CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Luật
2271 Pháp luật về hoạt động tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích từ tiếp cận nguồn gen – Thực trạng và khuyến nghị / Nguyễn Thanh Huyền // Luật học .- 2019 .- Số 8 (2019) .- Tr. 46 – 58 .- 340
Bài viết làm rõ khái niệm tiếp cận nguồn gen và chia sẽ lợi ích thu được từ việc sử dụng nguồn gen, nguyên tắc tiếp cận nguồn gen, chủ thể tiếp cận nguồn gen và chủ thể cung cấp nguồn gen; cách thức tiếp cận nguồn gen và chia sẽ lợi ích từ tiếp cận nguồn gen; quản lí nhà nước về tiếp cận nguồn gen. Trên cơ sở đó, bài viết đưa ra các kiến nghị hoàn thiện pháp luật về hoạt động tiếp cận nguồn gen và chia sẽ lợi ích từ tiếp cận nguồn gen.
2272 Kiến nghị hoàn thiện một số quy định của Luật công chứng / Nguyễn Khắc Cường // Nghiên cứu Lập pháp .- 2019 .- Số 22 (398) .- Tr. 52 – 64 .- 340
Sau gần 5 năm thi hành, Luật Công chứng năm 2014 được xem là hành lang pháp lý quan trọng tạo thuận lợi cho các chủ thể tham gia xác lập, thay đổi, chấm dứt các giao dịch dân sự, góp phần không nhỏ trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cũng như hạn chế những tranh chấp, rủi ro phát sinh giữa các bên trong quan hệ giao dịch dân sự; qua đó từng bước nâng cao ý thức chấp hành luật của các chủ thể; góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt được, nội dung Luật Công chứng vẫn còn những hạn chế nhất định cần được tiếp tục hoàn thiện.
2273 Kiểm soát xung đột lợi ích trong hoạt động công vụ tại Việt Nam hiện nay / Phạm Thị Huệ // Nghiên cứu Lập pháp .- 2019 .- Số 23 (399) .- Tr. 11 – 15 .- 340
Kiểm soát xung đột lợi ích là công vụ hữu hiệu để nâng cao hiệu quả hoạt động công vụ nói chung và phòng, chống tham nhũng nói riêng được các quốc gia trên thế giới coi trọng. Pháp luật hiện hành của Nhà nước ta đã có những quy định trong một số văn bản pháp luật chuyên ngành về vấn đề này. Tuy nhiên, việc nghiên cứu tổng thể hệ thống các quy định của pháp luật về kiểm soát xung đột lợi ích làm cơ sở khoa học và thực tiễn để hoàn thiện pháp luật là điều cần thiết, đặc biệt trong bối cảnh xây dựng chính phủ kiến tạo phát triển.
2274 Quyền im lặng của pháp nhân phạm tội trong tố tụng hình sự / Võ Minh Kỳ, Nguyễn Phương Anh // Nghiên cứu Lập pháp .- 2019 .- Số 23 (399) .- Tr. 16 – 24 .- 340
Quyền im lặng là một quyền mới của người bị buộc tội trong tố tụng hình sự. Đặc biệt hơn, việc quy định quyền này cho một chủ thể mới là pháp nhân thương mại phạm tội cũng làm phát sinh một số vấn đề pháp lý cần phải làm rõ. Bài viết trước hết phân tích lý luận về quyền im lặng của thể nhân và quyền im lặng của pháp nhân; về việc quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân trong pháp luật hình sự và tố tụng hình sự; chỉ ra một số vấn đề pháp lý cần làm rõ về quyền im lặng của pháp nhân phạm tội và đưa ra một số gợi mở hoàn thiện.
2275 Quyền của người bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc: Thực trạng và kiến nghị / Ninh Viết Tùng, Bùi Tiến Đạt // Nghiên cứu Lập pháp .- 2019 .- Số 23 (399) .- Tr. 25 – 32 .- 340
Biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc ảnh hưởng lớn tới quyền tự do cá nhân và tiềm ẩn nguy cơ xâm phạm quyền con người và lạm quyền từ phía cơ quan nhà nước. Việc đảm bảo quyền con người của người nghiện ma tuý không chỉ bảo vệ quyền cá nhân tại cơ sở cai nghiện mà còn phải đảm bảo thủ tục công bằng trong việc đưa người nghiện đi cai nghiện bắt buộc. Biện pháp cưỡng chế cai nghiện này mang tính chất pha trộn giữa các loại hình tố tụng tư pháp. Tính cưỡng chế gần với hình phạt tù, thủ tục giống với phiên toà rút gọn và tranh tụng giống tố tụng hình sự và dân sự. Đo đó, việc “tư pháp hoá” thủ tục này là tất yếu và Nhà nước cần thừa nhận các chuẩn mực của trình tự công bằng để đảm bảo quyền của người bị đề nghị và ngăn ngừa vi phạm tố tụng.
2276 Trình tự, thủ tục rút gọn trong xây dựng luật ở nước ta – Thực trạng và kiến nghị / Bùi Thu Hằng // Nghiên cứu Lập pháp .- 2019 .- Số 20 (396) .- Tr. 22 – 26 .- 340
Để góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác xây dựng pháp luật, bài viết đi sâu phân tích những bất cập và hạn chế trong việc áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn trong xây dựng luật hiện nay, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình này.
2277 Hoàn thiện quy định về chức năng đại diện chủ sở hữu của nhà nước đối với đất đai / Phạm Xuân Thắng // Nghiên cứu Lập pháp .- 2019 .- Số 20 (396) .- Tr. 27 – 33 .- 340
Trong thời gian qua, quy định của pháp luật về chức năng đại diện chủ sở hữu toàn dân của Nhà nước đối với đất đai đã từng bước được hoàn thiện, góp phần quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng nguồn lực đất đai. Tuy nhiên, nội dung pháp lý về phương diện chức năng này của Nhà nước vẫn tồn tại những bất cập, hạn chế, khó khăn trong quá trình thực hiện, đặt ra yêu cầu cần thiết phải tiếp tục sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện.
2278 Hành vi lôi kéo khách hàng bất chính trong pháp luật Việt Nam / Trần Thăng Long, Nguyễn Ngọc Hân // Nghiên cứu Lập pháp .- 2019 .- Số 20 (396) .- Tr. 49 – 53 .- 340
Trên cơ sở nghiên cứu hành vi lôi kéo khách hàng bất chính trong pháp luật của một số quốc gia và Việt Nam hiện hành, bài viết đề xuất hướng hoàn thiện để quy định đi vào thực tiễn có hiệu quả, thống nhất và đủ tính răn đe, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng cho chủ thể doanh nghiệp.
2279 Điều khoản bảo hiểm tạm thời trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ / Bạch Thị Nhã Nam // Nghiên cứu Lập pháp .- 2019 .- Số 20 (396) .- Tr. 54 – 59 .- 340
Bài viết phân tích các khái niệm, nội dung, thời hạn điều khoản bảo hiểm tạm thời, cơ sở pháp lý của thoả thuận bảo hiểm tạm thời và bình luận các rủi ro pháp lý có liên quan đến điều khoản bảo hiểm tạm thời.
2280 Quyền tác giả đối với tác phẩm trong môi trường công nghiệp 4.0 tại các cơ sở giáo dục Đại học / Vũ Thị Hồng Yến // Nghiên cứu Lập pháp .- 2019 .- Số 21 (397) .- Tr. 11 – 17 .- 340
Bài viết phân tích sự ảnh hưởng mạnh mẽ của cách mạng công nghiệp (CMCN 4.0) đến sự bảo vệ quyền tác giả nói chung và bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm tại các cơ sở giáo dục đại học nói riêng; nhận diện các loại tác phẩm thuộc quyền sở hữu của nhà trường, xác định phạm vi quyền tác giả của nhà trường với người học; chỉ rõ những đặc thù và giới hạn của hành vi trích dẫn, sao chép tác phẩm để tránh tình trạng “đạo văn”; phân tích các hành vi quản trị quyền tác giả đối với tác phẩm của nhà trường; và cuối cùng, rút ra các bài học cho cơ sở giáo dục đại học trong việc bảo vệ tốt nhất quyền tác giả đối với tác phẩm trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0