CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Luật
2251 Quy định về cổ đông sáng lập trong pháp luật Việt Nam và pháp luật ở một số quốc gia trên thế giới / Trần Huỳnh Thanh Nghị // Nghiên cứu Lập pháp .- 2020 .- Số 04 (404) .- Tr.55 – 62 .- 340
Bài viết phân tích một số quy định tương đồng và khác biệt trong pháp luật Việt Nam và pháp luật một số quốc gia khác trên thế giới về cổ đông sáng lập. Qua đó, cung cấp những thông tin pháp lý quan trọng giúp cho các nhà lập pháp Việt Nam có thể tham khảo để hoàn thiện quy định về cổ đông sáng lập trong thời gian tới.
2252 Bản chất pháp lí của hoà giải thương mại / Lê Hương Giang // Luật học .- 2019 .- Số 10 (2019) .- Tr.3 – 13 .- 340
Hoà giải là vấn đề không quá mới mẻ ở Việt Nam, tuy nhiên, hoà giải thương mại với tư cách phương thức giải quyết tranh chấp độc lập, dùng để thay thế cho các phương thức tố tụng như trọng tài hay toà án lại là vấn đề có tính thời sự, đặc biệt khi Việt Nam đã có quy định pháp lý rõ ràng hơn thông qua việc Chính phủ ban hành Nghị định số 22/2017/NĐ-CP ngày 24/02/2017 về hoà giải thương mại. Do đó, hoà giải thương mại dưới góc độ lí luận sẽ góp phần làm cơ sở cho các nghiên cứu đánh giá thực trạng pháp luật về hoà giải thương mại. Bài viết hệ thống hoá và nêu lên khái niệm của hoà giải thương mại dưới góc độ quan điểm học thuật và pháp lí, phân tích đặc điểm pháp lí cơ bản của hoà giải thương mại, từ đó làm cơ sở cho việc hoàn thiện pháp luật về hoà giải thương mại trong thời gian tới.
2253 Phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam: Thuận lợi, rào cản và những vấn đề pháp lí đặt ra / Trương Hồ Hải, Đặng Viết Đạt // Luật học .- 2019 .- Số 10 (2019) .- Tr.14 – 29 .- 340
Kinh tế tư nhân có vai trò đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, đã được Đảng và Nhà nước ta xác định là “một động lực quan trọng của nền kinh tế”. Bên cạnh những thuận lợi, kinh tế tư nhân ở Việt Nam đang phải đối mặt với những rào cản, trong đó bao gồm cả những rào cản về mặt pháp lí. Nhận diện rõ những rào cản pháp lí đối với phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam là nhiệm vụ quan trọng hiện nay nhằm tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật để thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển nhanh, bền vững.
2254 Nghĩa vụ ngăn ngừa, giảm thiểu và kiểm soát ô nhiễm nguồn nước quốc tế theo quy định của Luật quốc tế / Hà Thanh Hoà // Luật học .- 2019 .- Số 10 (2019) .- Tr.30 – 40 .- 340
Bài viết phân tích các quy định của pháp luật quốc tế về ngăn ngừa, giảm thiểu và kiểm soát ô nhiễm nguồn nước; kiến nghị các nội dung và biện pháp ngăn ngừa, khắc phục ô nhiễm nguồn nước quốc tế từ các hoạt động khai thác, sử dụng nguồn nước của các quốc gia nhằm giúp các quốc gia tăng cường đảm bảo an ninh môi trường trong khai thác nguồn nước quốc tế.
2255 Quyền sáng chế đối với các bằng sáng chế tiêu chuẩn cơ bản và luật hợp đồng / Đặng Huỳnh Thiên Vy, Trương Trọng Hiểu // Luật học .- 2019 .- Số 10 (2019) .- Tr.79 – 88 .- 340
Bài viết phân tích FRAND dưới mối quan hệ tương quan giữa luật sáng chế và luật hợp đồng. Hiện tại, các quốc gia khác nhau, đặc biệt là Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu vẫn có cách tiếp cận và quy định cách thức giải quyết khác nhau trước các vấn đề phát sinh, đặc biệt là phạm vi hiệu lực của FRAND và quyền sử dụng lệnh cấm khi có vi phạm đối với các sáng chế cần thiết cho tiêu chuẩn cơ bản.
2256 Pháp luật quốc tế về an ninh con người của phạm nhân và một số khuyến nghị cho Việt Nam / Nguyễn Đức Hoà // Luật học .- 2019 .- Số 11 (2019) .- Tr.3 – 17 .- 340
Trong những thập kỉ qua, Liên hợp quốc và các tổ chức quốc tế đã ban hành nhiều văn bản pháp lí tạo cơ sở quan trọng để các quốc gia tiến hành “ nội luật hoá” nhằm thúc đẩy an ninh con người của phạm nhân trên tất cả các phương tiện. Mặc dù Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan tới an ninh con người, pháp luật về an ninh con người của phạm nhân song vẫn còn một số nội dung chưa tương thích với pháp luật quốc tế. Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lí luận về an ninh con người, pháp luật về an ninh con người của phạm nhân, bài viết phân tích những nội dung cơ bản của pháp luật quốc tế về an ninh con người của phạm nhân và đưa ra một số khuyến nghị nhằm hoàn thiện lĩnh vực pháp luật này ở Việt Nam hiện nay.
2257 Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về quyền tác giả và quyền liên quan từ các quy định của CPTPP / Nguyễn Thái Mai // Luật học .- 2019 .- Tr.18 – 27 .- 340
Quyền tác giả và quyền liên quan là lĩnh vực thuộc quyền sở hữu trí tuệ, có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của mọi quốc gia. Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) quy định khá toàn diện về quyền tác giả và quyền liên quan trong môi trường kĩ thuật số. Trên cơ sở quy định của CPTPP về quyền tác giả và quyền liên quan, bài viết đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về lĩnh vực này nhằm đảm bảo vừa tương thích với quy định của Hiệp định vừa phù hợp với điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội của Việt Nam trong xu thế hội nhập quốc tế.
2258 Đánh giá và so sánh một số quy định về bảo lĩnh trong pháp luật tố tụng hình sự Anh và xứ Wales với Việt Nam / Nguyễn Sơn Phước // Luật học .- 2019 .- Số 11 (2019) .- Tr.28 – 39 .- 340
Bài viết trình bày và phân tích một số quy định về bảo lĩnh trong pháp luật tố tụng hình sự Anh và xứ Wales như: Khái niệm, thẩm quyền áp dụng, đối tượng áp dụng, chủ thể nhận bảo lĩnh và trình tự, thủ tục áp dụng, so sánh quy định về bảo lĩnh của Anh và xứ Wales với pháp luật Việt Nam; rút ra những bài học cho việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam về vấn đề này.
2259 Giám sát tư pháp đối với quyền hành pháp ở Đức và một số gợi mở cho Việt Nam / Lê Thị Thu Thảo // Luật học .- 2019 .- Số 11 (2019) .- Tr.40 – 55 .- 340
Giám sát tư pháp đối với quyền hành pháp ngày nay được sử dụng như một công cụ hữu hiệu để đảm bảo quyền hành pháp được thực thi đúng pháp luật. Các quốc gia phát triển dù khác biệt về hình thức chính thể hay hệ thống pháp luật cũng đều có những phương thức giám sát tư pháp đối với quyền hành pháp như sử dụng quyền bảo hiến của toà án, xây dựng toà án hành chính. Ở Việt Nam, mặc dù toà án nhân dân đã được trao thẩm quyền xét xử các vụ kiện hành chính nhưng hoạt động xét xử này lại chưa hoàn toàn phù hợp với lí thuyết về giám sát tư pháp đối với quyền hành pháp ở Cộng hoà Liên bang Đức để rút ra những kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc xây dựng, vận hành cơ chế kiểm tra, giám sát quyền hành pháp.
2260 Cải cách đơn vị hành chính lãnh thổ ở Pháp và kinh nghiệm cho Việt Nam / Nguyễn Hoàng Anh // Luật học .- 2019 .- Số 12 (2019) .- Tr.3 – 17 .- 340
Dù ra đời từ rất lâu bởi nhu cầu quần cư hay dù mới được thành lập do nhu cầu quản lí của nhà nước nhưng cho đến nay, quy chế của các đơn vị hành chính lãnh thổ luôn phụ thuộc vào sự thừa nhận của nhà nước. Thành lập, sắp xếp, thay đổi các đơn vị hành chính lãnh thổ là tiền đề để một quốc gia tiến hành các biện pháp phát triển kinh tế và quản lí xã hội. Trong quá trình phát triển lịch sử, các đơn vị hành chính của Pháp đã được thành lập theo nguyên tắc kết hợp giữa sự tồn tại tự nhiên và nhu cầu quản lí nhà nước. Việc cải cách thay đổi tên các đơn vị hành chính cũng thể hiện sự kết hợp hài hoà giữa lợi ích của địa phương và vai trò điều hành của nhà nước Trung ương. Kinh nghiệm về tổ chức, cải cách, đổi tên đơn vị hành chính lãnh thổ ở Cộng hoà Pháp có thể gợi mở một số ý tưởng cho Việt Nam trong quá trình cải cách, tổ chức quản lí chính quyền địa phương.