CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Luật

  • Duyệt theo:
201 Về áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khi giải quyết việc dân sự / Nguyễn Vinh Hưng, Trần Công Thịnh // .- 2024 .- Số 3 - Tháng 3 .- Tr. 41 – 43 .- 340

Từ lý luận và thực tiễn cho thấy, biện pháp khẩn cấp tạm thời luôn giữ vai trò rất quan trọng đối với quá trình giải quyết vụ việc dân sự và thi hành án dân sự. Tuy nhiên, quy định hiện hành về biện pháp khẩn cấp tạm thời đang gây ra một số khó khăn cho tòa án khi giải quyết các yêu cầu dân sự. Bài viết nghiên cứu về các trường hợp áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, từ đó đưa ra giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật và tăng cường hiệu quả áp dụng đối với biện pháp này.

202 Pháp luật về giải quyết tranh chấp thương mại điện tử bằng phương thức trực tuyến / Ngô Văn Hiệp // .- 2024 .- Số 3 - Tháng 3 .- Tr. 44 – 48 .- 340

Phương thức giải quyết tranh chấp trực tuyến - Online Dispute Resolution (ODR) - trong thương mại điện tử đã được khá nhiều quốc gia áp dụng. Tuy nhiên, phương thức này mới được Việt Nam quan tâm trong thời gian gần đây nên các quy định pháp luật điều chỉnh ODR chưa được hoàn thiện. Thực tế này gây ra không ít khó khăn cho việc giải quyết các tranh chấp thương mại điện tử bằng phương thức ODR. Vì vậy, việc xây dựng và hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan đến ODR là rất cần thiết. Bài viết phân tích thực trạng pháp luật về giải quyết tranh chấp thương mại điện tử bằng phương thức trực tuyến và đưa ra một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp thương mại điện tử bằng phương thức này ở Việt Nam hiện nay.

203 Bảo mật thông tin cá nhân của khách hàng trong hoạt động thương mại điện tử : quy định pháp luật nước ngoài và kinh nghiệm cho Việt Nam / Trần Linh Huân Nguyễn Phạm Thanh Hoa // .- 2024 .- Số 3 - Tháng 3 .- Tr. 49 – 54 .- 340

Bảo mật thông tin khách hàng trong hoạt động thương mại điện tử là vấn đề rất quan trọng và cấp thiết, điều này không chỉ giúp khách hàng hạn chế những rủi ro do bị lộ thông tin mà còn bảo đảm được quyền bí mật cá nhân của khách hàng. Tuy nhiên, hiện nay vấn đề xâm phạm quyền bí mật thông tin của khách hàng trong hoạt động thương mại diễn ra khá phổ biến và thường xuyên, điều này gây ảnh hưởng rất lớn đến khách hàng. Bài viết tập trung phân tích, làm rõ một số quy định pháp luật của nước ngoài; đánh giá một số vấn đề hạn chế, bất cập về bảo mật thông tin khách hàng trong hoạt động thương mại điện tử dưới khía cạnh pháp lý và từ đó đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam về vấn đề này.

204 Hoàn thiện pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong ban hành, thực hiện định mức, tiêu chuẩn, chế độ / Đào Vũ, Phạm Quang Huy, Nguyễn Đức Thịnh // .- 2024 .- Số 821 - Tháng 3 .- Tr. 49-51 .- 340

Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được Quốc hội khoá XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 26/11/2013, có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2014. Qua gần 10 năm thực hiện Luật, công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí nhìn chung đã đạt được một số kết quả nhất định, tạo chuyển biến và nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, các doanh nghiệp và Nhân dân trên các mặt của đời sống kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, thực tiễn việc thực hiện Luật cũng đã phát sinh những tồn tại, hạn chế, bất cập nhất định trong ban hành, thực hiện định mức, tiêu chuẩn, chế độ; do đó, cần phải nghiên cứu sửa đổi để phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao hiệu quả của công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

205 Nâng cao hiệu quả các biện pháp bảo vệ trẻ em bị bạo lực ở Việt Nam hiện nay / Mai Thị Quỳnh Như, Ngô Thị Kiều Trang // .- 2024 .- Số 2 .- Tr. 3-18 .- 340

Trẻ em bị bạo lực là chủ thể bị tổn thương về thể chất lẫn tinh thần, do đó, cần thiết phải được bảo vệ bằng nhiều biện pháp khác nhau. Hiện nay, các biện pháp bảo vệ trẻ em bị bạo lực được chia thành hai nhóm chủ yếu là biện pháp phòng ngừa và biện pháp can thiệp. Tuy nhiên, thực tiễn hiện nay cho thấy các biện pháp phòng ngừa chưa thực sự hạn chế được nguy cơ bị bạo lực cho trẻ em, đặc biệt là nhóm trẻ yếu thế; các biện pháp can thiệp chưa đảm bảo được sự tiếp cận của các nhóm trẻ em, đặc biệt trẻ em ở khu vực miền núi; các dịch vụ thiết yếu như tư vấn tâm lí, chăm sóc y tế chưa sẵn có... Trên cơ sở đánh giá thực trạng các biện pháp bảo vệ đối với trẻ em bị bạo lực, bài viết đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả các biện pháp phòng ngừa và can thiệp đối với trẻ em bị bạo lực ở Việt Nam.

206 Hoàn thiện pháp luật về giải quyết bồi thường thiệt hại trong vụ án hành chính / Lê Việt Sơn, Nguyễn Hoàng Yến // .- 2024 .- Số 2 .- Tr. 19-30 .- 340

Giải quyết bồi thường thiệt hại trong vụ án hành chính giúp khôi phục kịp thời quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự bị thiệt hại do hoạt động hành chính nhà nước trái pháp luật gây ra, đồng thời góp phần tiết kiệm thời gian, chi phí tố tụng. Luật Tố tụng hành chính năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2019) và Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017 đã có những quy định tiến bộ, phù hợp về giải quyết yêu cầu bồi thường thiệt hại trong vụ án hành chính. Tuy nhiên, pháp luật về giải quyết bồi thường thiệt hại trong vụ án hành chính vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định dẫn đến những vướng mắc, khó khăn trong thực tiễn thực hiện. Bài viết phân tích nội dung các quy định pháp luật về bồi thường thiệt hại trong vụ án hành chính, chỉ ra một số điểm bất cập trong các quy định này và thực tiễn áp dụng, từ đó đề xuất một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về giải quyết bồi thường thiệt hại trong vụ án hành chính ở Việt Nam.

207 Xác định thiệt hại do xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ / Vũ Thị Hải Yến // .- 2024 .- Số 2 .- Tr. 31- 49 .- 340

Do tính “trừu tượng” của quyền sở hữu trí tuệ nên việc xác định thiệt hại do xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ để đưa ra mức bồi thường đúng đắn và phù hợp luôn là vấn đề khó khăn, phức tạp trong thực tiễn xét xử các vụ án về sở hữu trí tuệ. Qua việc phân tích quy định của pháp luật và dẫn chứng thực tiễn áp dụng quy định về bồi thường thiệt hại do xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong một số vụ án được xét xử tại Việt Nam, đồng thời tham chiếu pháp luật và kinh nghiệm một số quốc gia trên thế giới, bài viết đề xuất kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam về các cách xác định thiệt hại thực tế, thiệt hại theo luật định và thiệt hại mang tính trừng phạt do xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

208 Kê biên tài sản thế chấp trong thi hành án dân sự / Nguyễn Thị Thu Hà // .- 2024 .- Số 2 .- Tr. 50- 61 .- 340

Việc kê biên tài sản thế chấp trong thi hành án dân sự đang gặp phải nhiều vướng mắc, bất cập trong pháp luật cũng như trong thực tiễn thực hiện pháp luật thi hành án dân sự dẫn đến chấp hành viên không kê biên, xử lí được tài sản của người phải thi hành án đang thế chấp để bảo đảm cho nghĩa vụ khác cho dù tài sản đó đủ điều kiện kê biên. Bài viết phân tích, luận giải các vướng mắc, bất cập này, trên cơ sở đó đưa ra các kiến nghị hoàn thiện pháp luật và thực hiện pháp luật về kê biên tài sản thế chấp trong thi hành án dân sự.

209 Bảo đảm đầu tư kinh doanh đối với nhà đầu tư theo pháp luật đầu tư Việt Nam / Lê Văn Tranh // .- 2024 .- Số 2 .- Tr. 62- 79 .- 340

Bài viết tập trung làm rõ quy định về bảo đảm đầu tư kinh doanh đối với nhà đầu tư theo pháp luật đầu tư Việt Nam. Theo đó, bài viết bao gồm ba nội dung chính: 1) Khung pháp lí bảo đảm quyền đầu tư kinh doanh đối với nhà đầu tư; 2) Nội dung bảo đảm quyền đầu tư kinh doanh đối với nhà đầu tư; 3) Một số nhận xét và định hướng hoàn thiện. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các quy định về chính sách bảo vệ nhà đầu tư đã và đang được thay đổi, từng bước hoàn thiện. Mục đích của sự thay đổi, hoàn thiện là nhằm khai thác tốt hơn lợi thế, nguồn lực do đầu tư mang lại cũng như bảo đảm tốt hơn về quyền và lợi ích cho nhà đầu tư. Tuy nhiên, pháp luật đầu tư vẫn còn một số hạn chế, bất cập cần phải tiếp tục được hoàn thiện để làm tốt hơn vai trò thu hút, bảo vệ và phát triển các quan hệ đầu tư kinh doanh phù hợp với thông lệ quốc tế. Đồng thời, tối ưu hoá lợi thế cạnh tranh thông qua hợp lí hoá các quy định pháp luật hướng đến lợi ích bền vững giữa nhà nước và nhà đầu tư.

210 Tranh chấp và giải quyết tranh chấp liên quan đến tài nguyên nước theo pháp luật Việt Nam / Võ Trung Tín // .- 2024 .- Số 2 .- Tr. 91- 98 .- 340

Ở Việt Nam, trong số các tranh chấp môi trường, tranh chấp liên quan đến tài nguyên nước là loại tranh chấp phổ biến và khó giải quyết. Mặc dù các quy định pháp luật về giải quyết tranh chấp liên quan đến tài nguyên nước đã được điều chỉnh, bổ sung theo thời gian, tuy nhiên các quy định đó cũng chưa tạo cơ sở pháp lí đầy đủ để các bên trong tranh chấp sử dụng để giải quyết khi phát sinh các xung đột về lợi ích. Với mục đích làm rõ hơn các vấn đề lí luận, quy định pháp luật và thực tiễn giải quyết tranh chấp liên quan đến tài nguyên nước, bài viết phân tích khái niệm, các đặc điểm của tranh chấp liên quan đến tài nguyên nước, quy định pháp luật về giải quyết tranh chấp liên quan đến tài nguyên nước ở Việt Nam, từ đó đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật về vấn đề này.