CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Y
321 Phát triển thuật toán trí tuệ nhân tạo trong phát hiện viêm thực quản trào ngược trên tập ảnh nội soi / Bùi Trí Thức, Lâm Ngọc Hoa, Vũ Thị Ly, Đào Việt Hằng // .- 2023 .- Tập 170 - Số 9 - Tháng 10 .- Tr. 144-151 .- 610
Đánh giá độ chính xác của thuật toán AI trong phát hiện tổn thương viêm thực quản trào ngược, khảo sát yếu tố liên quan đến việc bỏ sót, nhận nhầm. Thuật toán được kiểm chứng trên tập ảnh tĩnh bao gồm 1000 ảnh với các chế độ ánh sáng bằng cách so sánh phần khoanh vùng chuẩn của chuyên gia. Độ chính xác được đánh giá bằng độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị dự báo dương tính, giá trị dự báo âm tính. So sánh các tỷ lệ - xét mối liên quan được sử dụng để khảo sát những yếu tố liên quan đến tỉ lệ bỏ sót và nhận nhầm.
322 Bất thường di truyền và mối liên quan với đáp ứng điều trị ở bệnh nhi lơ xê mi cấp dòng tủy điều trị tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương / Trần Thu Thuỷ, Hoàng Thị Hồng, Đặng Hoàng Hải, Nguyễn Hồng Sơn, Mai Lan, Nguyễn Hà Thanh // .- 2023 .- Tập 170 - Số 9 - Tháng 10 .- Tr. 152-161 .- 610
Lơ xê mi cấp là loại bệnh ác tính phổ biến nhất ở trẻ em, đây là nhóm bệnh có cơ chế di truyền gây bệnh rất phức tạp. Trong đó, các bất thường di truyền được coi như là chỉ thị phân tử trong chẩn đoán, điều trị và tiên lượng bệnh. Do vậy, chúng tôi thực hiện khảo sát bất thường di truyền và bước đầu đánh giá đáp ứng điều trị của các bất thường di truyền ở bệnh nhi lơ xê mi cấp dòng tủy điều trị tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương. Tổng cộng có 148 bệnh nhi AML ở độ tuổi ≤ 16 đã được nghiên cứu.
323 Đặc điểm lâm sàng giai đoạn hưng cảm ở người bệnh rối loạn lưỡng cực I điều trị nội trú / Nông Đức Dũng, Trần Nguyễn Ngọc, Nguyễn Văn Tuấn // .- 2023 .- Tập 170 - Số 9 - Tháng 10 .- .- 610
Mô tả đặc điểm lâm sàng giai đoạn hưng cảm ở người bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực I (DSM-5TR) điều trị nội trú. Nghiên cứu 86 người bệnh (46 nữ, 40 nam) rối loạn lưỡng cực I, giai đoạn hưng cảm điều trị nội trú. Sử dụng phương pháp mô tả lâm sàng, sử dụng tiêu chuẩn chẩn đoán ICD.10 và tiêu chuẩn DSM-5TR.
324 Xoắn lách lạc chỗ: Nguyên nhân đau bụng hiếm gặp Xoắn lách lạc chỗ: Nguyên nhân đau bụng hiếm gặp / Nguyễn Thị Xoan, Ngô Văn Ngàn, Nguyễn Hoàng Thịnh, Quản Thị Bích Thìn, Nguyễn Duy Trinh, Nguyễn Xuân Hiền // .- 2023 .- Tập 170 - Số 9 - Tháng 10 .- Tr. 173-178 .- 610
Xoắn lách, nhồi máu lách, vỡ lách là các biến chứng thường gặp. Trẻ nữ 13 tuổi đến khám tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội trong tình trạng đau bụng từng cơn vùng hố chậu trái kèm nôn cách 1 ngày. Siêu âm và cắt lớp vi tính ổ bụng tiêm thuốc cản quang có hình ảnh xoắn lách lạc chỗ. Trẻ được phẫu thuật nội soi cấp cứu bảo tồn lách. Xoắn lách cấp tính là một tình trạng bệnh lý cực kỳ hiếm gặp với đặc điểm lâm sàng của đau bụng cấp tính. Một số trường hợp có thể biểu hiện đau mạn tính hoặc khối ở bụng. Chẩn đoán hình ảnh có vai trò quan trọng trong chẩn đoán. Phẫu thuật cắt hay bảo tồn lách tùy thuộc vào tình trạng của lách khi mổ. Chẩn đoán và can thiệp kịp thời giúp giảm biến chứng và tăng khả năng bảo tồn lách.
325 Đặc điểm lâm sàng, X-quang của viêm xoang hàm do răng tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội / Khổng Hoàng Thao, Hoàng Việt Hải, Trần Cao Bính, Phạm Thu Trang, Phan Thị Bích Hạnh // .- 2023 .- Tập 170 - Số 9 - Tháng 10 .- Tr. 179-187 .- 610
Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 3/2022 đến tháng 6/2023 tại Khoa Điều trị Nội nha, Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội trên 32 người bệnh được chẩn đoán viêm xoang hàm do răng, nhằm đánh giá đặc điểm lâm sàng và Xquang ở nhóm đối tượng trên.
326 Đặc điểm lâm sàng ý tưởng tự sát ở người bệnh rối loạn trầm cảm tái diễn điều trị nội trú / Nguyễn Văn Tuấn, Hoàng Phương, Trần Nguyễn Ngọc, Phạm Thị Phương // .- 2023 .- Tập 170 - Số 9 - Tháng 10 .- Tr. 188-194 .- 610
Mô tả đặc điểm lâm sàng ý tưởng tự sát ở người bệnh rối loạn trầm cảm tái diễn điều trị nội trú. Nghiên cứu được thực hiện trên 81 người bệnh được chẩn đoán xác định rối loạn trầm cảm tái diễn theo tiêu chuẩn của ICD-10 (F33.xx) điều trị nội trú tại Viện sức khỏe Tâm thần trong thời gian từ tháng 10/2022 đến tháng 6/2023 với phương pháp mô tả cắt ngang.
327 Kết quả tăng thể tích gan sau nút tĩnh mạch cửa và tĩnh mạch gan trước phẫu thuật ở nhóm bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan / Thân Văn Sỹ, Lê Thanh Dũng, Cao Mạnh Thấu, Phạm Gia An, Nguyễn Quang Nghĩa, Ninh Việt Khải, Trần Hà Phương, Nguyễn Hải Nam, Trần Đình Thơ, Trịnh Hồng Sơn, Bùi Văn Giang, Trịnh Hà Châu, Vũ Đăng Lưu, Phạm Minh Thông // .- 2023 .- Tập 170 - Số 9 - Tháng 10 .- Tr. 195-204 .- 610
Nghiên cứu này nhằm đánh giá kết quả của phương pháp nút tĩnh mạch cửa và tĩnh mạch gan (LVD) trước phẫu thuật ở bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan (HCC). Từ tháng 1/2021 đến tháng 7/2023, 52 bệnh nhân HCC (trung vị tuổi là 54,5) có chỉ định phẫu thuật cắt gan với thể tích gan còn lại dự kiến (FLR) ban đầu không đủ đã được tiến hành LVD để tăng thể tích gan trước phẫu thuật.
328 Đặc điểm lâm sàng, mô bệnh học và X-quang tuyến vú của ung thư vú bộ ba âm tính / Nguyễn Thị Hảo, Nguyễn Văn Thi, Đoàn Tiến Lưu, Nguyễn Thuỳ Linh // .- 2023 .- Tập 170 - Số 9 - Tháng 10 .- Tr. 205-217 .- 610
Nghiên cứu nhằm mô tả đặc điểm lâm sàng, mô bệnh học và X-quang tuyến vú của 34 bệnh nhân ung thư vú bộ ba âm tính từ 01/01/2022 đến 31/05/2022 tại Bệnh viện K.
329 Đánh giá kết quả của châm cứu trong hỗ trợ điều trị bệnh mắt do Basedow tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương / Nguyễn Thị Thanh Tú, Lê Tiến Đạt // .- 2023 .- Tập 170 - Số 9 - Tháng 10 .- Tr. 218-227 .- 610
Nghiên cứu nhằm đánh giá kết quả của châm cứu trong hỗ trợ điều trị bệnh mắt do Basedow tại khoa Y học cổ truyền – Bệnh viện Nội tiết Trung ương từ tháng 8/2021 đến tháng 8/2022. Nghiên cứu can thiệp lâm sàng có đối chứng, so sánh trước và sau điều trị trên 60 bệnh nhân chẩn đoán xác định bệnh mắt do basedow.
330 Mức độ nhạy cảm kháng sinh và mối liên quan với một số yếu tố độc lực của các chủng Helicobacter pylori phân lập tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội từ 2019 - 2023 / Trần Thị Tuyết, Vũ Ngọc Hiếu, Trần Minh Châu // .- 2023 .- Tập 170 - Số 9 - Tháng 10 .- Tr. 228-238 .- 610
Sự gia tăng tỉ lệ kháng kháng sinh của H. pylori trên thế giới dẫn đến nhiều khó khăn trong việc tiệt trừ H. pylori, một trong những nguyên nhân dẫn tới ung thư dạ dày. Vì vậy, việc cập nhật xu hướng đề kháng kháng sinh của vi khuẩn H. pylori trong những năm gần đây là rất cần thiết. Nghiên cứu xác định tỉ lệ đề kháng kháng sinh của H. pylori tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội trong giai đoạn từ năm 2019 đến năm 2023.