CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Luật

  • Duyệt theo:
2261 Bảo hộ công dân trong tình huống khủng hoảng – Kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị cho Việt Nam / Nguyễn Thị Hương Lan // Nghề luật .- 2020 .- Số 1 (2020) .- Tr.70 – 76 .- 340

Bài viết tập trung làm rõ kinh nghiệm bảo hộ công dân ở nước ngoài trong tình huống khủng hoảng của một số nước; đúc rút ra một số kinh nghiệm có thể vận dụng vào bối cảnh cụ thể của Việt Nam phù hợp với pháp luật quốc gia và quốc tế.

2262 Hiệp định thương mại tự do và những tác động đến doanh nghiệp sản xuất nông sản ở Việt Nam / Ngô Hoàng Oanh // Nghề luật .- 2020 .- Số 1 (2020) .- Tr.77 – 86 .- 340

Bài viết phân tích các thuận lợi và khó khăn mà các doanh nghiệp sản xuất nông sản Việt Nam đã và sẽ gặp phải khi Việt Nam tham gia ký kết và thực hiện các Hiệp định thương mại tự do. Bên cạnh việc được hưởng các mức thuế ưu đãi (phần lớn là 0%) khi xuất khẩu mặt hàng nông sản các doanh nghiệp Việt Nam phả đối đầu với biện pháp bảo hộ ngành nông nghiệp trong nước của các nước nhập khẩu như các biện pháp phi thế quan, các biện pháp phòng vệ, các biện pháp tự vệ đặc biệt, trợ cấp nông nghiệp, rào cản kỹ thuật và quy tắc xuất xứ hàng hóa… Bài viết đưa ra các biện pháp cấp bách nhằm bảo vệ các doanh nghiệp Việt Nam, theo đó cần sự tham gia sâu rộng từ cấp độ Nhà nước đến bản thân các doanh nghiệp sản xuất nông sản và sự chuẩn bị, hỗ trợ từ các đội ngũ chuyên gia pháp lý, luật sư trong và ngoài nước.

2263 Hoàn thiện quy định pháp luật về việc công nhận đăng ký biện pháp bảo đảm đối với tài sản là quyền sở hữu trí tuệ / Lâm Tố Trang // Nghề luật .- 2020 .- Số 2 (2020) .- Tr.10 – 15 .- 340

Nêu lên những bất cập và đề xuất một số kiến nghị liên quan đến việc hoàn thiện quy định pháp luật Việt Nam hiện hành về: Biện pháp bảo đảm áp dụng đối với tài sản là quyền sở hữu trí tuệ; đăng ký biện pháp bảo đảm đối với tài sản là quyền sở hữu trí tuệ.

2264 Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính theo pháp luật hiện hành / Bùi Thị Đào, Hoàng Thị Lan Phương // Nghiên cứu Lập pháp .- 2019 .- Số 23 (399) .- Tr. 33 – 40 .- 340

Bài viết phân tích khái quát nội dung, ý nghĩa của các nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính được quy định trong Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 ( Luật năm 2012), bình luận và đưa ra một số kiến nghị nhằm đảm bảo tính thống nhất của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính để thể hiện nhất quán nội dung, tinh thần của các nguyên tắc xử phạt và thuận tiện khi xử phạt vi phạm hành chính trong thực tiễn.

2265 Một số bất cập của pháp luật bảo vệ môi trường về xử lý nước thải / Tạ Thị Thùy Trang // Nghiên cứu Lập pháp .- 2019 .- Số 23 (399) .- Tr. 41 – 47 .- 340

Xã hội ngày càng phát triển thì lượng chất thải sinh hoạt, công nghiệp cũng tăng lên theo cấp số nhân. Lượng thải ngày càng nhiều nhưng các hệ thống xử lý tập trung không đủ để giải quyết làm ô nhiễm nghiêm trọng môi trường nước. Thực trạng trên đòi hỏi Nhà nước ta cần những biện pháp thích hợp để hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về xử lý nước thải, từng bước giảm thiểu ô nhiễm và bảo vệ môi trường nước.

2266 Chống tham nhũng: Từ nghiên cứu tình huống thực tế đến chọn lựa các giải pháp / Nguyễn Minh Tuấn // Nghiên cứu Lập pháp .- 2019 .- Số 23 (399) .- Tr. 56 – 64 .- 340

Chống tham nhũng trước tiên cần phải có cơ chế minh bạch, giải trình, có giới hạn và kiểm soát quyền lực, xây dựng một nền văn hóa liêm chính. Đồng thời, cần phải có cơ chế bảo vệ người đưa ra bằng chứng về việc tham nhũng và có sự giải thích rõ về yếu tố “trục lợi”, xác định rõ và giám sát việc tuân theo các chế độ, định mức, tiêu chuẩn trong quản lý tài sản công, cải cách hành chính, đổi mới công nghệ quản lý và phương thức thanh toán qua ngân hàng, phù hợp với bối cảnh quốc tế hóa, toàn cầu hóa hiện nay.

2267 Cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần theo luật doanh nghiệp năm 2014 / Nguyễn Vinh Hưng // Nghiên cứu Lập pháp .- 2019 .- Số 24 (400) .- Tr. 23 – 28 .- 340

Khác với cơ cấu tổ chức theo hướng đơn giản, tinh gọn của các loại hình công ty đối nhân, cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần khá phức tạp. Bởi lẽ, công ty cổ phần là loại hình công ty có sự tham gia của rất nhiều thành viên nên cần có cơ chế kiểm soát và phối hợp chặt chẽ để đảm bảo cho công ty hoạt động hiệu quả. Vì vậy, nghiên cứu về cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp năm 2014, từ đó, chỉ ra một số hạn chế, bất cập và đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật về công ty này là việc làm cần thiết.

2268 Nâng cao hiệu quả thực thi chính sách công ở Việt Nam / Nguyễn Trọng Bình // Nghiên cứu Lập pháp .- 2019 .- Số 24 (400) .- Tr. 29 – 35 .- 340

Trong chu trình chính sách công, thực thi chính sách có vai trò thực hiện mục tiêu chính sách, kiểm nghiệm chính sách trong thực tế, và góp phần cung cấp luận cứ cho việc hoạch định, ban hành chính sách tiếp theo. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả thực thi chính sách công, trong đó có ba yếu tố chủ yếu là chất lượng chính sách; đối tượng bị tác động bởi chính sách và chủ thể thực thi chính sách. Trên cơ sở khái lược các nghiên cứu có liên quan, bài viết phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả thực thi chính sách công, từ đó đề xuất một số kiến nghị nâng cao hiệu quả thực thi chính sách công ở Việt Nam.

2269 Mua thâu tóm và phòng vệ công ty: Kinh nghiệm lập pháp của Nhật Bản và Hoa Kỳ / Nguyễn Thị Lan Hương // Nghiên cứu Lập pháp .- 2019 .- Số 24 (400) .- Tr. 47 – 54 .- 340

Bài viết đề cập: Những nguyên tắc cơ bản về mua công ty, một số kinh nghiệm lập pháp của Nhật Bản và Hoa Kỳ về đảm bảo công bằng, hạn chế thâu tóm thù địch đối với công ty mục tiêu, biện pháp phòng vệ; Khái quát một số thương vụ mua bán công ty và bất cập phát sinh; Để từ đó kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật về mua thâu tóm và phòng vệ công ty trong bối cảnh hiện tại ở Việt Nam.

2270 Quyền tự do lập hội, hội họp của người lao động Việt Nam trước yêu cầu từ các hiệp định thương mại tự do / Nguyễn Anh Đức // Luật học .- 2019 .- Số 8 (2019) .- Tr.3 – 13 .- 340

Bài viết bàn về quyền tự do lập hội, hội họp của một nhóm chủ thể đặc biệt trong pháp luật người lao động nhằm chỉ ra những thách thức đối với Nhà nước Việt Nam cả về đối nội và đối ngoại trong việc bảo đảm các quyền này của người lao động trên cơ sở thực thi các hiệp định thương mại tự do. Bài viết làm rõ một số bất cập trong Bộ luật lao động, Luật công đoàn, Bộ luật tố tụng dân sự để chứng minh việc thực hiện các quyền tự do lập hội, hội họp của người lao động là yêu cầu không thể trì hoãn trong bối cảnh hiện nay.