CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Luật

  • Duyệt theo:
2331 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia trong khuôn khổ ASEAN / Bùi Thị Ngọc Lan // Nghiên cứu Lập pháp .- 2019 .- Số 18 (394) .- Tr. 17 – 22 .- 340

Bài viết nêu thực trạng của hoạt động phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia trong khối ASEAN, đánh giá ưu điểm và hạn chế của hoạt động này, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia trong khuôn khổ khối ASEAN.

2332 Góp ý những quy định về công ty chứng khoán trong dự thảo luật chứng khoán (sửa đổi) / Phan Phương Nam // Nghiên cứu Lập pháp .- 2019 .- Số 18 (394) .- Tr. 23 – 27 .- 340

Bài viết nhận xét, đánh giá các quy định về điều kiện thành lập, hoạt động của công ty chứng khoán trong Dự thảo Luật Chứng khoán (sửa đổi) nhằm tìm ra những quy định còn chưa hợp lý trong Dự thảo Luật để đưa ra các kiến nghị hoàn thiện.

2333 Quyền tự do đi lại theo pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam / Vũ Công Giao, Nguyễn Thùy Dương // Nghiên cứu Lập pháp .- 2019 .- Số 14(390) .- Tr. 20 – 30 .- 340

Tự do đi lại là một phần không thể thiếu của tự do cá nhân. Quyền tự do đi lại là một trong những quyền cơ bản của con người, được ghi nhận và bảo vệ trong pháp luật quốc tế và pháp luật của các quốc gia. Ở Việt Nam, quyền tự do đi lại được hiến định trong Hiến pháp năm 2013 và cụ thể hóa trong nhiều văn bản pháp luật chuyên ngành. Xét tổng quát, pháp luật Việt Nam hiện đã phù hợp với những tiêu chuẩn cơ bản về quyền tự do đi lại trong luật nhân quyền quốc tế, tuy nhiên, vẫn còn một số quy định cần được tiếp tục sửa đổi, bổ sung.

2334 Một số nội dung sửa đổi Luật cán bộ, công chức và Luật viên chức / Trần Anh Tuấn // Nghiên cứu Lập pháp .- 2019 .- Số 14(390) .- Tr. 31 – 37 .- 340

Ngày 24/5/2019, Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức đã được Chính phủ trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 7. Tuy nhiên, một số nội dung đề nghị sửa đổi, bổ sung vẫn nhận được nhiều ý kiến khác nhau. Do đó, các nội dung Dự thảo Luật cần được tiếp tục nghiên cứu, lựa chọn để thực hiện chủ trương của Đảng và phù hợp với điều kiện hiện nay.

2335 Hoàn thiện pháp luật về xác định giá trị doanh nghiệp trong hoạt động tái cơ cấu tổ chức tín dụng / Phạm Thị Giang Thu // Nghiên cứu Lập pháp .- 2019 .- Số 14(390) .- Tr. 44 – 50 .- 340

Hoàn thiện pháp luật về xác định giá trị doanh nghiệp trong hoạt động tái cơ cấu tổ chức tín dụng là việc sử đổi, bổ sung các quy định của pháp luật trong lĩnh vực ngân hàng và lĩnh vực liên quan điều chỉnh quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình xác định giá trị tổ chức tín dụng gắn với hoạt động tái cơ cấu nhằm đảm bảo tổ chức tín dụng và duy trì năng lực của mình trong hoạt động ngân hàng, đồng thời đảm bảo quyền, nghĩa vụ của các chủ thể có liên quan phát sinh trong quá trình định giá và tái cơ cấu tổ chức tín dụng. Bài viết phân tích quan niệm, tiêu chí và mục tiêu hoàn thiện pháp luật về xác định giá trị doanh nghiệp trong hoạt động tái cơ cấu tổ chức tín dụng.

2336 Pháp luật phòng chống gian lận trong bảo hiểm thương mại - Một số bất cập và giải pháp / Hoàng Thị Lệ Mỹ // Tạp chí Kinh tế và Quản trị kinh doanh (Điện tử) .- 2018 .- Số 6 .- Tr. 27-31 .- 343

Thị trường bảo hiểm Việt Nam đang phải đối mặt với những hành vi gian lận, trục lợi bảo hiểm của khách hàng với những hình thức đa dạng, thủ đoạn tinh vi và so tiền gian lận cũng ngày lớn. Chính vì vậy, Việc đưa ra định nghĩa và thống nhất quan điểm về gian lận bảo hiểm có ý nghĩa rất quan trọng cho việc phòng chống gian lận bảo hiểm. Điều này đặt ra yêu cầu nhận diện những bất cập về pháp luật trong việc phòng chống gian lận bảo hiểm thương mại và hoàn thiện khung pháp lý về vấn đề này.

2337 Pháp luật về công ty trách nhiệm hữu hạn tại Cộng hòa Liên bang Đức / Nguyễn Vinh Hưng // Nghiên cứu Châu Âu .- 2019 .- Số 11 (230) .- Tr. 33 - 41 .- 340

Nghiên cứu quy định pháp lý về loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn của Đức, để từ đó, rút ra những kiến nghị cho việc hoàn thiện chế định pháp luật về công ty này tại Việt Nam.

2338 Những điểm mới về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai / Đăng Tuyên // Tài nguyên & Môi trường .- 2019 .- Số 23 (325) .- Tr. 68 - 70 .- 340

Ngày 19/11/2019, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị định số 91/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai. Nghị định được bổ sung nhiều điểm mới và tăng nặng các mức xử phạt sẽ là sự răn đe cần thiết nhằm phòng ngừa hành vi vi phạm, góp phần quản lý tiết kiệm, hiệu quả, nền nếp.

2339 Điều chỉnh thống nhất pháp luật về viên chức giữa trường đại học công lập và tư thục / Nguyễn Thị Thu Hương // .- 2018 .- Số 1 .- Tr. 35-39 .- 340

Trên cơ sở nghiên cứu hệ thống các quy định pháp luật về viên chức trong trường đại học, tác giả nhận thấy hệ thống các quy định pháp luật về viên chức trong trường đại học của nước ta tuy đã đạt được những kết quả nhất định, song vẫn còn những hạn chế, bất cập, mâu thuẫn, chồng chéo. Ngay chính trong các quy phạm phấp luật, đã có sự phân biệt giữa việc điều chỉnh viên chức trường đại học công lập với những đối tượng có vị trí, chức năng, nhiệm vụ tương tự tại các trường đại học tư thục. Tác giả đưa ra lý do, kiến nghị, định hướng rà soát, xây dựng, thống nhất toàn bộ các quy phạm pháp luật về viên chức trong trường đại học cả công lập và tư thục.

2340 Giáo dục pháp luật cho học sinh trung học phổ thông ở một số quốc gia và những giá trị tham khảo với Việt Nam / Nguyễn Thị Thu Hương // .- 2018 .- Số 1 .- Tr. 21-28 .- 340

Giáo dục pháp luật theo nghĩa hẹp là hoạt động định hướng có tổ chức, có chủ định của chủ thể giáo dục tác động lên đối tượng giáo dục nhằm mục đích hình thành ở họ tri thức pháp luật, tình cảm và hành vi phù hợp với các đòi hỏi của hệ thống pháp luật hiện hành. Giáo dục pháp luật là cầu nối để chuyển tải pháp luật vào đời sống xã hội, bởi pháp luật chỉ thực sự phát huy vai trò quản lí xã hội khi con người hiểu biết pháp luật. Giáo dục pháp luật trong các nhà trường, đặc biệt là trường phổ thông có tầm quan bọng chiến lược, góp phần trang bị cho học sinh hành trang vững chắc để bước vào ngưỡng cửa trở thành người công dân của đất nước, đồng thời là một trong những con đường để hình thành, phát triển nhân cách cho các em. Do đó, giáo dục pháp luật phải trở thành một bộ phận quan trọng trong hệ thống giáo dục chung của bất kì một quốc gia nào. Tuy vậy, ở nước ta, việc giáo dục pháp luật cho học sinh trung học phổ thông chưa thực sự hiệu quả. Điều này dẫn tới nhận thức pháp luật của học sinh đa phần còn hạn chế, tỉ lệ học sinh trong lứa tuổi trung học phổ thông vi phạm pháp luật vẫn còn diễn ra. Bài viết này trình bày và phân tích kinh nghiệm về GDPL cho học sinh phổ thông của một số nước trên thế giới và gợi mở một số giá trị mà Việt Nam có thể tham khảo để nâng cao hiệu quả của công tác GDPL cho học sinh trung học phổ thông ở nước ta trong thời gian tới.