CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Y
3061 Một số đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng vàng da tăng bilirubin nặng tại Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng / Chu Thị Hà, Vũ Sỹ Khảng // Y học thực hành .- 2015 .- Số 5/2015 .- Tr. 48-52 .- 610
Mô tả đặc điểm dịch tễ học lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhi vàng da tăng Bilirubin tự do nặng phải thay máu tại Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng năm 2012 – 2013.
3062 Ứng dụng vạt cánh tay ngoài tự do trong các điều trị tổn khuyết vùng hàm mặt / Nguyễn Huy Cảnh, Nguyễn Tài Sơn, Nguyễn Huy Thọ // Y học thực hành .- 2015 .- Số 7 (971) .- Tr. 27 – 32 .- 617.5
Mô tả đặc điểm tổn khuyết phần mềm hàm mặt, đồng thời, đánh giá kết quả sử dụng vạt cánh tay ngoài cùng trong điều trị các tổn khuyết phần mềm vùng hàm mặt.
3063 Nghiên cứu chẩn đoán Chlamydia Trachomatis bằng PCR và Elisa ở bệnh nhân hội chứng tiết dịch niệu đạo / Đặng Văn Em, Nguyễn Khắc Cường // .- 2015 .- Số 7 (971) .- Tr. 32 – 35 .- 616.6
Chẩn đoán Chlamydia Trachomatis bằng PCR ở bệnh nhân có hội chứng tiết dịch niệu đạo nam giới. Qua đó, so sánh chẩn đoán C.Trachomatis bằng PCR và Elisa trong hội chứng tiết dịch niệu đạo nam giới.
3064 Dấu hiệu trầm cảm ở người cao tuổi tại xã An Lão, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam 2015 / Vũ Minh Tuấn, Lê Tiến Tùng // Y học thực hành .- 2015 .- Số 7 (971) .- Tr. 5 – 7 .- 616.85
Mô tả thực trạng dấu hiệu trầm cảm và một số yếu tố liên quan đến dấu hiệu trầm cảm và một số yếu tố liên quan đến dấu hiệu trầm cảm ở người cao tuổi.
3065 Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân lao phổi có xét nghiệm AFB âm tính / Nguyễn Hữu Thành // .- 2015 .- Số 7 (971) .- Tr. 10 – 15 .- 616.2
Mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân lao phổi có AFB âm tính. Qua đó, đánh giá kết quả điều trị lao phổi ở bệnh nhân lao phổi AFB âm tính tại Bệnh viện Lao và bệnh phổi tỉnh Đồng Tháp.
3066 Đánh giá chất lượng các xét nghiệm AST, ALT, Bilirubin – D và Bilirubin-T qua kết quả ngoại kiểm tra chất lượng xét nghiệm / Trần Hữu Tâm // Y học thực hành .- 2015 .- Số 7 (971) .- Tr. 15 – 18 .- 572
Phân tích chất lượng các xét nghiệm dễ bị sai số do tính chất đặc thù: AST, ALT, Bilirubin – D và Bilirubin-T được thực hiện trong năm 2014 tại các phòng xét nghiệm hóa sinh trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh, các tỉnh miền Trung và đồng bằng Sông Cửu Long trong phạm vi do Bộ Y tế phân công Trung tâm Kiểm chuẩn xét nghiệm Tp. Hồ Chí Minh triển khai và hoạt động kiểm chuẩn.
3067 Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng u biểu mô lành tính tuyến dưới hàm / Huỳnh Văn Dương, Lưu Văn Tường // Y học thực hành .- 2015 .- Số 7 (971) .- Tr. 19 – 22 .- 616.9
Mô tả đặc điểm lâm sàng u biểu mô lành tính tuyến dưới hàm tại Răng Hàm Mặt Quốc gia từ tháng 1.1999 đến tháng 9.2009.
3068 Nhận xét đặc điểm lâm sàng của nhạy cảm ngà răng ở bệnh nhân độ tuổi 20 – 50 tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Viện đào tạo Răng Hàm Mặt, Đại học Y Hà Nội năm 2014 / Quách Huy Chức, Lê Thục Lan, Lê Văn Nam, Lưu Văn Tường // Y học thực hành .- 2015 .- Số 7 (971) .- Tr. 22 – 27 .- 617.6
Đánh giá đặc điểm lâm sàng, tỷ lệ nhạy cảm ngà cuả những bệnh nhân đến khám, điều trị tại khoa Răng Hàm Mặt Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Viện đào tạo Răng Hàm Mặt – Trường Đại học Y Hà Nội.
3069 Nghiên cứu hiệu quả điều trị bệnh vảy nến thông thường bằng kem EXPLAQ kết hợp uống methotrexate liều thấp (7,5MG/ tuần) / Đặng Văn Em, Nguyễn Bá Hùng // .- 2015 .- Số 6 (967) .- tr 41- 44 .- 610
Đánh giá hiệu quả điều trị bệnh vảy nến bằng kem Explaq tại Khoa Da liễu- Dị ứng, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ 1/2014 đến 5/2015. Nghiên cứu ở 60 bệnh nhân vảy nến thông thường được chia 2 nhóm. Nhóm nghiên cứu (30 bệnh nhân): bôi kem Explaq 2 lần/ ngày và nhóm đối chứng (30 BN): bôi mở salicylic 5% 2 lần/ ngày. Cả 2 nhóm kết hợp uống methotrexate 7,5mg/ tuần, điều trị 4 tuần. Dựa vào kết quả nghiên cứu cho thấy, kem Explaq có hiệu quả khá đối với bệnh vảy nến thông thường và tốt hơn salycylic 5%.
3070 Thực nghiệm và đánh giá ảnh hưởng của tăng cường hàm lượng Vitamin D trong bữa ăn phụ đến các chỉ số Vitamin D, Hb máu và BMIZ, HAZ ở học sinh lớp 4 / Nguyễn Văn Rư // Y học Thực hành .- 2015 .- tr 44- 47 .- 610
Nghiên cứu thử nghiệm can thiệp cộng đồng và đánh giá hiệu quả của tăng cường vitamin D cho 184 học sinh lớp 4 trường tiểu học được chia thành 2 nhóm: nhóm tăng cường (FG) và chứng (CG). Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá ảnh hưởng của vitamin D tăng cường trong bữa ăn phụ đến các chỉ số vitamin D, Hb máu và BMIZ, HAZ ở lứa tuổi học sinh này. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng sau bốn tháng vitamin D tăng cường trong bữa ăn phụ có ảnh hưởng tốt đến nồng độ vitamin D và hàm lượng Hb trong máu của nhóm FG so với CG có ý nghĩa p<0,05.