CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Luật
301 Bảo vệ quyền của nạn nhân mua bán người: một số vấn đề pháp lý tại Việt Nam / Phan Thanh Thanh // .- 2023 .- Số 646 - Tháng 11 .- Tr. 75-77 .- 341.48
Bài viết sẽ phân tích những vấn đề pháp lý trong việc bảo vệ quyền của nạn nhân mua bán người ở Việt bằng việc sử dụng phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu. Chính phủ Việt Nam đã tích cực phê các cam kết ở cấp độ quốc tế và khu vực trong phòng chống mua bán người và đưa ra nhiều cam kết vệ quyền của nạn nhân. Tuy nhiên, pháp luật về phòng, chống mua bán người hiện hành vẫn còn một chế, trong đó có một số khoảng trống giữa luật phòng, chống mua bán người của Việt Nam với các kết quốc tế mà Việt Nam đã ký kết.
302 Quyền điều hành kinh doanh của thành viên hợp danh trong công ti đấu giá hợp danh theo pháp luật Việt Nam trong tương quan so sánh với pháp luật của Pháp và Nhật Bản / Nguyễn Tiến Đạt, Nguyễn Như Hà // .- 2023 .- Số 10 .- Tr. 81- 95 .- 340
Bài báo nghiên cứu và phân tích các quy định của pháp luật Việt Nam về quyền điều hành kinh doanh của thành viên hợp danh trong cổng tỉ đấu giá hợp danh trên cơ sở so sánh, đổi chiếu với pháp luật của Pháp và Nhật Bản. Từ đo bài viết chỉ ra những hạn chế, bất cập trong các quy định của pháp luật Việt Nam, đồng thời học hỏi kinh nghiệm pháp luật của Pháp và Nhật Bản và dựa trên nền tảng thể chế kinh tế - chính trị - xã hội Việt Nam đề xuất các phương hướng sửa đổi, bổ quy định pháp luật Việt Nam về quyền điều hành kinh doanh của thành viên hợp danh trong công ti đấu giá hợp danh.
303 Lí luận về trách nhiệm pháp lí không dựa trên lỗi trong giải quyết tranh chấp môi trường và gợi mở cho Việt Nam / Nguyễn Đắc Thắng // .- 2023 .- Số 10 .- Tr. 96- 107 .- 340
Bài viết làm rõ các vấn đề lí luận về trách nhiệm pháp lí không dựa trên lỗi trong giải quyết tranh chấp bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường trên cơ sở của học thuyết trách nhiệm nghiêm ngặt, trách nhiệm tuyệt đối và nguyên tắc về sự phân phối công bằng; phân tích các quy định của pháp luật Việt Nam liên quan đến vấn đề này. Trên cơ sở đó, bài viết đề xuất sửa đổi quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 theo hưởng áp dụng trách nhiệm tuyệt đối cho hành vi kinh doanh và trách nhiệm nghiêm ngặt cho các trường hợp còn lại.
304 Chính sách nhân quyền của liên minh Châu Âu đối với Vệt Nam và một số đề xuất đối sách / Nguyễn Thị Kim Ngân // .- 2023 .- Số 10 .- Tr. 108- 120 .- 340
Thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền là một trọng tâm trong chính sách đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU) với các quốc gia, trong đó có Việt Nam. Quan hệ hợp tác Việt Nam - EU luôn có nội dung đề cập vấn đề nhấn quyền, ngay cả trong bối cảnh kí kết các hiệp định thương mại, đầu tư giữa các bên như Hiệp định Thương mại tự do (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư (EVIPA). Bài viết phân tích bối cảnh hình thành, nội dung chính sách nhận quyền của EU đối với Việt Nam đưa ra những đánh giá về chính sách đồng thời đề xuất một số kiến nghị nhằm phát huy hiệu quả quan hệ hợp tác toàn diện Việt Nam - EU cũng như quan hệ trong lĩnh vực thúc đẩy và bảo đảm quyền con người.
305 Pháp luật về “Greenwashing” - kinh nghiệm quốc tế và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam / Nguyễn Thị Huyền, Nguyễn Trang Linh, Hoàng Hà Anh // .- 2023 .- Số 10 .- Tr. 121- 137 .- 340
Kinh doanh và tiêu dùng xanh đang là xu hướng của thời đại, kéo theo sự gia tăng nhanh chóng của hiện tượng “greenwashing” - một hình thức quảng cáo nhằm gây ấn tượng sai lệch cho người tiêu dùng về tính “xanh” của sản phẩm. Theo pháp luật nhiều quốc gia, đây được coi là hành vi quảng cáo sai sự thật và cạnh tranh không lành mạnh. Bài viết nghiên cứu các quy định pháp luật của EU, Hoa Kỳ... về “greenwashing”, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về vấn đề này, bao gồm việc cụ thể hoá quy định về yếu tố “gây nhầm lẫn” trong quảng cáo, nâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp hay trao thêm quyền cho cơ quan quản lí nhà nước về quảng cáo và/hoặc cạnh tranh. Những kiến nghị này là phù hợp với bối cảnh tiêu dùng xanh Việt Nam và hệ thống pháp luật chưa hoàn chỉnh của Việt Nam về vấn đề này.
306 Quyền về lối đi qua khi bất động sản bị vây bọc theo bộ luật dân sự cộng hoà Pháp / Nguyễn Dương Anh Thắng, Châu Minh Tân // .- 2023 .- Số 10 .- Tr. 138- 148 .- 340
Tại Pháp, quyền sở hữu tài sản nói chung và với bất động sản nói riêng là một quyền tự nhiên được quy định bởi Bộ luật Dân sự và được Hiến pháp bảo đảm, qua đó tạo cơ sở pháp lí cho việc thực hiện các quyền hưởng dụng và định đoạt cho các chủ sở hữu một cách tuyệt đối và tự do. Tuy nhiên, trên thực tế, quyền sở hữu bất động sản tại Pháp vẫn chịu một số hạn chế nhất định theo quy định của pháp luật mà các nội dung về dịch quyền, hay còn được biết đến với thuật ngữ quyền đối với bất động sản liền kề tại Việt Nam là một ví dụ cụ thể. Trong số các dịch quyền được quy định bởi pháp luật thì quyền về lối đi qua dành cho bất động sản bị vây bọc là một nội dung quan trọng và có ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện quyền của chủ sở hữu bất động sản. Bài viết trình bày cơ sở pháp lí và việc áp dụng quy định liên quan đến dịch quyền về lối đi qua đối với bất động sản bị vây bọc theo Bộ luật Dân sự Cộng hoà Pháp; liên hệ với quy định tương tự tại Việt Nam.
307 Hậu quả pháp lý của việc cấy nhầm phôi, noãn, tinh trùng trong quá trình áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản / Ngô Thị Anh Vân // .- 2023 .- Số 10 (170) - Tháng 10 .- Tr. 12-26 .- 340
Kỹ thuật hỗ trợ sinh sản đã giúp cho nhiều người độc thân, cặp vợ chồng vô sinh mang thai và sinh con có cùng huyết thống. Mặc dù vậy, y học vẫn ghi nhận những trường hợp cấy nhầm phôi, noãn hoặc tinh trùng, khiến cho con sinh ra không có mối liên hệ di truyền với người áp dụng kỹ thuật hỗ trợ. Bài viết đưa ra đề xuất giải quyết hoàn cảnh kể trên ở hai góc độ: (i) xác định cha mẹ cho con được sinh ra và (ii) trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.
308 Rủi ro từ giao dịch tự động trên sàn giao dịch tiền mã hóa nằm ngoài ý chí của các bên “lẽ công bằng” có phải là giải pháp? / Nguyễn Hoàng Thái Hy, Lê Tấn Phát // .- 2023 .- Số 10 (170) - Tháng 10 .- Tr. 27-37 .- 340
Các công cụ tự động như hợp đồng thông minh (smart contract), trí tuệ nhân tạo (artificial intelligence - AI) được ứng dụng ngày càng phổ biến trong lĩnh vực công nghệ tài chính (fntech). Tuy nhiên, dù tối tân và hiệu quả đến đâu, máy móc cũng không thể tránh khỏi các sai lầm xuất phát từ lỗi phần mềm hoặc bị cung cấp thông tin sai lệch. Tiêu biểu, trong tranh chấp Quoine Pte và B2C2 Ltd được giải quyết bởi tòa án Singapore, vấn đề trọng tâm là làm thế nào để giải quyết hậu quả giao dịch sai lệch do lỗi kết nối sàn giao dịch Quoine. Bài viết này phân tích phán quyết trên theo pháp luật Singapore, từ đó đưa ra kiến nghị cho Việt Nam khi gặp phải những vụ việc tương tự.
309 Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng bằng quy định về nghĩa vụ công khai hợp đồng theo mẫu đối với bên đưa ra hợp đồng / Đặng Phước Thông, Đặng Phước Thông // .- 2023 .- Số 10 (170) - Tháng 10 .- Tr. 38-51 .- 340
Bài viết này tập trung nghiên cứu nội dung, quá trình thực hiện, và hậu quả của việc không tuân thủ nghĩa vụ công khai hợp đồng mẫu trước khi ký kết theo quy định của pháp luật. Đồng thời, bài viết cũng nghiên cứu thực tiễn áp dụng quy định này ở Việt Nam và tham khảo kinh nghiệm của Đài Loan, qua đó đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện quy định về nghĩa vụ công khai hợp đồng theo mẫu.
310 Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ trong bộ luật hình sự Việt Nam năm 2015 / Nguyễn Thị Thùy Dung // .- 2023 .- Số 10 (170) - Tháng 10 .- Tr. 52-62 .- 340
Tác giả bài viết phân tích, đánh giá những quy định của pháp luật hình sự về tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ dưới góc độ khoa học pháp lý và thực tiễn qua những ví dụ cụ thể. Đồng thời, tác giả tập trung phân tích những vướng mắc và tình trạng không thống nhất trong thực tiễn áp dụng của các cơ quan tiến hành tố tụng về loại tội phạm này. Từ đó, tác giả đưa ra những kiến nghị về dấu hiệu định tội, phân biệt hành vi phạm tội và đề xuất án lệ hoặc định hướng xây dựng án lệ trong tương lai về định tội danh đối với vi phạm này, góp phần nâng cao hiệu quả phòng chống tội phạm.