CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Luật
2341 Một số hạn chế trong công tác xây dựng và hoàn thiện pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ / Đào Thanh Hải // .- 2018 .- Số 1 .- Tr. 15-20 .- 340
Trật tự, an toàn giao thông đường bộ là trạng thái xã hội có trật tự được hình thành và điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông, vận tải công cộng mà mọi người tham gia giao thông phải tuân theo, nhờ đó bảo đảm cho hoạt động giao thông thông suốt, trật tự, an toàn, hạn chế đến mức thấp nhất tai nạn giao thông, gây thiệt hại về người và tài sản. Trật tự, an toàn giao thông là một mặt của trật tự, an toàn xã hội. Để trạng thái đó được thực thi thì cần có hành lang pháp lý để điều chỉnh, tuy nhiên, hiện nay, công tác xây dựng và hoàn thiện pháp luật giao thông đường bộ còn nhiều bất cập. Vì vậy, bài viết sẽ tập trung làm sáng tỏ những vấn đề sau như: (i) Đặt vấn đề, (ii) Một số hạn chế trong công tác xây dựng và hoàn thiện pháp luật giao thông đường bộ hiện nay và (iii) Giải pháp hoàn thiện công tác này.
2342 Mối quan hệ giữa lập pháp và hành pháp theo Hiến pháp năm 2013 / Lê Thị Minh Thư // .- 2018 .- Số 1 .- Tr. 9-14 .- 340
Trong bài viết này, tác giả tập trung làm sáng tỏ mối quan hệ giữa cơ quan lập pháp và hành pháp theo Hiến pháp năm 2013. Mối quan hệ giữa cơ quan lập pháp và hành pháp theo Hiến pháp năm 2013 được trình bày trên ba phương diện chính: Một là, mối quan hệ trong tổ chức và thành lập; Hai là, mối quan hệ trong hoạt động; Ba là, mối quan hệ trong việc kiểm soát quyền lực giữa lập pháp và hành pháp.
2343 Một số điểm mới về quy định trách nhiệm hình sự của pháp phân nhân thương mại và thi hành án hình sự đối với pháp nhân thương mại / Phạm Tiến Sỹ, Nguyễn Thị Lương Trà // Thị trường tài chính tiền tệ .- 2019 .- Số 21(534) .- Tr. 36-37 .- 340
Giới thiệu một số điểm mới về quy định trách nhiệm hình sự của pháp phân nhân thương mại và thi hành án hình sự đối với pháp nhân thương mại theo quy định Bộ Luật hình sự năm 2015 và Luật thi hành án hình sự năm 2019, nhất là các nội dung có liên quan đến tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
2344 Công ước về hoạt động đánh bắt cá bất hợp pháp, không có báo cáo và không được quản lý (IUU) của Liên minh châu Âu và những tác động tới Việt Nam / Lê Khắc Đại // .- 2019 .- Số 6 .- Tr. 52-56 .- 340
Để tạo sự công bằng trong các hoạt động khai thác và đánh bắt cá trên thế giới, việc nhập khẩu và chế biến hải sản ở thị trường châu Âu và góp phần bảo vệ môi trường khai thác trong tương lai. Liên minh châu Âu (EU) đã ban hành một công ước về "hoạt động đánh bắt bất hợp pháp, không báo cáo và không được quản lý" (viết tắt là IUU). Công ước không chỉ áp dụng cho lãnh thổ EU mà còn áp dụng cho tất cả các quốc gia và vùng lãnh thổ hoạt động khai thác và xuất khẩu thủy sản sang thị trựờng EU, bao gồm cả Việt Nam với nhiều tác động trực tiếp. Bài viết phân tích các hoạt động IUU của liên minh châu Âu và những tác động tới Việt Nam.
2345 Quy định pháp luật hiện hành về đại biểu hội đồng nhân dân: Thực tiễn thực hiện và vấn đề đặt ra / Nguyễn Duy Nam // .- 2019 .- Số 6 .- Tr. 40-46 .- 340
Đổi mới tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của Đại biểu Hội đồng nhân dân đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học pháp lý trong và ngoài nước tập trung nghiên cứu, đề cập đến nhiều vấn đề khác nhau của chính quyền địa phương nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu một cách chuyên biệt, có hệ thống về tổ chức và hoạt động của Đại biểu Hội đồng nhân dân trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân, trong nền kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế các cơ quan trong bộ máy nhà nước đang chuyển dần từ cai trị sang phục vụ nhân dân, đặt ra những đòi hỏi phải đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước nói chung, Đại biểu Hội đồng nhân dân nói riêng. Vì vậy, việc nghiên cứu đưa ra những khuyên nghị khoa học nhằm đổi mới tổ chức và hoạt động của Đại biểu Hội đồng nhân dân đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế Việt Nam hiện nay dưới sự lãnh đạo của Đảng là yêu cầu tất yếu khách quan đang đặt ra hiện nay.
2346 Luận bàn về quyền và nghĩa vụ từ chối công chứng của tổ chức hành nghề công chứng trong Luật Công chứng năm 2014 / Nguyễn Ngọc Diệp, Võ Hồng Lĩnh // .- 2019 .- Số 6 .- Tr. 34-39 .- 340
Bài viết nghiên cứu trên cơ sở phân tích các quy định pháp luật điều chỉnh về nghĩa vụ từ chối công chứng của tổ chức hành nghề công chứng khi cung ứng dịch vụ công chứng đối với các hợp đồng, giao dịch dân sự theo quy định tại Luật Công chứng năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành trên cơ sở tham chiếu các quy định điều chỉnh chung về hợp đồng dịch vụ tại Bộ luật Dân sự năm 2015 và thực tiễn áp dụng pháp luật để từ đó xác định các vấn đề, vướng mắc còn tồn tại nhằm đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật.
2347 Giáo dục pháp luật trong quân đội của một số nước trên thế giới và giá trị tham khảo trong Quân đội nhân dân Việt Nam / Nguyễn Văn Vi // .- 2019 .- Số 6 .- Tr. 30-33 .- 340
Trong xu thế hội nhập, quân đội càng ngày càng tham gia vào nhiều hoạt động quân sự quốc tế. Việc tìm hiểu cách thức giáo dục pháp Luật của quân đội một số nước trên thế nhằm tham khảo những cách làm hay, có hiệu quả là cần thiết đối với hoạt động giáo dục pháp luật trong quân đội hiện nay. Bài viết nghiên cứu phương pháp giáo dục pháp luật trong quân đội của một số nước trên thế giới và giá trị tham khảo trong Quân đội nhân dân Việt Nam.
2348 Pháp luật Việt Nam về thương lượng tập thể khi thực hiện Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương / Mai Thị Diệu Thúy, Bùi Thị Thuận Ánh, Nguyễn Thị Nữ // .- 2019 .- Số 6 .- Tr. 14-19 .- 340
Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã được 11 nước ký kết và thông qua ngày 8/3/2018, tại Santiago (Chile). Mặc dù Hiệp định CPTPP không đặt ra những yêu cầu mới, cao hơn những chuẩn mực chung về lao động so với các tiêu chuẩn của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), nhưng với tư cách là thành viên của ILO và của CPTPP thì việc nghiên cứu, rà soát các qui định về thương lượng tập thể trong CPTPP để điều chỉnh, bổ sung nhằm đảm bảo việc thực thi pháp luật quốc tế là vấn đề quan trọng, cần thiết của Việt Nam. Bài viết nghiên cứu về những khó khăn và thách thức đối với pháp luật Việt Nam về thương lượng tập thể khi thực hiện CPTPP.
2349 Vai trò của tài phán hành chính với nhiệm vụ bảo vệ công lý ở Việt Nam hiện nay / Nguyễn Thị Nữ, Bùi Thị Thuận Ánh, Nguyễn Hữu Khánh Linh // .- 2020 .- Số 6 .- Tr. 8-13 .- 340
“Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ, bảo vệ lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” (Khoản 3, Điều 102 Hiến pháp 2013). Trong thực tiễn quyền con người, quyền công dân có thể bị xâm phạm bởi bất kể cá nhân nào trong xã hội, trong đó có cả cơ quan công quyền thông qua việc ban hành các quyết định hành chính, thực hiện các hành vi hành chính không hợp pháp. Tài phán hành chính là thiết chế quan trọng nhất để kiểm soát quyền lực hành pháp với mục đích bảo vệ quyền lợi hợp pháp của công dân trả lại cho họ cái mà họ có quyền được hưởng, ngăn chặn nguy cơ một chủ thể khác chiếm đoạt thứ mà không thuộc về họ góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ lẽ phải trước sự xâm phạm của cơ quan công quyền. Trong bài viết này, người viết tập trung phân tích làm rõ vai trò của hoạt động tài phán hành chính đối với việc bảo vệ quyền công dân, bảo vệ công lý, đánh giá một số qui định của pháp luật về thực tiễn thực hiện việc bảo vệ quyền công dân thông qua hoạt động tài phán hành chính. Bài viết cũng đề xuất một số giải pháp nâng hiệu quả hoạt động tài phán hiện nay để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ công lý của tòa án.
2350 Bảo vệ quyền lợi người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu theo quy định pháp luật một số nước / Phan Thanh Mộng Quyền // .- 2019 .- Số 1 .- Tr. 30-35 .- 340
Vấn đề bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu cũng là một vấn đề gây nhiều tranh cãi. Vậy pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ như thế nào? Chính vì vậy, việc nghiên cứu, phân tích các vấn đề pháp lý liên quan đến bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu, từ đó tìm ra những vướng mắc, bất cập, đồng thời kiến nghị những giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện pháp luật về vấn đề này là điều hết sức cần thiết. Trong phạm vi bài viết này, tác giả trình bày kinh nghiệm pháp luật của các nước về bảo vệ quyền lợi người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu và pháp luật Việt Nam hiện hành về vấn đề này.