CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Luật
181 Một số vấn đề pháp lý trong việc xây dựng pháp luật về chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết tại Việt Nam / Phan Thị Thành Dương, Nguyễn Thị Thúy // .- 2023 .- Số 12 (172) - Tháng 12 .- Tr. 68 – 76 .- 340
Các quy định pháp luật điều chỉnh Chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết (non-voting depository receipts, NVDR) hiện chỉ ở mức độ định danh, chưa đầy đủ cơ sở pháp lý để có thể triển khai phát hành và giao dịch NVDR vào thị trường chứng khoán Việt Nam. Vì vậy, bài viết này đề cập, phân tích các vấn đề sau để đưa ra các kiến nghị về cơ sở lý luận cho việc xây dựng pháp luật điều chỉnh NVDR: (i) nhận diện, bản chất pháp lý và vai trò của NVDR ở thị trường Việt Nam; (ii) mối quan hệ giữa các chủ thể tham gia giao dịch NVDR và tương quan giữa NVDR với các loại chứng khoán khác; (iii) các yêu cầu đặt ra khi xây dựng quy định pháp luật điều chỉnh NVDR ở Việt Nam.
182 Kết luận định giá tài sản trong luật tố tụng hình sự Việt Nam và một số kiến nghị hoàn thiện / Nguyễn Phương Thảo, Ngô Văn Lượng // .- 2023 .- Số 12 (172) - Tháng 12 .- Tr. 77 – 92 .- 340
Kết luận định giá tài sản là một trong những nguồn chứng cứ mới được quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, đóng vai trò quan trọng trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. Bài viết phân tích những quy định của luật tố tụng hình sự và những hạn chế còn tồn tại trong pháp luật hiện hành về kết luận định giá tài sản (bao gồm các loại kết luận định giá tài sản, nội dung và hình thức của kết luận định giá tài sản, quyền của người tham gia tố tụng đối với kết luận định giá tài sản). Trên cơ sở những nội dung được phân tích, bài viết đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về nguồn chứng cứ là kết luận định giá tài sản trong tố tụng hình sự.
183 Thực thi Hiệp định về Trợ cấp nghề cá của WTO – Thách thức nào đối với các quốc gia đang phát triển? / Trần Thị Thùy Dương // .- 2023 .- Số 12 (172) - Tháng 12 .- Tr. 93 – 103 .- 340
Kết luận định giá tài sản là một trong những nguồn chứng cứ mới được quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, đóng vai trò quan trọng trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. Bài viết phân tích những quy định của luật tố tụng hình sự và những hạn chế còn tồn tại trong pháp luật hiện hành về kết luận định giá tài sản (bao gồm các loại kết luận định giá tài sản, nội dung và hình thức của kết luận định giá tài sản, quyền của người tham gia tố tụng đối với kết luận định giá tài sản). Trên cơ sở những nội dung được phân tích, bài viết đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về nguồn chứng cứ là kết luận định giá tài sản trong tố tụng hình sự.
184 Chính sách, pháp luật và một số giải pháp phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam / Hoàng Quốc Lâm, Ngô Xuân Hòa // .- 2024 .- Số 3 - Tháng 3 .- Tr. 19 - 25 .- 340
Phát triển kinh tế tuần hoàn là xu thế tất yếu mà các quốc gia trên thế giới và Việt Nam, quốc gia đầu tiên ở ASEAN đưa quy định về áp dụng kinh tế tuần hoàn vào trong Luật Bảo vệ môi trường và nhiều quy định khác để thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn trong tất cả các ngành, lĩnh vực của đời sống hướng đến mục tiêu phát triển kinh tế bền vững. Bài viết nghiên cứu, tìm hiểu các chính sách và pháp luật hiện hành của Việt Nam về phát triển kinh tế tuần hoàn và đề xuất một số kiến nghị, giải pháp thúc đẩy kinh tế tuần hoàn phát triển.
185 Thu hút nhân lực chất lượng cao trong khu vực công : thực trạng pháp luật và kiến nghị hoàn thiện / Đinh Tấn Phong // .- 2024 .- Số 3 - Tháng 3 .- Tr. 26 - 32 .- 340
Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho cả nước nói chung và cho khu vực công nói riêng là một trong ba đột phá chiến lược để thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng. Bài viết phân tích một số bất cập trong quy định pháp luật hiện hành đang là rào cản trong thu hút và trọng dụng nguồn nhân lực chất lượng cao trong khu vực công ở Việt Nam hiện nay và đề xuất một số kiến nghị hoàn thiện.
186 Hoàn thiện pháp luật để nâng cao hiệu quả thu hút và hỗ trợ đầu tư trong lĩnh vực năng lượng tái tạo / Nguyễn Thanh Hà // .- 2024 .- Số 3 - Tháng 3 .- Tr. 33 – 35 .- 340
Chuyển đổi xanh và phát triển năng lượng tái tạo là một trong những mục tiêu quốc gia của Việt Nam để đạt được cam kết quốc tế về đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Qua việc tham gia UNFCC (1992), ký kết thành công JETP (2022), tham gia các FTA thế hệ mới trong lĩnh vực về đầu tư, thương mại, năng lượng, Việt Nam được coi là cơ hội đầu tư mới của quốc tế trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, nhưng thực tế lại chưa thu hút đầu tư hiệu quả trong lĩnh vực này do thiếu các cơ chế, chính sách và pháp luật mang tính đồng bộ, rõ ràng và ổn định. Trong bài viết này, tác giả chỉ ra một số vướng mắc, rào cản từ kinh nghiệm đúc kết trong quá trình tư vấn pháp luật thực tiễn, từ đó đưa ra gợi ý hoàn thiện chính sách, pháp luật để nâng cao hiệu quả thu hút, hỗ trợ đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực năng lượng tái tạo.
187 Hoàn thiện quy định về hủy kết quả trúng thầu theo Luật Đầu tư và Luật Đất đai / Phạm Thanh Tuấn, Nguyễn Thị Minh Hạnh // .- 2024 .- Số 3 - Tháng 3 .- Tr. 36 – 40 .- 340
Bài viết khái quát quy định hủy kết quả trúng đấu thầu trong trường hợp nhà đầu tư trúng thầu chậm ứng vốn để thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của và Luật Đất đai năm 2024. Trên cơ sở so sánh về các trường hợp hủy thầu quy định tại Luật Đấu thầu 2023, tác giả đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực này.
188 Về áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khi giải quyết việc dân sự / Nguyễn Vinh Hưng, Trần Công Thịnh // .- 2024 .- Số 3 - Tháng 3 .- Tr. 41 – 43 .- 340
Từ lý luận và thực tiễn cho thấy, biện pháp khẩn cấp tạm thời luôn giữ vai trò rất quan trọng đối với quá trình giải quyết vụ việc dân sự và thi hành án dân sự. Tuy nhiên, quy định hiện hành về biện pháp khẩn cấp tạm thời đang gây ra một số khó khăn cho tòa án khi giải quyết các yêu cầu dân sự. Bài viết nghiên cứu về các trường hợp áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, từ đó đưa ra giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật và tăng cường hiệu quả áp dụng đối với biện pháp này.
189 Pháp luật về giải quyết tranh chấp thương mại điện tử bằng phương thức trực tuyến / Ngô Văn Hiệp // .- 2024 .- Số 3 - Tháng 3 .- Tr. 44 – 48 .- 340
Phương thức giải quyết tranh chấp trực tuyến - Online Dispute Resolution (ODR) - trong thương mại điện tử đã được khá nhiều quốc gia áp dụng. Tuy nhiên, phương thức này mới được Việt Nam quan tâm trong thời gian gần đây nên các quy định pháp luật điều chỉnh ODR chưa được hoàn thiện. Thực tế này gây ra không ít khó khăn cho việc giải quyết các tranh chấp thương mại điện tử bằng phương thức ODR. Vì vậy, việc xây dựng và hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan đến ODR là rất cần thiết. Bài viết phân tích thực trạng pháp luật về giải quyết tranh chấp thương mại điện tử bằng phương thức trực tuyến và đưa ra một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp thương mại điện tử bằng phương thức này ở Việt Nam hiện nay.
190 Bảo mật thông tin cá nhân của khách hàng trong hoạt động thương mại điện tử : quy định pháp luật nước ngoài và kinh nghiệm cho Việt Nam / Trần Linh Huân Nguyễn Phạm Thanh Hoa // .- 2024 .- Số 3 - Tháng 3 .- Tr. 49 – 54 .- 340
Bảo mật thông tin khách hàng trong hoạt động thương mại điện tử là vấn đề rất quan trọng và cấp thiết, điều này không chỉ giúp khách hàng hạn chế những rủi ro do bị lộ thông tin mà còn bảo đảm được quyền bí mật cá nhân của khách hàng. Tuy nhiên, hiện nay vấn đề xâm phạm quyền bí mật thông tin của khách hàng trong hoạt động thương mại diễn ra khá phổ biến và thường xuyên, điều này gây ảnh hưởng rất lớn đến khách hàng. Bài viết tập trung phân tích, làm rõ một số quy định pháp luật của nước ngoài; đánh giá một số vấn đề hạn chế, bất cập về bảo mật thông tin khách hàng trong hoạt động thương mại điện tử dưới khía cạnh pháp lý và từ đó đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam về vấn đề này.