CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Luật
311 Những sáng tạo về kĩ thuật và nội dung lập pháp của quốc triều hình luật thời Lê / Nguyễn Minh Tuấn, Trần Thanh Xuân // .- 2023 .- Số 9 .- Tr. 33- 42 .- 340
Quốc triều hình luật thời Lê là một trong những di sản văn hoá pháp lí tiêu biểu của Việt Nam. Trong lĩnh vực lập pháp, có thể tìm thấy ở Bộ luật này nhiều điểm tiến bộ và giá trị cần kế thừa. Bài viết tập trung phân tích, làm rõ những sáng tạo về kĩ thuật và nội dung lập pháp của Quốc triều hình luật thời Lê so với những Bộ luật trước và với pháp luật của nhà nước phong kiến Trung Hoa. Từ những giá trị này, bài viết đưa ra một số bài học kinh nghiệm tiếp tục kế thừa những giá trị của Bộ luật này đối với hoạt động lập pháp ở Việt Nam hiện nay, cả về kĩ thuật và nội dung lập pháp.
312 Xác định di sản thừa kế là quyền sở hữu trí tuệ / Trần Thị Huệ // .- 2023 .- Số 9 .- Tr. 43- 54 .- 340
Cùng với sự phát triển của khoa học, công nghệ cũng như quá trình tăng trưởng kinh tế - xã hội đã làm gia tăng các của cải vật chất và các giá trị tinh thần cho loài người, làm xuất hiện thêm nhiều loại tài sản mới, trong đó có tài sản trí tuệ - là tài sản kết tinh từ quá trình sáng tạo trí tuệ của con người. Quyền sở hữu trí tuệ cũng như lợi ích phát sinh từ quyền này thường không dễ xác định như đối với những tài sản hữu hình thông thường của cá nhân. Do đó, khi chủ sở hữu tài sản trí tuệ qua đời, việc xác định di sản thừa kế là quyền sở hữu trí tuệ là vấn đề phức tạp. Bài viết phân tích và làm rõ một số vấn đề pháp lí và thực tiễn liên quan đến xác định di sản thừa kể là quyền sở hữu trí tuệ theo pháp luật Việt Nam.
313 Hợp đồng vô hiệu do không có sự tự nguyện và một số kiến nghị / Phạm Văn Tuyết // .- 2023 .- Số 9 .- Tr. 55- 64 .- 340
Hợp đồng bị vô hiệu do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó hợp đồng được xác lập do bị nhầm lẫn, bị lừa dối, bị đe dọa, cưỡng ép tương đối phổ biến. Tuy nhiên, với những trường hợp này, toà án chỉ có quyền tuyên vô hiệu nếu các hành vi đó xảy ra trong việc xác lập hợp đồng và có yêu cầu của đương sự. Trên cơ sở phân tích, làm rõ các thuật ngữ liên quan đến sự tự nguyện khi tham gia hợp đồng như: sự tự nguyện; tự nguyện trong tham gia hợp đồng; chủ thể tham gia hợp đồng, bài viết xem xét về các trường hợp bị coi là không có sự tự nguyện của chủ thể tham gia hợp đồng, qua đó xác định bản chất của các yếu tố làm mất đi tính tự nguyện của chủ thể tham gia hợp đồng, lấy ví dụ tương ứng để minh họa cho các trường hợp cụ thể; phân tích chỉ ra một số bất cập trong quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 về hợp đồng, giao dịch vô hiệu và đưa ra kiến nghị hoàn =thiện các quy định này.
314 Tự do hợp đồng và quyền con người theo pháp luật pháp kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam / Nguyễn Võ Linh Giang // .- 2023 .- Số 9 .- Tr. 65- 73 .- 340
Tự do hợp đồng không chỉ là một quyền con người cơ bản mà còn có thể là một trong những công cụ để xâm phạm quyền con người. Các bên trong hợp đồng, thông qua nguyên tắc tự do ý chí, có thể tự do thoả thuận các điều khoản xâm phạm quyền con người nếu không có một cơ chế kiểm soát hiệu quả các điều khoản đó. Pháp luật Việt Nam hiện nay chưa có quy định rõ ràng về việc quyền con người là một yếu tố hạn chế tự do hợp đồng. Khác với pháp luật Việt Nam, pháp luật Pháp có những án lệ đề cập việc tự do hợp đồng bị hạn chế bởi quyền con người. Bài viết phân tích, so sánh quy định của pháp luật Pháp và pháp luật Việt Nam về tự do hợp đồng và quyền con người. Từ đó, bài viết chỉ ra các hạn chế trong quy định của pháp luật Việt Nam về vấn đề này và đề xuất các kiến nghị về phương pháp kiểm soát điều khoản hợp đồng xâm phạm đến quyền con người nhằm khắc phục những hạn chế đó.
315 Quy định về thẩm định sơ bộ và chính thức tập trung kinh tế / Lê Văn Tranh // .- 2023 .- Số 9 .- Tr. 74- 86 .- 340
Kiểm soát tập trung kinh tế thông qua quy định thẩm định sơ bộ và thẩm định chính thức trong pháp luật cạnh tranh có ý nghĩa nhất định đối với thị trường trong giai đoạn hiện nay. Bài viết làm rõ quy định liên quan đến thẩm định trong tập trung kinh tế: 1) quy định về thẩm định sơ bộ; 2) quy định về thẩm định chính thức; 3) quyết định của cơ quan có thẩm quyền đối với doanh nghiệp tham gia. Kết quả nghiên cứu cho thấy, quy trình thẩm định sơ bộ và thẩm định chính thức là một hoạt động nhằm kiểm soát ở mức độ nhất định đối với hoạt động này trên thị trường. Thẩm định sơ bộ như là một bước “test nhanh” và doanh nghiệp sẽ được thực hiện nếu không có nguy cơ gây tác động hạn chế cạnh tranh trên thị trường liên quan. Trong khi đó, thẩm định chính thức được đặt ra đối với các giao dịch có nguy cơ gây quan ngại về cạnh tranh trên thị trường liên quan mà pháp luật cạnh tranh cần phải xem xét, đánh giá nhằm giảm thiểu rủi ro, bất lợi cho các bên liên quan.
316 Thực trạng lao động di cư giữa các quốc gia khu vực Asean và hài hoà hoá pháp luật về bảo đảm an sinh xã hội / Nguyễn Hiền Phương, Trần Thị Lê Hằng // .- 2023 .- Số 9 .- Tr. 87- 98 .- 340
Trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực sâu rộng, dịch chuyển lao động trong khu vực ASEAN trở thành xu hướng tất yếu và ngày càng cần tới những điều chỉnh pháp luật phù hợp. Các nước ASEAN đã kí kết nhiều hiệp định, thỏa thuận, tuyên bố bước đầu tạo nên khung pháp lí cho tự do hoả lao động và bảo vệ quyền an sinh xã hội của lao động di cư trong khu vực. Bài viết phân tích về tình hình di cư lao động trong khu vực ASEAN, tập trung chủ yếu ở các quốc gia như Việt Nam, Philippines, Indonesia, Malaysia... đồng thời đưa ra những nhận định về xu hướng di cư lao động trong khu vực, những khó khăn, hạn chế trong việc đảm bảo quyền an sinh xã hội của lao động di cư về bảo vệ thu nhập, sức khỏe, bình đẳng trong cơ hội việc làm, tiếp cận dịch vụ xã hội về giáo dục, y tế, nhà ở... Dựa trên kết quả nghiên cứu thực trạng pháp luật đó, bài viết đưa ra những yêu cầu và giải pháp hoàn thiện pháp luật an sinh xã hội cho lao động di cư trong khu vực ASEAN trong tương quan hài hoà hoá pháp luật về đảm bảo an sinh xã hội.
317 Bình luận về dự thảo luật các tổ chức tín dụng (sửa đổi) và một số kiến nghị / Phạm Thị Giang Thu // .- 2023 .- Số 9 .- Tr. 109- 120 .- 340
Thực hiện Nghị quyết số 33/2023/UBTVQH15 ngày 17/3/2023 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về việc điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023, Dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) được trình trước Quốc hội xem xét trong kì họp tháng 5/2023 và theo kế hoạch, sẽ thông qua vào kì họp tháng 11/2023. Bài viết bình luận cơ sở lí luận, cơ sở thực tiễn để đánh giá Dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) và đề xuất mười nhóm vấn đề nhằm hoàn thiện Dự thảo Luật.
318 Quy định về nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp trong luật chứng khoán năm 2019: hạn chế và kiến nghị / Nguyễn Vinh Hưng // .- 2023 .- Số 9 .- Tr. 121- 130 .- 340
Khác với Luật Chứng khoán năm 2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2010), Luật Chứng khoán năm 2019 đã mở rộng phạm vi các đối tượng được xác định là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp. Tuy nhiên, từ thực tiễn trên thị trường chứng khoán Việt Nam cho thấy, quy định về đối tượng được xác định là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp vẫn tồn tại không ít hạn chế, bất cập và chưa thật sự hợp lí nên đã gây ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động và sự an toàn của thị trường chứng khoán. Bài viết nghiên cứu các quy định về nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp trong Luật Chứng khoản năm 2019, đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và quản lí chặt chẽ đối với hoạt động của các nhà đầu tư này.
319 Đại lí độc quyền và điều chỉnh của pháp luật cạnh tranh đối với đại lí độc quyền / Trương Trọng Hiểu // .- 2023 .- Số 9 .- Tr. 131- 140 .- 340
Bài viết tiếp cận quy định của Luật Thương mại về đại lí độc quyền và phân tích các tình huống pháp luật cạnh tranh có thể can thiệp vào hoạt động của hình thức đại lí này. Bài viết cũng chỉ ra khả năng can thiệp của Luật Cạnh tranh vào chính quá trình thiết lập đại lí, đặc biệt là bằng các quy định về kiểm soát thoả thuận hạn chế cạnh tranh theo chiều dọc. Kết quả phân tích cho thấy, quy định về đại lí độc quyền của Luật Thương mại cần thiết phản ánh sự can thiệp của Luật Cạnh tranh cũng như khả năng viện dẫn các quy định này trong các quan hệ đại li độc quyền.
320 Một số vấn đề trong dự thảo luật bảo hiểm xã hội (sửa đổi) liên quan đến người lao động và lao động nữ / Singha Ngiamchaleun // .- 2023 .- Số 9 .- Tr. 99- 108 .- 340
Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) đang trong giai đoạn tổ chức lấy ý kiến nhân dân để Quốc hội khoá XV cho ý kiến tại kì họp thứ 6 (tháng 10/2023). Bên cạnh việc kế thừa những quy định trước đây thì Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) cũng bổ sung quy định mới với nhiều mong muốn khắc phục các bất cập trước đây và đáp ứng những thay đổi trong điều kiện mới. Người lao động nói chung và lao động nữ là đối tượng chịu nhiều tác động của Luật Bảo hiểm xã hội bởi những đặc thù về giới, tâm sinh lí. Bài viết đưa ra một số ý kiến bình luận, phân tích về một số nội dung trong Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội như: Các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm xã hội một lần, chi phí quản lí bảo hiểm xã hội, đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện, chế độ thai sản, chế độ hưu trí nhằm góp phần hoàn thiện Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) với đối tượng lao động nữ.