Bốn thập kỉ đổi mới và xu hướng phát triển của luật hành chính Việt Nam
Tác giả: Bùi Tiến ĐạtTóm tắt:
Luật hành chính Việt Nam là lĩnh vực khoa học pháp lí hình thành muộn và phát triển chậm. Lĩnh vực này ở Việt Nam vốn chịu ảnh hưởng sâu sắc về lí luận và thực tiễn từ luật hành chính Xô Viết, chỉ thực sự hình thành như một khoa học pháp lí kể từ thời kì Đổi mới năm 1986 đến nay. Hiện nay, luật hành chính Việt Nam vẫn phản ánh một nền hành chính nhà nước đang trong quá trình chuyển đổi. Bài viết này đánh giá các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển của luật hành chính Việt Nam trong bốn thập kỉ gần đây, từ đó nhận định các xu hướng phát triển của luật hành chính Việt Nam trong tương lai. Trải qua gần 40 năm của thời kì Đổi mới, luật hành chính Việt Nam phần nhiều thể hiện một nền hành chính nhà nước phục vụ quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường. Trong quá trình chuyển đổi của thời kì Đổi mới, luật hành chính Việt Nam đã có những cải cách tích cực nhằm đổi mới nền quản trị quốc gia theo hướng hiện đại, hiệu quả. Xu hướng phát triển của luật hành chính Việt Nam trong tương lai sẽ ngày càng thể hiện rõ những lí luận về nhà nước pháp quyền và bảo vệ quyền con người trên thực tế.
- Sự hội tụ của tội phạm trong lĩnh vực tài nguyên thiên nhiên : đề xuất chính sách ứng phó toàn diện
- Bảo đảm quyền con người trong đại dịch COVID-19 và những vấn đề pháp lý đặt ra cho Việt Nam
- Nghĩa vụ thông báo sự gia tăng rủi ro bảo hiểm trong Bộ nguyên tắc Luật hợp đồng bảo hiểm châu Âu - Một số gợi mở cho pháp luật Việt Nam
- Trách nhiệm hình sự - Tiếp cận chính sách
- Một số khó khăn, vướng mắc khi thi hành án liên quan đến tài sản là quyền sở hữu trí tuệ