CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Luật
2321 Quy định pháp luật về quản trị ngân hàng thương mại cổ phần / Phan Phương Nam // Nghiên cứu Lập pháp .- 2019 .- Số 15 (391) .- Tr. 53 – 57 .- 340
Bài viết tập trung vào các vấn đề: Nhận diện quản trị của ngân hàng thương mại cổ phần; phân tích thực trạng pháp luật quy định về quản trị ngân hàng thương mại cổ phần và chỉ ra những điểm bất cập, hạn chế các quy định đó và đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật về quản trị ngân hàng thương mại cổ phần.
2322 Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động / Lê Văn Đức // Nghiên cứu Lập pháp .- 2019 .- Số 16 (392) .- Tr. 23 – 27 .- 340
Đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn hiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động là rất quan trọng, nhằm đảm bảo việc duy trì quan hệ lao động và bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng cho mỗi bên.
2323 Phạm vi áp dụng quy định nhà nước thu hồi đất sử dụng để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng / Trần Vang Phủ, Trần Thụy Quốc // Nghiên cứu Lập pháp .- 2019 .- Số 16 (392) .- Tr. 28 – 34 .- 340
Điều 62 Luật Đất đai năm 2013 quy định cụ thể các trường hợp cơ quan có thẩm quyền được phép thu hồi đất vì mục đích phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, để đảm bảo sự phát triển bền vững, hài hòa giữa mục tiêu phát triển kinh tế với an sinh xã hội, bảo vệ môi trường và đặc biệt là hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, người dân và nhà đầu tư, cần xác định rõ ranh giới các dự án phát triển kinh tế, thu hút đầu tư trong trường hợp nào chủ đầu tư phải thỏa thuận để nhận chuyển nhượng, thuê lại đất hoặc nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất với người đang sử dụng đất.
2324 Hoàn thiện pháp luật bảo đảm quyền bình đẳng của lao động nước ngoài trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam / Phạm Hoàng Linh // Nghiên cứu Lập pháp .- 2019 .- Số 16(392) .- Tr. 50 – 56 .- 340
Về cơ bản, pháp luật Việt Nam đã đảm bảo quyền của người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo tinh thần của pháp luật quốc tế. Song, vì nhiều nguyên nhân khác nhau, vẫn còn những khác biệt ở những mức độ nhất định trong điều chỉnh của pháp luật về đảm bảo quyền của người lao động là người nước ngoài trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Vì vậy, cần tiếp tục hoàn thiện pháp luật nhằm bảo đảm quyền bình đảng của lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay.
2325 Giám sát của nghị viện đối với nhánh quyền lực tư pháp ở vương quốc Anh / Đậu Công Hiệp // Nghiên cứu Lập pháp .- 2019 .- Số 16(392) .- Tr. 57 – 64 .- 340
Điểm tương đồng khá thú vị giữa chính thể đại nghị ở Anh và chính thể xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là vai trò nổi bật của cơ quan dân cư cao nhất (nghị viện – quốc hội). Vì vậy, việc nghiên cứu mối quan hệ giữa cơ quan lập pháp và tư pháp nói chung cũng như hoạt động giám sát của nghị viện đối với nhánh quyền tư pháp nói riêng ở vương quốc Anh sẽ mang lại nhiều giá trị tham khảo cho Việt Nam.
2326 Hoàn thiện khung pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ trong bối cảnh hội nhập quốc tế / Trần Thị Thanh Thu // Nghiên cứu Lập pháp .- 2019 .- Số 17(393) .- Tr. 17 – 25 .- 340
Bài viết này đề cập định hướng xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ của Việt Nam và ý nghĩa của việc hoàn thiện khung pháp luật để đáp ứng yêu cầu xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ trong bối cảnh hội nhập.
2327 Hoàn thiện dự thảo Luật thanh niên (sửa đổi) / Trần Kiên, Nguyễn Huy Tử Quân // Nghiên cứu Lập pháp .- 2019 .- Số 17(393) .- Tr. 26 – 31,36 .- 340
Bài viết sử dụng Chương quy định về quyền và nghĩa vụ của thanh niên trong Dự thảo Luật Thanh niên (sửa đổi) như một trường hợp nghiên cứu điển hình (case study) để phân tích về triết lý, kỹ thuật lập pháp và việc áp dụng trong thực tiễn. Trên cơ sở trình bày, phân tích về sự cần thiết, tính hợp hiến và khả thi của việc quy định về các quyền và nghĩa vụ trong Dự thảo Luật thanh niên (sửa đổi) và từ đó đề xuất một cách tiếp cận phù hợp.
2328 Hoàn thiện quy định về công bố thông tin trong dự thảo Luật chứng khoán (sửa đổi) / Phan Phương Nam // Nghiên cứu Lập pháp .- 2019 .- Số 17(393) .- Tr. 32 – 36 .- 340
Trong dự thảo 4 Luật Chứng khoán (sửa đổi), quy định về hoạt động công bố thông tin trên thị trường chứng khoán vẫn còn nhiều điểm chưa hợp lý, như về tên của một số điều khoản, nguyên tắc công bố thông tin, nội dung của các thông tin cần công bố của các chủ thể có nghĩa vụ công bố thông tin. Vì vậy cần tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện các quy định trong nội dung công bố thông tin nhằm bảo vệ hiệu quả hơn nữa nhà đầu tư và tạo điều kiện cho thị trường chứng khoán phát triển bền vững.
2329 Kiểm soát thực hiện quyền hành pháp của tòa án Hoa Kỳ và một số khuyến nghị cho Việt Nam / Phan Thị Lan Hương // Nghiên cứu Lập pháp .- 2019 .- Số 17 (393) .- Tr. 58 – 64 .- 340
Cơ quan hành chính nhà nước là chủ thể chủ yếu, quan trọng thực hiện quyền hành pháp và luôn đứng trước nguy cơ lạm quyền, tham nhũng, thiếu trách nhiệm trong quản lý. Thông thường, việc kiểm soát thực hiện quyền hành pháp được thực hiện qua hai kênh: nội bộ (bên trong) và bên ngoài hệ thống (cơ quan tư pháp, lập pháp). So sánh việc kiểm soát thực hiện quyền hành pháp ở các nước và đề xuất các khuyến nghị cho Việt Nam là một công việc cần thiết.
2330 Phương pháp tiếp cận dựa trên quyền con người và khả năng áp dụng vào hoạt động xây dựng chính sách, pháp luật ở Việt Nam hiện nay / Vũ Công Giao // Nghiên cứu Lập pháp .- 2019 .- Số 18 (394) .- Tr. 3 – 13 .- 340
Khái quát về phương pháp tiếp cận dựa trên quyền con người; Kinh nghiệm áp dụng phương pháp tiếp cận dựa trên quyền con người trong các dự án phát triển của Liên minh châu Âu; Quyền con người trong hoạt động xây dựng chính sách, pháp luật ở Việt Nam hiện nay.