CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Luật
2351 Thực trạng pháp luật Việt Nam hiện hành về các biện pháp báo vệ quyền của lao động nữ / Trần Thị Mộng // .- 2019 .- Số 1 .- Tr. 13-18 .- 340
Cùng với quan niệm sai lệch về giới làm cho lao động nữ trở thành đối tượng dễ bị tổn thương hơn. Với đặc thù về giới và sự tồn tại của quan niệm “trọng nam khinh nữ” lao động ; nữ ở Việt Nam vẫn bị yếu thế, gặp nhiều thách thức, bị xâm phạm về quyền và lợi ích. Trong phạm vi bài viết này, tác giả trình bày thực trạng pháp luật về các biện pháp bảo vệ quyền của lao động nữ, tác giả tập trung ba nội dung chính là: Pháp luật về biện pháp bồi thường thiệt hại; pháp luật về biện pháp xử lý vi phạm hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự; pháp luật về biện pháp giải quyết tranh chấp.
2352 So sánh quy định của pháp luật hình sự về chủ thể của tội phạm tại Việt Nam với một số quốc gia trên thế giới / Trần Thị Ngọc Hiếu // .- 2019 .- Số 3 .- Tr. 20-25 .- 340
Khoa học pháp lý hình sự truyền thống chỉ quy định chủ thể của tội phạm là cá nhân thì quan niệm pháp luật hiện đại cho rằng, ngoài cá nhân, chủ thể của tội phạm còn có thể là pháp nhân. Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và năng lực trách nhiệm hình sự là hai nội dung quan trọng, mang tính phổ biến khi đề cập đến dấu hiệu chủ thể của tội phạm. Do đó, nghiên cứu những điểm tương đồng hay khác biệt về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và năng lực trách nhiệm hình sự trong pháp luật hình sự của các quốc gia trên thế giới là rất cần thiết trong việc đưa ra những kinh nghiệm điều chỉnh pháp luật về vấn đề này tại Việt Nam.
2353 Một số vấn đề về thẩm quyền giải thích hiến pháp, luật và pháp lệnh của ủy ban thường vụ Quốc hội / Mai Thị Mai // .- 2019 .- Số 3 .- Tr. 14-19 .- 340
Theo quy định của pháp luật hiện hành, thẩm quyền giải thích hiến pháp, luật, pháp lệnh một cách chính thức hiện nay chỉ trao duy nhất cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nhưng trên thực tế rất ít khi chủ thể này sử dụng quyền giải thích của mình. Điều này đưa đến những bất cập trên thực tế cũng như đặt ra câu hỏi cho vấn đề trong khía cạnh lý luận. Vậy, thẩm quyền này trao cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội từ bao giờ? Lý do tại sao lại trao cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội mà không phải là một cơ quan khác trong bộ máy nhà nước? Bài viết đề cập đến một số vấn đề về thẩm quyền giải thích hiến pháp, luật và pháp lệnh của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
2354 Vai trò của hoạt động thẩm định của Bộ Tư pháp trong kiểm soát chất lượng dự thảo văn bản quy phạm pháp luật / Ngô Linh Ngọc // .- 2019 .- Số 3 .- Tr. 8-13 .- 340
Kiểm soát quyền lực nhà nước và nhất là kiểm soát trong hoạt động lập pháp là vấn đề được bàn luận nhiều hiện nay trong bối cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Trong đó, để đảm bảo kiểm soát trong hoạt động lập pháp, thì kiểm soát chất lượng dự thảo văn bản quy phạm pháp luật là một trong những nội dung quan trọng. Hoạt động thẩm định do Bộ Tư pháp tiến hành mặc dù đã được quy định từ lâu, song vai trò của hoạt động này trong việc kiểm soát chất lượng dự thảo văn bản quy phạm pháp luật cần được nhìn nhận một cách rõ nét hơn nữa. Bài viết phân tích vai trò của hoạt động thẩm định do Bộ Tư pháp tiến hành trong kiểm soát chất lượng dự thảo văn bản quy phạm pháp luật cũng như kiến nghị một số phương hướng nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng của công tác này trong thời gian tới.
2355 Nghiên cứu giải pháp tận dụng nhiệt lạnh từ quá trình tái hóa khí LNG kho cảng Thị Vải / // .- 2019 .- Số 1 .- Tr. 417-424 .- 658
Nghiên cứu phân tích các phương án tận dụng nhiệt lạnh từ quá trình tái hóa khí LNG tại kho cảng Thị Vải từ năm 2021, trong đó phương án phù hợp với điều kiện thực tế được lựa chọn và tiếp tục khảo sát tính khả thi là sử dụng nguồn nhiệt lạnh này cho quá trình chưng cất không khí nhằm sản xuất khí công nghiệp. Từ mô hình mô phỏng công nghệ sản xuất khí công nghiệp sử dụng nguồn nhiệt lạnh LNG bằng phần mềm Unisim, tác giả đã đánh giá các yếu tố kinh tế - kỹ thuật của quy trình. Kết quả cho thấy giải pháp sử dụng nhiệt lạnh sản xuất khí công nghiệp đáp ứng được các tiêu chuẩn kỹ thuật cũng như mang lại hiệu quả kinh tế cao.
2356 Bảo vệ công lý qua hoạt động xét xử của tòa án nhân dân theo tinh thần hiến pháp năm 2013 / Trần Trí Dũng // .- 2019 .- Số 5 .- Tr. 8-14 .- 340
Công lý là lẽ đúng đắn mà mọi người đều thừa nhận, dùng làm cơ sở để phán xét, xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm nhất định. Công lý là thuộc tính xã hội, là nền tảng cho thuộc tính giai cấp thể hiện trong bản chất nhà nước và pháp luật. Bảo vệ công lý là nhiệm vụ của Tòa án nhân dân mà Hiến pháp năm 2013 đã quy định: “Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”. Trong bài viết này, tác giả sẽ làm rõ những vấn đề lý luận về bảo vệ công lý qua hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân mà Hiến pháp đã quy định.
2357 Giải quyết xung đột pháp luật về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài / Bùi Duy Khương // .- 2019 .- Số 2 .- Tr. 41-45 .- 340
Để giải quyết xung đột pháp luật về lĩnh vực nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài, hầu hết các nước trên thế giới áp dụng hai phương pháp chính là ban hành các quy phạm thực chất, quy phạm xung đột và tham gia các điều ước quốc tế song phương, đa phương về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Trong trường hợp có sự khác biệt giữa pháp luật quốc gia và pháp luật quốc mà quốc gia đó tham gia thì các quy phạm pháp luật quốc tế thường được ưu tiên áp dụng. Trong phạm vi bài viết, tác giả trình bày giải quyết xung đột pháp luật về lĩnh vực nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài theo quy định pháp luật một số nước và Việt Nam.
2358 Tội phạm sử dụng công nghệ cao trong lĩnh vực công chứng, chứng thực / Lưu Trần Phương Thảo // .- 2019 .- Số 2 .- Tr. 37-40 .- 340
Trong thời gian qua, nhiều chủ thể đã thực hiện các hành vi tội phạm với các thủ đoạn tinh trong lĩnh vực công chứng, chứng thực. Điều đó gây hoang mang cho cả người dân các cơ quan chức năng. Bài viết đặt ra vấn đề để phát hiện và xử lý kịp thời tội phạm sử dụng công nghệ cao trong lĩnh vực công chứng, chúng ta cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp.
2359 Luật pháp bảo vệ quyền cổ đông: Nhận diện cơ hội cải thiện thúc đẩy hội nhập thị trường vốn khu vực Asean / // .- 2019 .- Số 2 .- Tr. 22-36 .- 340
Theo La Porta (1999), khuôn khổ luật pháp quốc gia là yếu tố quan trọng cho phép quyền cổ đông được bảo vệ khỏi những ảnh hưởng tiêu cực của mâu thuẫn lợi ích giữa nhà đầu tư, nhà quản lý và cổ đông lớn, từ đó ảnh hưỏng lên cấu trúc sở hữu và khả năng huy động vốn của doanh nghiệp. Nghiên cứu này có mục tiêu phân tích đánh giá mức độ hoàn chỉnh của qui định luật pháp bảo vệ quyền cổ đông tại Việt Nam so với các quốc gia trong khu vực ASEAN trong bối cảnh hội nhập khu vực về thị trường vốn. Nghiên cứu nhận diện được những khoảng cách qui định pháp luật về bảo vệ quyền cổ đông và đề xuất các nội dung cải thiện khuôn khổ luật pháp bảo vệ quyền cổ đông tại Việt Nam.
2360 Một số vấn đề lý luận về hợp đồng dịch vụ logistics ở Việt Nam hiện nay / Đào Thị Cấm // .- 2019 .- Số 2 .- Tr. 17-21 .- 340
Đề cập đến những vấn đề chung của hợp đồng dịch vụ logistics, trong đó làm rõ khái niệm, đặc điểm để làm cơ sở cho việc hoàn thiện các quy định về hợp đồng dịch vụ logistics trong hệ thống pháp luật Việt Nam.