CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Luật

  • Duyệt theo:
2301 Chính sách chuyển dịch đất đai theo hướng tích tụ, tập trung và tác động / Bùi Hải Thiêm, Vũ Văn Huân // Nghiên cứu Lập pháp .- 2019 .- Tr. 45 – 51 .- 340

Bài viết phân tích các góc nhìn hiện nay về hướng tích tụ và tập trung đất đai, và dựa trên kết quả nghiên cứu gần đây, chỉ ra một số nội dung đề xuất chính sách có khả năng nhận được mức độ ủng hộ như thế nào từ công chúng.

2302 Nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp đất đai / Nguyễn Thị Bích // Tài nguyên & Môi trường .- 2020 .- Số 5 (331) .- Tr. 19 - 21 .- 340

Trong những năm qua, chính sách, pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai ngày càng hoàn thiện, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho tổ chức, cá nhân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo khi xảy ra tranh chấp. Đồng thời, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai. Tuy nhiên trên thực tế, tình hình tranh chấp đất đai vẫn diễn ra rất phức tạp, đồi hỏi phải có những giải pháp hết sức căn cơ , đồng bộ, với sự tham gia của nhiều cấp, nhiều ngành.

2303 Xung đột lợi ích giữa bên thuê và bên nhận thế chấp tài sản : góc nhìn từ thực tiễn / Nguyễn Thùy Dung, Bùi Đức Giang // Ngân hàng .- 2019 .- Số 22 .- Tr. 19-20 .- 343.04

Trình bày các trường hợp như hợp đồng thế chấp được xác lập trước hợp đồng thuê; hợp đồng thế chấp được xác lập sau hợp đồng thuê.

2304 Đổi mới quy trình lập pháp hiện hành theo Hiến pháp năm 2013 / Trần Ngọc Đường // Nghiên cứu Lập pháp .- 2019 .- Số 13 (389) .- Tr. 29 – 34 .- 340

Qua 4 năm thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 cho thấy, công tác xây dựng pháp luật ở nước ta đã có chuyển biến tích cực, chất lượng văn bản pháp luật đã được nâng cao hơn, nhiều văn bản được ban hành để kịp thời đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước và góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, đối chiếu với những nội dung mới của Hiến pháp năm 2013, có thể thấy Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 còn có khiếm khuyết như: Các quy định của Luật về phân công, phối hợp trong hoạt động lập pháp không phù hợp, chưa thể hiện đầy đủ vai trò của Nhân dân trong hoạt động lập pháp; kiểm soát ủy quyền lập pháp chưa được quy định chặt chẽ để phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của lập pháp ủy quyền. Vì vậy, việc hoàn thiện Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 đang được đặt ra cấp thiết.

2305 Làm mạnh hóa hệ thống ngân hàng từ thực tiễn: Áp dụng nghị quyết 42/2017/QH14 của Quốc hội về việc thí điểm xử lý nợ xấu tại các tổ chức tín dụng / Võ Trung Tín, Văn Thành Khánh Linh // .- 2019 .- Số 13 (389) .- Tr. 47 – 52 .- 340

Ngày 21/6/2017, Nghị quyết số 42/2017/QH14 về việc thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng đã được Quốc hội khóa XIV, kỳ họp thứ 3 thông qua. Trong hai năm qua, bên cạnh các lợi ích mang lại, các tổ chức tín dụng cũng gặp không ít các khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện Nghị quyết số 42/2017/QH14

2306 Hoàn thiện các quy định của Luật phá sản năm 2014 / Trương Thị Quỳnh Trâm // Nghiên cứu Lập pháp .- 2019 .- Số 13 (389) .- Tr. 53 – 57 .- 340

Luật Phá sản năm 2014 ra đời đã tạo khung pháp lý vững chắc cho việc phá sản các doanh nghiệp, hợp tác xã. Tuy nhiên, các quy định pháp luật trong lĩnh vực này vẫn còn tồn tại một số bất cập, gây nhiều khó khăn cho hoạt động của các doanh nghiệp, hợp tác xã cũng như các cơ quan có thẩm quyền liên quan đến việc giải quyết thủ tục phá sản. Do vậy, đặt ra vấn đề cần phải có giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật để tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải quyết thủ tục phá sản trong thực tiễn.

2307 Quy định về nhóm công ty trong pháp luật một số quốc gia và những nội dung tham khảo cho Việt Nam / Trần Minh Anh // Nghiên cứu Lập pháp .- 2019 .- Số 13 (389) .- Tr. 58 – 64 .- 340

Nhóm công ty đang ngày càng xuất hiện phổ biến ở Việt Nam bởi mô hình này giúp tạo ra lợi thế cạnh tranh cho các tổ chức liên kết kinh tế của các công ty. Tuy nhiên, các quy định pháp lý hiện hành về nhóm công ty tại Việt Nam còn nhiều điểm hạn chế. Nhận diện và khắc phục các điểm hạn chế này trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm các quốc gia trên thế giới trong việc điều chỉnh các vấn đề liên quan là cần thiết để tạo môi trường thuận lợi cho các nhóm công ty phát triển, qua đó thúc đẩy nền kinh tế quốc gia.

2308 Phổ quát hóa quyền tự do kinh doanh trong điều kiện hội nhập quốc tế / Dương Anh Sơn, Nguyễn Thị Thu Trang // Nghiên cứu Lập pháp .- 2019 .- Số 19 (395) .- Tr. 13 – 19 .- 340

Quyền tự do kinh doanh phải được đảm bảo và trở nên phổ quát do vai trò thực sự to lớn của quyền này và để quá trình tự do hóa thương mại nói riêng và và toàn cầu hóa nói chung diễn ra tại Việt Nam thu được hiệu quả cao. Trong đó tiên phong là pháp luật doanh nghiệp, pháp luật đầu tư, pháp luật cạnh tranh,…nói riêng và pháp luật kinh tế của Việt Nam nói chung cần phải phổ quát hóa quyền tự do kinh doanh – quyền kinh tế của con người.

2309 Trách nhiệm pháp lý quốc tế của quốc gia gây thiệt hại khi khai thác tài nguyên xuyên quốc gia / Lê Minh Nhựt, Phùng Hồng Thanh // Nghiên cứu Lập pháp .- 2019 .- Số 19 (395) .- Tr. 20 – 28 .- 340

Thông qua những vụ việc đã được giải quyết, bài viết phân tích về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của quốc gia khi thực hiện những hành vi gây ô nhiễm không khí xuyên biên giới hay gây thiệt hại cho nguồn nước quốc tế (nước ngọt)

2310 Thuế tài sản và những vấn đề liên quan đến việc xây dựng luật thuế tài sản / Trần Thị Bé Duyên // Nghiên cứu Lập pháp .- 2019 .- Số 19 (395) .- Tr. 29 – 34 .- 340

Thuế thu trên tài sản ở nước ta được hình thành từ rất lâu với một số sắc thuế phổ biến như thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có một sắc thuế mang tên Thuế Tài sản nhằm điều chỉnh các loại tài sản có khả năng chịu thuế trên thực tế. Do vậy, việc nghiên cứu xây dựng pháp luật thuế tài sản là vấn đề rất cần thiết, giúp đảm bảo nguồn thu cho ngân sách nhà nước, chống đầu cơ nhà đất và đảm bảo công bằng xã hội.