lãnh địa riêng của con người cũng đã đặt ra một câu hỏi hóc búa, rằng có nên công nhận tư cách tác giả của AI trong việc bảo hộ sáng chế và quyền tác giả hay không?

345 Bảo hộ giải pháp hữu ích: Những ưu điểm mà chủ đơn cần quan tâm / Nguyễn Thuỳ Linh // .- 2023 .- Số 10 .- Tr. 15 - 18 .- 340

Bài viết phân tích chi tiết về bảo hộ GPHI tại Việt Nam, qua đó giúp cho người đọc có cái nhìn tổng quan hơn về việc bảo hộ đối tượng này theo pháp luật sở hữu trí tuệ (SHTT), từ đó có sự vận dụng, lựa chọn để tối ưu hóa khả năng được cấp văn bằng bảo hộ (VBBH) độc quyền.

346 Kinh nghiệm về thực hành phòng chống rửa tiền tại một số quốc gia - bài học cho Việt Nam / Phạm Tiến Đức // .- 2023 .- Số 15 .- Tr. 66-71 .- 340

Phòng, chống rửa tiền (PCRT) là một trong những vấn đề quan tâm được đặt lên hàng đầu của các quốc gia trên thế giới. Hoạt động rửa tiền là một hoạt động phi pháp, bao gồm các hành vi tẩy trắng tiền từ các hoạt động tội phạm và đưa vào các kênh tài chính hợp pháp. Điều này góp phần làm mất đi tính minh bạch, trung thực của hệ thống tài chính, dẫn đến ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế và xã hội. Ở Việt Nam, PCRT là một trong những ưu tiên hàng đầu của chính phủ. Các cơ quan chức năng đã áp dụng các biện pháp PCRT để đảm bảo an toàn cho hệ thống tài chính và kinh tế, bao gồm việc tăng cường giám sát, kiểm tra và xử lý các hoạt động khả nghi. Bài viết tập trung tìm hiểu kinh nghiệm thực hành PCRT tiền tại Mỹ, Anh, Úc, Nhật Bản, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả công tác PCRT cho Việt Nam.

347 Xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do trí tuệ nhân tạo gây ra – kinh nghiệm của liên minh Châu Âu cho Việt Nam / Nguyễn Thị Hoa // Khoa học pháp lý .- 2023 .- Số 08(168) - Tháng 08 .- Tr. 1- 11 .- 340

Trong kỷ nguyên về công nghệ 4.0, trí tuệ nhân tạo (artificial intelligence - AI) là chủ đề đang được chú ý thảo luận. AI đang hứa hẹn mang đến cho con người nhiều lợi ích khác nhau trong sinh hoạt và công việc. Nhận thức được tầm quan trọng đó, ngày 26/01/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 127/QĐ-TTg ban hành Chiến lược quốc gia về Nghiên cứu, phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo đến năm 2030, nhấn mạnh nhiệm vụ“xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật tạo hành lang pháp lý thống thoảng đáp ứng yêu cầu thúc đẩy nghiên cứu, phát triển và ứng dụng AI vào cuộc sống”. Bài viết này nghiên cứu một số vấn đề pháp lý về bồi thường thiệt hại phát sinh từ việc ứng dụng AI trong trường hợp AI có những thiếu sót như “một con người” và gây thiệt hại. Bài viết này nghiên cứu hệ thống pháp luật của một trong những khu vực kinh tế hàng đầu thế giới là Liên minh châu Âu, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

348 Chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do trí tuệ nhân tạo gây ra / Nguyễn Thị Hoa // Khoa học pháp lý .- 2023 .- Số 08(168) - Tháng 08 .- Tr. 12- 26 .- 340

Xã hội ngày càng phát triển, nhiều máy móc, thiết bị kỹ thuật cao, nhiều sản phẩm như robot, thiết bị công nghệ cao đã được chế tạo ra từ trí tuệ nhân tạo (artificial intelligence - AI). AI có thể được tích hợp khả năng xử lý “thông minh”, vận hành chính xác, nhưng cũng không thể tránh khỏi những kiếm khuyết về kỹ thuật - công nghệ, và không thể loại trù được hết nguy cơ gây thiệt hại cho người khác và xã hội vì AI là sản phẩm do con người tạo ra, điều khiển. Vấn đề đặt ra là, khi AI gây thiệt hại, thì ai phải gánh chịu trách nhiệm pháp lý. Dựa vào lý luận về năng lực chủ thể và trách nhiệm pháp lý, bài viết phân tích những quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, có so sánh với pháp luật của châu Âu về xác định chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, từ đó rút ra được những kinh nghiệm hữu ích áp dụng cho Việt Nam về chủ thể bồi thường thiệt hại do AI gây ra.

349 Một số quy định trong Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 và góp ý hoàn thiện Dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) / Đỗ Mạnh Phương // Ngân hàng .- 2023 .- Số 18 - Tháng 9 .- Tr. 34-38 .- 340

Luật Các tổ chức tín dụng (TCTD) năm 2010 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) sau hơn 12 năm thực hiện đã bộc lộ những hạn chế, bất cập nhất định. Hiện nay, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã soạn thảo Dự thảo Luật Các TCTD (sửa đổi), dự kiến Chính phủ sẽ trình Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 6 (tháng 10/2023). Bài viết nghiên cứu, phân tích, đánh giá một số quy định của Luật Các TCTD năm 2010 và những nội dung tương ứng trong Dự thảo Luật Các TCTD (sửa đổi), từ đó đưa ra một số góp ý với Dự thảo này.

350 Tính bất khả thi của một số quy định về lao động giúp việc gia đình trong Bộ luật Lao động năm 2019 / Huỳnh Thị Minh Duyên // .- 2023 .- Số 02 (57) - Tháng 4 .- Tr. 146-153 .- 340

Đánh giá tính bất khả thi của một số quy định về lao động giúp việc gia đình trong Bộ luật Lao động sửa đổi, bổ sung năm 2019.