CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Luật

  • Duyệt theo:
2231 Sự thể hiện của lý thuyết vật quyền trong quy định về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ / Huỳnh Anh // .- 2020 .- Số 4 .- Tr. 3-8 .- 346

Bài viết phân tích vấn đề vật quyền trong quan hệ bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và việc tiếp nhận lý thuyết vật quyền trong các quy định bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của Bộ luật Dân sự năm 2015

2232 Vai trò của bảo hộ chỉ dẫn địa lý trong hội nhập kinh tế quốc tế / Nguyễn Thúy Hằng // .- 2020 .- Số 4 .- Tr. 14-19 .- 340

Bài viết đã làm rõ nội hàm chỉ dẫn địa lý và tầm quan trọng của bảo hộ chỉ dẫn địa lý ở nước ta trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

2233 Chế độ lao động, học nghề của phạm nhân theo pháp luật thi hành án hình sự Việt Nam hiện nay / Nguyễn Thị Thanh Trâm // .- 2020 .- Số 4 .- Tr. 20-24 .- 345

Tác giả làm rõ thực trạng pháp luật về chế độ lao động, học nghề của phạm nhân ở Việt Nam, từ đó, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả bảo đảm chế độ lao động, học nghề của phạm nhân trên thực tế

2234 Hoàn thiện quy định về "cưỡng bức lao động" / Trịnh Thị Thu Hiền // Luật học .- 2020 .- Số 4 .- Tr. 25-30 .- 344.01

"Cưỡng bức lao động" là một hành vi bị nghiêm cấm trong quan hệ lao động. Vấn đề xem xét, xác định cũng như xử lý hiệu quả những hành vi đó sẽ góp phần xây dựng một quan hệ lao động ổn định, bền vững giữa người lao động và người sử dụng lao động

2235 Kinh tế tuần hoàn và hướng hoàn thiện Dự án Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) / Nguyễn Hoàng Nam // Tài nguyên & Môi trường .- 2020 .- Số 4 .- Tr. 15-17 .- 340

Kinh tế tuần hoàn và pháp luật liên quan đến kinh tế tuần hoàn; Kinh tế tuần hoàn trong Dự thảo Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi năm 2020.

2236 Mấy vấn đề về chính sách pháp luật phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay / Bùi Đức Hiển // Tài nguyên & Môi trường .- 2020 .- Số 5 (kỳ 2) .- Tr. 21-23 .- 340

Thực trạng chính sách pháp luật về phát triển bền vững ở Việt Nam; Nâng cao hiệu quả xây dựng, thực hiện chính sách pháp luật về phát triển bền vững ở Việt Nam.

2237 Hoàn thiện Dự thảo Luật Biên phòng Việt Nam / Nguyễn Mai Bộ // Nghiên cứu Lập pháp .- 2020 .- Số 05 (405) .- Tr.26 – 35 .- 340

Bài viết bàn về Tờ trình Dự án Luật Biên phòng Việt Nam, Dự thảo Luật Biên phòng Việt Nam (Dự thảo 5) và đưa ra kiến nghị hoàn thiện Tờ trình và Dự thảo Luật Biên phòng Việt Nam.

2238 Nghĩa vụ cung cấp thông tin của bên mua bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ / Nguyễn Thị Thuỷ, Lê Thuỷ Tiên // Nghiên cứu Lập pháp .- 2020 .- Số 05 (405) .- Tr.44 – 49 .- 340

Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là hợp đồng chứa đựng nhiều điều khoản khó hiểu do có nhiều thuật ngữ chuyên môn; đối tượng bảo hiểm là rủi ro, là yếu tố trườ tượng; sản phẩm bảo hiểm được thiết kế bằng câu chữ (quy tắc, điều khoản bảo hiểm). Để giúp cho bên mua bảo hiểm hiểu được nghĩa vụ cung cấp thông tin khi tham gia hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, tránh tranh chấp và tránh việc người mua bảo hiểm phải gánh chịu những hậu quả pháp lý bất lợi do thiếu âm hiểu về hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, bài viết này phân tích các quy định của pháp luật về nghĩa vụ cung cấp thông tin của người mua bảo hiểm và đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật về nội dung này.

2239 Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên gây ra từ góc nhìn pháp luật so sánh / Nguyễn Thị Phương Châm // Nghiên cứu Lập pháp .- 2020 .- Số 05 (405) .- Tr.55 – 63 .- 340

Bài viết trình bày bản chất pháp lý của trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên gây ra dưới góc nhìn pháp luật so sánh từ lý luận đến thực tiễn xét xử trong hệ thống pháp luật Đức và Nhật Bản và đưa ra những đánh giá về những vướng mắc, tồn tại của pháp luật Việt Nam hiện nay và đề xuất hướng hoàn thiện.

2240 Một số điểm mới về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi trong Bộ luật Lao động năm 2019 / Lê Đình Quảng // Nghề luật .- 2020 .- Số 3 (2020) .- Tr.40 – 43 .- 340

Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi là một trong các chế định quan trọng của pháp luật lao động. Kế thừa quy định của Bộ luật Lao động năm 2012, Bộ luật Lao động năm 2019 đã ghi nhận nhiều điểm mới, tiến bộ về thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi. Việc xây dựng và ban hành các quy định này tạo thành tạo hàng lang pháp lý quan trọng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người lao động, người sử dụng lao động, góp phần xây dựng mối quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ. Trong bài viết này, tác giả tập trung phân tích một số điểm mới về vấn đề thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi của Bộ luật Lao động năm 2019 trong mối tương quan so sánh với Bộ luật Lao động năm 2012.