CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Luật
2311 Hoàn thiện hoạt động thẩm định và lựa chọn sách giáo khoa và các gợi ý từ kinh nghiệm của Hàn Quốc / Đặng Tất Dũng // Nghiên cứu Lập pháp .- 2019 .- Số 18(394) .- Tr. 59 – 64 .- 340
Luật Giáo dục năm 2019 được ban hành để hoàn thiện hơn các quy định của pháp luật trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, trong đó bao gồm định hướng mới về biên soạn, thẩm định và lựa chọn sách giáo khoa. Theo đó, việc biên soạn sách giáo khoa được xã hội hóa và Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ quy định các khung quy chuẩn để thẩm định và lựa chọn. Để góp ý hoàn thiện các quy định của pháp luật về phân loại, thẩm định và lựa chọn sách giáo khoa theo định hướng mới này, bài viết có nêu các kinh nghiệm từ Hàn Quốc để tham khảo.
2312 Bảo hộ quyền chuyển vốn và lợi nhuận của nhà đầu tư ASEAN theo quy định của ASEAN và thực tiễn của Việt Nam / Nguyễn Quỳnh Anh // Luật học .- 2019 .- Số 7 .- Tr. 3 – 12 .- 340
Quyền chuyển vốn và lợi nhuận là một trong những yêu cầu bảo hộ nhà đầu tư nước ngoài điển hình được ghi nhận trong các hiệp định đầu tư song phương, pháp luật quốc gia hay trong các hiệp định về đầu tư của các tổ chức quốc tế, trong đó có Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN. Vấn đề bảo hộ quyền chuyển vốn và lợi nhuận của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được quy định trực tiếp tại Luật đầu tư năm 2014 và một số văn bản pháp luật khác có lien quan. Bài viết phân tích cụ thể Điều 13 Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN về chuyển vốn và lợi nhuận ra nước ngoài của nhà đầu tư ASEAN, quá trình nội luật hóa các quy định của ASEAN về quyền này vào pháp luật đầu tư của Việt Nam và đánh giá sự tương thích của pháp luật Việt Nam với các quy định của Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN.
2313 Giải pháp hoàn thiện pháp luật về bất động sản du lịch ở Việt Nam / Đoàn Văn Bình // Luật học .- 2019 .- Số 7 .- Tr. 13 – 19 .- 340
Quyền chuyển vốn và lợi nhuận là một trong những yêu cầu bảo hộ nhà đầu tư nước ngoài điển hình được ghi nhận trong các hiệp định đầu tư song phương, pháp luật quốc gia hay trong các hiệp định về đầu tư của các tổ chức quốc tế, trong đó có Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN. Vấn đề bảo hộ quyền chuyển vốn và lợi nhuận của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được quy định trực tiếp tại Luật đầu tư năm 2014 và một số văn bản pháp luật khác có lien quan. Bài viết phân tích cụ thể Điều 13 Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN về chuyển vốn và lợi nhuận ra nước ngoài của nhà đầu tư ASEAN, quá trình nội luật hóa các quy định của ASEAN về quyền này vào pháp luật đầu tư của Việt Nam và đánh giá sự tương thích của pháp luật Việt Nam với các quy định của Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN.
2314 Phát triển ngân hàng xanh – Thực trạng và định hướng hoàn thiện chính sách, pháp luật Việt Nam / Trần Linh Huân // Luật học .- 2019 .- Số 7 .- Tr. 41-55 .- 340
Bài viết phân tích, đánh giá làm rõ các vấn đề tổng quan về ngân hang xanh, mối quan hệ tương tác giữa chức năng hoạt động của ngân hàng xanh và vấn đề bảo vệ môi trường trong việc tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế, ổn định xã hội, bảo vệ môi trường, chỉ ra một số hạn chế trong nhận thức và bất cập trong quy định pháp luật Việt Nam về cơ chế ưu đãi, chi phí đầu tư, nguồn vốn, khung pháp lí hỗ trợ thực hiện tín dụng xanh, ngân hàng xanh. Trên cơ sở đó đưa ra một số định hướng, giải pháp khắc phục, hoàn thiện về khung pháp lí, cơ chế chính sách thuế, tài chính, vốn, kĩ thuật và trách nhiệm của các chủ thể có liên quan nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động xây dựng và phát triển ngân hàng xanh tại Việt Nam.
2315 Khía cạnh pháp lí của hoạt động mua bán xăng dầu trên biển theo quy định của công ước Luật biển năm 1982 và án lệ quốc tế / Trần Hữu Duy Minh // Luật học .- 2019 .- Số 7 .- Tr. 56 – 67 .- 340
Bài viết phân tích các quy định của Công ước Luật biển năm 1982 , đặc biệt là các án lệ của Tòa án quốc tế về luật biển để làm sang tỏ khía cạnh pháp lí của hoạt động này trong các vùng biển thuộc thẩm quyền quốc gia của quốc gia ven biển và trên Biển cả, qua đó chỉ ra các căn cứ pháp lí để quốc gia ven biển có thể ban hành và thực thi pháp luật đối với hoạt động này phù hợp với quy định của Công ước.
2316 Nhu cầu thành lập tòa sở hữu trí tuệ ở Việt Nam / Nguyễn Văn Luật // Nghiên cứu Lập pháp .- 2019 .- Số 15 (391) .- Tr. 3 – 10 .- 340
Tòa sở hữ trí tuệ là một trong những tòa chuyên trách được nhiều quốc gia thành lập nhằm thụ lý và xét xử các tranh chấp về sở hữu trí tuệ. Hiện nay, tranh chấp về sở hữu trí tuệ ở Việt Nam ngày một nhiều và phức tạp, thực tiễn này đặt ra yêu cầu phải thành lập tòa án chuyên trách trong hệ thống Tòa án nhân dân nhằm đáp ứng yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cho các cá nhân và tổ chức. Đây là đòi hỏi khách quan trong quá trình cải cách tư pháp nói chung và hoàn thiện cơ chế pháp lý bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ nói riêng ở Việt Nam hiện nay.
2317 Phạm vi tương trợ tư pháp hình sự trong một số điều ước quốc tế và kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam / Dương Đình Công // Nghiên cứu Lập pháp .- 2019 .- Số 15 (391) .- Tr. 18 – 24 .- 340
Trong việc giải quyết các vụ án hình sự có yếu tố nước ngoài, các quốc gia thường tìm kiếm sự hỗ trợ giúp đỡ từ các quốc gia nước ngoài bằng hình thức tương trợ tư pháp hình sự thông qua một yêu cầu tương trợ tư pháp. Yêu cầu tương trợ tư pháp được thực hiện theo cách thức với trình tự, thủ tục mà các bên có thỏa thuận và phù hợp với quy định của pháp luật quốc gia. Một trong những nội dung mà các quốc gia quan tâm khi tiếp nhận yêu cầu tương trợ tư pháp từ quốc gia yêu cầu là có thuộc phạm vi tương trợ tư pháp hay thuộc trường hợp từ chối tương trợ.
2318 Một số ý kiến về luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật / Nguyễn Minh Đoan // Nghiên cứu Lập pháp .- 2019 .- Số 15 (391) .- Tr. 25 – 28 .- 340
Ban hành văn bản quy phạm pháp luật là việc làm thường xuyên, không thể thiếu của bất kỳ một nhà nước hiện đại nào khi coi văn bản quy phạm pháp luật là nguồn pháp luật chủ yếu. Văn bản quy phạm pháp luật được coi là hình thức thể hiện khoa học, chặt chẽ, chính xác, có nhiều ưu điểm nhất của pháp luật. Tuy nhiên, mỗi quốc gia khác nhau lại quy định việc ban hành chúng khác nhau và trong một quốc gia cũng thường tồn tại nhiều loại văn bản quy phạm pháp luật nên mỗi loại cũng có thủ tục ban hành khác nhau.
2319 Các tình tiết giảm nhẹ trong pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính / Nguyễn Nhật Khanh // Nghiên cứu Lập pháp .- 2019 .- Số 15(391) .- Tr. 29 – 38 .- 340
Thực tiễn thi hành pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính đã chứng minh rằng, việc áp dụng các tình tiết giảm nhẹ đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính là hiệu quả và thiết thực, có tác dụng trong việc cá thể hóa, phân hóa mức độ trách nhiệm hành chính. Tuy nhiên, các quy định pháp luật hiện hành về các tình tiết giảm nhẹ trong hoạt động xử phạt vi phạm hành chính vẫn tồn tại nhiều bất cập, dẫn đến việc áp dụng pháp luật gặp nhiều khó khăn và thiếu thống nhất, làm giảm đi hiệu quả của việc xử phạt vi phạm hành chính, do đó cần phải có giải pháp khắc phục.
2320 Hạn chế của pháp luật về du lịch trong quy định bảo vệ quyền lợi của khách du lịch và kiến nghị hoàn thiện / Đào Thị Thu Hằng // Nghiên cứu Lập pháp .- 2019 .- Số 15 (391) .- Tr. 47 – 52 .- 340
Luật Du lịch năm 2017 đã có hiệu lực và đang được thực thi. Nhưng trong quá trình áp dụng, Luật đã bộc lộ một số hạn chế. Một trong những hạn chế đó là thực hiện quy định doanh nghiệp kinh doanh lữ hành phải ký quỹ để đảm bảo trách nhiệm với khách du lịch khi có sự kiện rủi ro xảy ra.