CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Luật

  • Duyệt theo:
321 Khái niệm và bản chất của trách nhiệm hiến pháp / Nguyễn Cảnh Hợp // .- 2023 .- Số 09 (169) - Tháng 9 .- Tr. 1- 10 .- 340

Trách nhiệm hiến pháp là vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt đối với bảo đảm hiệu lực của hiến pháp. Ở Việt Nam, trách nhiệm hiến pháp chưa được nghiên cứu một cách cơ bản. Các vấn đề như khái niệm, bản chất, vai trò, căn cứ phát sinh, chủ thể chịu trách nhiệm, chế tài, thẩm quyền và thủ tục xử lý đều chưa được nghiên cứu cụ thể. Bài viết này trình bày khái niệm và bản chất của trách nhiệm hiến pháp.

322 Công nghệ nhận diện khuôn mặt - những vấn đề đặt ra đối với quyền riêng tư và bảo vệ dữ liệu cá nhân / Nguyễn Quỳnh Trang // .- 2023 .- Số 09 (169) - Tháng 9 .- Tr. 11- 22 .- 340

Nhờ vào tính đặc thù, khuôn mặt trở thành phương tiện sinh trắc học được sử dụng rộng rãi trong đời sống hiện nay. Bên cạnh những lợi ích mà công nghệ nhận diện khuôn mặt mang lại, việc sử dụng công nghệ này ngày càng cho thấy nhiều tác động ảnh hưởng đến quyền riêng tư của cá nhân. Bài viết phân tích một số vấn đề mà quá trình sử dụng công nghệ nhận diện khuôn mặt đặt ra đối với quyền con người, tập trung vào quyền riêng tư về dữ liệu cá nhân, tham khảo kinh nghiệm một số quốc gia và đề xuất kiến nghị cho pháp luật Việt Nam.

323 Sự tương thích giữa dự thảo luật đất đai sửa đổi, bộ luật dân sự năm 2015 và các luật chuyên ngành có liên quan / Nguyễn Minh Hàng // .- 2023 .- Số 09 (169) - Tháng 9 .- Tr. 38- 46 .- 340

Với định hướng xây dựng và hoàn thiện Luật Đất đai góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, việc nghiên cứu đề xuất xây dựng một hệ thống quy định thật chặt chế bằng chính luật chuyên ngành để điều chỉnh chi tiết các quan hệ dân sự liên quan từ thời điểm xác lập đến khi chấm dứt quyền sử dụng đất là rất cần thiết. Bài viết đánh giá một số quy định trong Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi nhằm đề xuất kiến nghị hoàn thiện pháp luật đất đai, đảm bảo sự tương thích trong mối quan hệ giữa Bộ luật Dân sự năm 2015 (luật chung) và các luật chuyên ngành có liên quan.

324 Định hưởng hoàn thiện pháp luật về giao đất, cho thuê đất trong điều kiện kinh tế thị trường của Việt Nam hiện nay / Trần Xuân Tây // .- 2023 .- Số 09 (169) - Tháng 9 .- Tr. 47- 60 .- 340

Nghị quyết 18-NQ/TW của Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng Khóa XIII về “tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao” ngày 16/6/2022 đã khẳng định việc giao đất, cho thuê đất ở một số nơi còn nhiều bất cập, sai phạm; chính sách tài chính trong lĩnh vực đất đai chưa thực sự khuyến khích sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả, bền vững; bên cạnh các hạn chế khác còn tồn tại. Bài viết phân tích, đánh giá các vấn đề pháp lý về giao, cho thuê đất để góp phần hoàn thiện pháp luật đất đai, đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường.

325 . Hoàn thiện cơ chế, chính sách về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư bảo đảm hài hòa quan hệ lợi ích các bên / Đoàn Kim Đồng, Trần Hòa Bình, Nguyễn Đình Thọ // .- 2023 .- Tháng 9 .- Tr. 16-21 .- 340.02

Dựa trên những nghiên cứu về lý luận, kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới và thực trạng công tác thu hồi, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, nhóm tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư bảo đảm hài hòa quan hệ lợi ích các bên.

326 Nguyên nhân và điều kiện của tội giết người và tội cố ý gây thương tích / Trần Xuân Tây // .- 2023 .- Số 09 (169) - Tháng 9 .- Tr. 61- 75 .- 340

Tội giết người và tội cố ý gây thương tích thường xuất hiện trong các vụ việc xâm phạm tính mạng và sức khỏe, mặc dù khác nhau nhưng vẫn có điểm tương đồng về nguyên nhân và điều kiện. Hiểu rõ nguyên nhân và điều kiện của các tội này có vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn tội phạm, tuy nhiên, việc thống nhất quan điểm về vấn đề này khá khó. Khảo sát ngẫu nhiên 150 vụ án với 158 người phạm tội trong cả nước, đặc biệt là khu vực Thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời tham khảo quan điểm của các nhà tội phạm học nước ngoài đã được đúc kết, cho thấy một số nguyên nhân, điều kiện của tội giết người và tội cố ý gây thương tích ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu này làm cơ sở để đưa ra biện pháp phòng ngừa tội phạm.

327 Pháp luật và thực tiễn áp dụng quyền miền trừ của quốc gia trong các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài tại Trung Quốc – kinh nghiệm cho Việt Nam / Nguyễn Lê Hoài, Trịnh Thị Kim Loan // .- 2023 .- Số 09 (169) - Tháng 9 .- Tr. 90- 100 .- 340

Vào năm 2005, Trung Quốc ký kết Công ước Liên hợp quốc về quyền miễn trừ tài phán và quyền miễn trừ tài sản của quốc gia năm 2004. Đây được xem là một dấu hiệu cho sự thay đổi về lập trường của Trung Quốc từ việc ủng hộ học thuyết quyền miễn trừ tuyệt đối (absolute immunity) sang học thuyết quyền miễn trừ hạn chế hay miễn trừ tương đối (restrictive immunity hay relative immunity). Bài viết nghiên cứu những quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng tại Trung Quốc về quyền miễn trừ của quốc gia khi tham gia vào các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài qua các giai đoạn lịch sử khác nhau, nhằm lý giải nguyên nhân của sự thay đổi quan điểm trong pháp luật Trung Quốc. Từ đó, bài viết đưa ra một số gợi ý hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam về vấn đề này.

328 Xây dựng cơ chế bảo vệ Hiến pháp bằng tòa án trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam / Mai Thị Mai // .- 2023 .- Số 9 .- Tr. 3- 15 .- 340

Nghị quyết số 27-NQ/TW Hội nghị Trung ương lần thứ Sáu Khoả XIII là một bước thể hoá mục cụ quan trọng tinh thần Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã nhấn mạnh về tiêu tiếp tục xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, trong đó tiếp tục đề cập nội dung “hoàn thiện cơ chế bảo vệ hiến pháp”. Tuy nhiên, vấn đề xây dựng cơ chế bảo vệ hiến pháp ở Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều ở cả khía cạnh lí luận và thực tiễn. Bài viết luận giải sự cần thiết của việc xây dựng cơ chế bảo vệ hiến pháp trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đề xuất việc xây dựng cơ chế bảo vệ hiến pháp bằng toà án, đồng thời luận giải sự tương thích và phù hợp của mô hình này với các yêu cầu của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

329 Hoàn thiện cơ chế bảo đảm quyền làm chủ trực tiếp của nhân dân trong hoạt động quy hoạch ở Việt Nam / Đinh Tấn Phong // .- 2023 .- Số 9 .- Tr. 16- 32 .- 340

Hoạt động quy hoạch không chỉ quyết định việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, địa phương mà còn ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc sống của người dân. Vì vậy, hoàn thiện cơ chế đảm bảo quyền làm chủ trực tiếp của nhân dân trong hoạt động quy hoạch là việc làm cần thiết, góp phần tiếp tục phát huy bản chất của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, giúp nâng cao chất lượng quy hoạch, tăng cường đồng thuận xã hội và phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động quy hoạch. Bài viết phân tích thực trạng cơ chế bảo đảm quyền làm chủ trực tiếp của nhân dân trong hoạt động quy hoạch; từ đó, đề xuất một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật và các biện pháp đảm bảo quyền làm chủ trực tiếp của nhân dân trong hoạt động quy hoạch ở Việt Nam.

330 Những sáng tạo về kĩ thuật và nội dung lập pháp của quốc triều hình luật thời Lê / Nguyễn Minh Tuấn, Trần Thanh Xuân // .- 2023 .- Số 9 .- Tr. 33- 42 .- 340

Quốc triều hình luật thời Lê là một trong những di sản văn hoá pháp lí tiêu biểu của Việt Nam. Trong lĩnh vực lập pháp, có thể tìm thấy ở Bộ luật này nhiều điểm tiến bộ và giá trị cần kế thừa. Bài viết tập trung phân tích, làm rõ những sáng tạo về kĩ thuật và nội dung lập pháp của Quốc triều hình luật thời Lê so với những Bộ luật trước và với pháp luật của nhà nước phong kiến Trung Hoa. Từ những giá trị này, bài viết đưa ra một số bài học kinh nghiệm tiếp tục kế thừa những giá trị của Bộ luật này đối với hoạt động lập pháp ở Việt Nam hiện nay, cả về kĩ thuật và nội dung lập pháp.