CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Luật
151 Đánh thuế đất đô thị bỏ trống : kinh nghiệm quốc tế và hàm ý chính sách đối với Việt Nam / Hoàng Thị Thúy Nguyệt // .- 2024 .- Số 2 .- Tr. 47-49 .- 340
Cung cấp một góc nhìn từ kinh nghiệm quốc tế đối với đất đô thị bỏ trống, hay còn gọi là thuế đất trống . Đây là loại thuế chủ yếu do chính quyền địa phương ban hành, với mục đích tạo thêm nguồn thu cho chính quyền thành phố và chống đầu cơ, nhất là đối với các nước đang phát triển.
152 Thực hiện bảo đảm an ninh môi trường theo Nghị Quyết Đại hội XIII / Trần Ngọc Ngoạn // .- 2023 .- Số 2 .- Tr. 3-12 .- 340.02
Trên cơ sở nghiên cứu các quan điểm đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, bài báo khuyến nghị một số giải pháp nhằm góp phần thực hiện bảo đảm an ninh môi trường của nước ta trong thời gian tới.
153 Thẩm quyền của chủ tịch nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp theo Hiến pháp năm 2013 / Phạm Thị Phương Thảo (A), Trương Thị Minh Thùy, Nguyễn Thị Hải Vân // .- 2024 .- Số 2 (174) - Tháng 2 .- Tr. 31 – 41 .- 340
Bài viết phân tích các quy định pháp luật hiện hành về thẩm quyền của Chủ tịch nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp cũng như thực tiễn thực hiện các thẩm quyền này trong thời gian vừa qua. Từ đó, bài viết chỉ ra một số bất cập và kiến nghị hoàn thiện các quy định pháp luật về vấn đề này.
154 Các quy định của Hiến pháp năm 2013 về bảo vệ quyền con người trong lĩnh vực tư pháp hình sự / Nguyễn Thị Phương Hoa, Nguyễn Phương Thảo // .- 2024 .- Số 2 (174) - Tháng 2 .- Tr. 10 – 21 .- 340
Hiến pháp năm 2013 đã tạo ra cơ sở pháp lý tối cao cho việc bảo vệ quyền con người ở Việt Nam nói chung và quyền con người trong lĩnh vực tư pháp hình sự nói riêng. Bài viết phân tích các quy định của Hiến pháp năm 2013 về bảo vệ quyền con người trong lĩnh vực tư pháp hình sự. Trên cơ sở so sánh với chuẩn mực quốc tế về quyền con người, tham khảo Hiến pháp một số nước, bài viết đề xuất hoàn thiện quy định của Hiến pháp năm 2013 liên quan đến bảo vệ quyền con người trong lĩnh vực tư pháp hình sự.
155 Hiến pháp và luật tư: Kinh nghiệm từ một số quốc gia châu Âu và gợi mở cho Việt Nam / Nguyễn Văn Quân, TS Đỗ Giang Nam, PGS-TS Bùi Tiến Đạt // .- 2024 .- Số 2 (174) - Tháng 2 .- Tr. 87 – 100 .- 340
Mối quan hệ giữa luật tư và Hiến pháp ngày càng chặt chẽ, thể hiện rõ nét nhất qua xu hướng hiến pháp pháp hóa luật tư. Xu hướng này được hình thành và bén rễ ở châu Âu và dần phổ bién sang các khu vực khác. Bài viết phân tích thực tiễn hiến pháp hóa luật tư tại một số quốc gia châu Âu thông qua giới thiệu một số án lệ điển hình, từ đó đưa ra một số so sánh và gợi mở về mối quan hệ giữa Hiến pháp và luật tư tại Việt Nam.
156 Hiệp định thực thi Công ước Luật Biển năm 1982 về lĩnh vực bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học biển ở vùng biển nằm ngoài quyền tài phán quốc gia - Một bước tiến mới của luật biển Quốc tế / Lê Thị Xuân Phương, Trần Thị Kim Nguyên // .- 2024 .- Số 1 (173) - Tháng 1 .- Tr. 104 – 114 .- 340
Cộng đồng quốc tế đang chào đón một văn kiện pháp lý quốc tế đa phương mới điều chỉnh các nguồn lợi sinh học ở các vùng biển nằm ngoài quyền tài phán của quốc gia ven biển; trong đó, Việt Nam đã đóng vai trò tích cực và chủ động từ những ngày đầu soạn thảo và thương lượng. Bài viết này giới thiệu một cách tổng quan quá trình soạn thảo và tóm lược những nội dung chính của Hiệp định, làm rõ vai trò tích cực chủ động của Việt Nam trong suốt quá trình xây dựng điều ước này và đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Hiệp định này.
157 Quy định về hạn chế quyền con người, quyền công dân theo Hiến pháp năm 2013 và một số kiến nghị hoàn thiện / Nguyễn Tú Anh, Nguyễn Mai Anh // .- 2024 .- Số 2 (174) - Tháng 2 .- Tr. 1 – 9 .- 340
Quy định về hạn chế quyền con người, quyền công dân là một trong những nội dung nổi bật của Hiến pháp năm 2013. Sau 10 năm thi hành, việc đánh giá hiệu quả của các quy định này là vô cùng cần thiết cả về phương diện khoa học lẫn thực tiễn. Trong phạm vi bài viết, nhóm tác giả tập trung phân tích các nội dung cơ bản về hạn chế quyền con người, quyền công dân theo pháp luật quốc tế và Hiến pháp năm 2013; đánh giá thực tiễn thi hành các quy định này và đề xuất một số khuyến nghị hoàn thiện.
158 Nền tảng pháp lý tối cao cho thực thi cam kết quốc tế và thức đại hội nhập tế của Việt Nam / Trần Thăng Long // .- 2024 .- Số 2 (174) - Tháng 2 .- Tr. 101 – 114 .- 340
Bài viết khẳng định vai trò tối quan trọng của Hiến pháp trong việc bảo đảm thực thi các cam kết quốc tế của nhà nước, đồng thời thông qua đó, Hiến pháp có vai trò quan trọng nhằm thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế. Bài viết kết luận rằng, không chỉ là văn bản pháp lý có giá trị pháp lý tối cao về đối nội, Hiến pháp còn có giá trị rất quan trọng về mặt đối ngoại. Điều này có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển của đất nước trong một khuôn khổ pháp lý ổn định và thống nhất.
159 Quyền lập pháp theo quy định của Hiến pháp năm 2013 và việc triển khai thi hành / Đặng Tất Dũng, Phan Thị Bình Thuận, Trần Thị Ánh Minh // .- 2024 .- Số 2 (174) - Tháng 2 .- Tr. 22 – 30 .- 340
Lập pháp là một trong ba nhánh quyền lực của nhà nước và Hiến pháp Việt Nam năm 2013 giao quyền này cho Quốc hội. Tuy nhiên, ngoại trừ Hiến pháp thi hiện nay Quốc hội chưa ban hành bất kỳ văn bản nào khác để làm rõ cụ thể về quyền lập pháp và các khái niệm liên quan về lập pháp thường được sử dụng trong khoa học pháp lý và trong thực tế. Bài viết này tập trung làm rõ các khái niệm trên và phân tích những thuận lợi, thử thách của việc triển khai quyền lập pháp trong một thập niên thi hành, từ đó đề xuất những định hướng nghiên cứu và cách thức hoàn thiện quy định về quyền lập pháp.
160 Thực tiễn triển khai thi hành quy định của Hiến pháp năm 2013 về quyền hành pháp / Trần Thị Thu Hà (1977), Chu Văn Ninh // .- 2024 .- Số 2 (174) - Tháng 2 .- Tr. 42 – 51 .- 340
Quyền hành pháp luôn được nhắc đến như một bộ phận quan trọng cấu thành nên quyền lực nhà nước ở tất cả các quốc gia trên thế giới. Bài viết tập trung đánh giá thực tiễn áp dụng các quy định của Hiến pháp năm 2013 về quyền hành pháp sau gần mười năm Hiến pháp được triển khai thi hành, trên cơ sở đó đề xuất một số kiến nghị nhằm tiếp tục hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về quyền hành pháp ở Việt Nam hiện nay.