CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Luật
91 Giải pháp nâng cao hiệu quả phòng, chống tội phạm giết người trên địa bàn tỉnh Sơn La trong giai đoạn hiện nay / Nguyễn Trường Giang // .- 2024 .- Số 5 (122) - Tháng 5 .- Tr. 37 – 40. .- 340
Tội phạm giết người gây ra hậu quả nghiêm trọng và tác động lớn tới tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa - giáo dục tại các địa phương và khu vực nơi xảy ra, gây tâm lý hoang mang, sợ hãi, mất trật tự an toàn xã hội. Để phòng ngừa, đấu tranh, trấn áp, ngăn chặn loại tội phạm này, hạn chế tối đa những thiệt hại và hậu quả do tội phạm gây ra, bài viết nếu ra một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tội phạm này tại tỉnh Sơn La.
92 Một số hạn chế, bất cập của luật công chứng hiện hành và đề xuất hoàn thiện / Lê Thị Thảo // .- 2024 .- Số 5 (122) - Tháng 5 .- Tr. 41 – 44 .- 340
Sau 10 năm thực hiện Luật Công chứng năm 2014, sửa đổi bổ sung năm 2018 (Luật Công chứng), tổ chức và hoạt động trong lĩnh vực công chứng đã đạt được những kết quả tích cực, góp phần quan trọng vào tiến trình cải cách hành chính và cải cách tư pháp. Bên cạnh những kết quả đạt được, Luật Công chứng cũng đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập, thiếu ' quy phạm điều chỉnh các vấn đề mới phát sinh trong đời sống xã hội. Bài viết tập trung phân tích những bất cập, hạn chế của Luật Công chứng hiện hành, qua đó đề xuất một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về công chứng trong thời gian tới.
93 Kinh nghiệm pháp luật quốc tế và một số quốc gia về chính sách bảo hiểm xã hội một lần – Đề xuất hoàn thiện dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) / Nguyễn Thị Bích // .- 2024 .- Số 5 (177) - Tháng 5 .- Tr. 1 – 12 .- 340
Tình hình thực thi Luật bảo hiểm xã hội 2014 hiện hành cho thấy còn nhiều bất cập trong chính sách bảo hiểm xã hội một lần dẫn đến tỷ lệ rút bảo hiểm xã hội một lần và không quay lại hệ thống tương đối cao. Bài viết bình luận chi tiết về vấn đề bảo hiểm xã hội một lần cùng với tham khảo kinh nghiệm pháp luật của một số quốc gia về chính sách rút bảo hiểm một lần tương tự. Qua đó, bài viết đề xuất một số ý kiến góp phần hoàn thiện dự thảo bảo hiểm xã hội (sửa đổi) về chính sách bảo hiểm xã hội một lần.
94 Một số ý kiến về bảo hiểm xã hội một lần và giải pháp / Đinh Thị Chiến // .- 2024 .- Số 5 (177) - Tháng 5 .- Tr. 13 – 21 .- 340
Thực trạng gia tăng số lượng người lao động còn trong độ tuổi lao động nhận bảo hiểm xã hội một lần sẽ dẫn đến hệ quả là không đảm bảo an sinh cho bản thân họ khi đến tuổi nghỉ hưu, đồng thời làm gia tăng số lượng người hưởng trợ cấp hưu trí xã hội trong tương lai và thêm gánh nặng cho ngân sách nhà nước. Do vậy, bài viết này sẽ đóng góp một số ý kiến sửa đổi, quy dinh bảo hiểm xã hội một lần tại Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 và đề xuất một số giải pháp.
95 Một số góp ý về chế độ thai sản đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc trong dự thảo luật bảo hiểm xã hội (sửa đổi) / Lường Minh Sơn // .- 2024 .- Số 5 (177) - Tháng 5 .- Tr. 22 – 32 .- 340
Thai sản là một trong những chức năng mang tính tự nhiên và thiêng liêng của con người nói chung và của người lao động nói riêng. Chế độ bảo hiểm xã hội về thai sản nhằm bảo hiểm thu nhập và đảm bảo sức khỏe cho lao động nữ nói riêng khi mang thai, sinh con và cho người lao động nói chung khi nuôi con nuôi sơ sinh, khi thực hiện các biện pháp tránh thai. Bài viết tập trung vào các chính sách mới về chế độ thai sản đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc trong Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội ngày 09/10/2023.
96 Bổ sung chế độ thai sản vì quyền lợi của người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện vào dự thảo luật bảo hiểm xã hội (sửa đổi) / Lê Thị Mận // .- 2024 .- Số 5 (177) - Tháng 5 .- Tr. 32 – 42 .- 340
Nhằm cải cách chính sách bảo hiểm xã hội để nâng cao chất lượng cuộc sống của người lao động, góp phần thúc đẩy an sinh xã hội bền vững, Dự thảo Luật bảo hiểm xã hội (sửa đổi) đã ghi nhận thêm chế độ thai sản vào nhóm quyền lợi mà người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng. Bài viết dưới đây lý giải sự cần thiết của việc bổ sung chế độ thai sản vào chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện và đề xuất ý kiến cho việc hoàn thiện Dự thảo Luật về vấn đề này.
97 Điều kiện hưởng và mức hưởng lương hưu của người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc / Hoàng Thị Minh Tâm // .- 2024 .- Số 5 (177) - Tháng 5 .- Tr. 42 – 56 .- 340
Chế độ hưu trí được hiểu là chế độ bảo hiểm xã hội nhằm đảm bảo thu nhập cho người lao động khi họ không còn tham gia quan hệ lao động nữa. Khi người lao động nghỉ hưu, lương hưu là khoản thu nhập chủ yếu nhằm đảm bảo đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động. Khoản tiền này là kết quả tích lũy trong suốt quá trình làm việc của người lao động trên cơ sở đóng góp của chính họ và của người sử dụng lao động vào quỹ bảo hiểm xã hội. Bài viết bình luận các điều kiện về độ tuổi và thời gian đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu mà người lao động cần đáp ứng để được hưởng chế độ hưu trí.
98 Bổ sung các chế độ ngắn hạn giải pháp để mở rộng bảo hiểm xã hội tự nguyện tại Việt Nam / Lê Ngọc Anh // .- 2024 .- Số 5 (177) - Tháng 5 .- Tr. 57 – 68 .- 340
Bảo hiểm xã hội tự nguyện là một trong những chính sách an sinh xã hội có ý nghĩa sâu sắc, giúp đảm bảo cuộc sống ổn định khi về già cho người lao động. Bài viết phân tích, đánh giá các quy định pháp luật về thực trạng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện tại Việt Nam hiện nay, sự cần thiết của việc bổ sung các chế độ ngắn hạn vào loại hình bảo hiểm này và đưa ra một số đề xuất hoàn thiện cho Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).
99 Pháp luật về kinh tế tuần hoàn của Nhật Bản và một số gợi ý cho Việt Nam / Kiều Thị Phương Hoa, Trần Thị An Tuệ // .- 2024 .- Số 826 - Tháng 6 .- Tr. 181-184 .- 346.5970702632
Nhật Bản là quốc gia thứ hai trên thế giới ban hành luật điều chỉnh kinh tế tuần hoàn. Đến nay, việc thực hiện luật này đã đem lại nhiều thành tựu cho nền kinh tế Nhật Bản, giúp nước này chuyển đổi thành công từ một nền kinh tế tuyến tính để dần dần đạt đến nền kinh tế tuần hoàn. Quá trình chuyển đổi của Nhật Bản đã để lại cho thế giới nhiều bài học trong việc xây dựng chính sách, đặc biệt là trong việc xây dựng hệ thống pháp luật điều chỉnh kinh tế tuần hoàn. Tại Việt Nam, kinh tế tuần hoàn còn khá mới mẻ, vẫn chưa tạo được hành lang pháp lý đảm bảo việc thực hiện hiệu quả mô hình này. Bài viết này cung cấp hiểu biết về hệ thống pháp luật kinh tế tuần hoàn tại Nhật Bản và từ đó đưa ra một số khuyến nghị, gợi ý trong việc xây dựng, hoàn thiện về mô hình kinh tế này tại Việt Nam.
100 Hoàn thiện khung pháp lý nhằm thu hút dòng vốn FDI vào Việt Nam / Nguyễn Tuấn Anh // .- 2024 .- Số 827 - Tháng 6 .- Tr. 42-45 .- 340
Nghiên cứu này phân tích và đề xuất các cải tiến trong hệ thống pháp luật của Việt Nam nhằm tăng cường thu hút và thúc đẩy dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).Trong đó, tập trung vào việc đánh giá hiệu quả các biện pháp và chính sách hiện tại, đồng thời đề xuất các điều chỉnh cần thiết để tối ưu hóa môi trường đầu tư và làm tăng cường sức hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài, góp phần phát triển kinh tế và cải thiện đời sống của người dân.