CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Y
2931 Đánh giá chất lượng các xét nghiệm AST, ALT, Bilirubin – D và Bilirubin-T qua kết quả ngoại kiểm tra chất lượng xét nghiệm / Trần Hữu Tâm // Y học thực hành .- 2015 .- Số 7 (971) .- Tr. 15 – 18 .- 572
Phân tích chất lượng các xét nghiệm dễ bị sai số do tính chất đặc thù: AST, ALT, Bilirubin – D và Bilirubin-T được thực hiện trong năm 2014 tại các phòng xét nghiệm hóa sinh trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh, các tỉnh miền Trung và đồng bằng Sông Cửu Long trong phạm vi do Bộ Y tế phân công Trung tâm Kiểm chuẩn xét nghiệm Tp. Hồ Chí Minh triển khai và hoạt động kiểm chuẩn.
2932 Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng u biểu mô lành tính tuyến dưới hàm / Huỳnh Văn Dương, Lưu Văn Tường // Y học thực hành .- 2015 .- Số 7 (971) .- Tr. 19 – 22 .- 616.9
Mô tả đặc điểm lâm sàng u biểu mô lành tính tuyến dưới hàm tại Răng Hàm Mặt Quốc gia từ tháng 1.1999 đến tháng 9.2009.
2933 Nhận xét đặc điểm lâm sàng của nhạy cảm ngà răng ở bệnh nhân độ tuổi 20 – 50 tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Viện đào tạo Răng Hàm Mặt, Đại học Y Hà Nội năm 2014 / Quách Huy Chức, Lê Thục Lan, Lê Văn Nam, Lưu Văn Tường // Y học thực hành .- 2015 .- Số 7 (971) .- Tr. 22 – 27 .- 617.6
Đánh giá đặc điểm lâm sàng, tỷ lệ nhạy cảm ngà cuả những bệnh nhân đến khám, điều trị tại khoa Răng Hàm Mặt Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Viện đào tạo Răng Hàm Mặt – Trường Đại học Y Hà Nội.
2934 Nghiên cứu hiệu quả điều trị bệnh vảy nến thông thường bằng kem EXPLAQ kết hợp uống methotrexate liều thấp (7,5MG/ tuần) / Đặng Văn Em, Nguyễn Bá Hùng // .- 2015 .- Số 6 (967) .- tr 41- 44 .- 610
Đánh giá hiệu quả điều trị bệnh vảy nến bằng kem Explaq tại Khoa Da liễu- Dị ứng, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ 1/2014 đến 5/2015. Nghiên cứu ở 60 bệnh nhân vảy nến thông thường được chia 2 nhóm. Nhóm nghiên cứu (30 bệnh nhân): bôi kem Explaq 2 lần/ ngày và nhóm đối chứng (30 BN): bôi mở salicylic 5% 2 lần/ ngày. Cả 2 nhóm kết hợp uống methotrexate 7,5mg/ tuần, điều trị 4 tuần. Dựa vào kết quả nghiên cứu cho thấy, kem Explaq có hiệu quả khá đối với bệnh vảy nến thông thường và tốt hơn salycylic 5%.
2935 Thực nghiệm và đánh giá ảnh hưởng của tăng cường hàm lượng Vitamin D trong bữa ăn phụ đến các chỉ số Vitamin D, Hb máu và BMIZ, HAZ ở học sinh lớp 4 / Nguyễn Văn Rư // Y học Thực hành .- 2015 .- tr 44- 47 .- 610
Nghiên cứu thử nghiệm can thiệp cộng đồng và đánh giá hiệu quả của tăng cường vitamin D cho 184 học sinh lớp 4 trường tiểu học được chia thành 2 nhóm: nhóm tăng cường (FG) và chứng (CG). Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá ảnh hưởng của vitamin D tăng cường trong bữa ăn phụ đến các chỉ số vitamin D, Hb máu và BMIZ, HAZ ở lứa tuổi học sinh này. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng sau bốn tháng vitamin D tăng cường trong bữa ăn phụ có ảnh hưởng tốt đến nồng độ vitamin D và hàm lượng Hb trong máu của nhóm FG so với CG có ý nghĩa p<0,05.
2936 Lập phương trình hồi qui logistic đa biến để xây dựng thang điểm chẩn đoán bệnh sán lá gan lớn / Lê Lệnh Lương // Y học Thực hành .- 2015 .- Tr. 47- 49 .- 610
Nghiên cứu 113 bệnh nhân có tổn thương gan trên siêu âm hoặc chụp cắt lớp vi tính, khám lâm sàng, xét nghiệm công thức bạch cầu và miễn dịch gắn kết men (ELISA) chẩn đoán bệnh sán lá gan lớn (SLGL) xác định 78 bệnh nhân co ELISA (+) hiệu giá ≥ 1/3200 và 35 bệnh nhận có ELISA (-). Phân tích số liệu trên SPSS lựa chọn được 6 biến số độc lập và 1 biến số phụ thuộc (biến nhị phân) trong mối tương quan của phương trình hồi qui logistic đa biến. Từ đó xây dựng thang điểm chẩn đoán bệnh sán lá gan lớn.
2937 Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân viêm gan B mạn tính có HBeAg âm tính điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên / Phùng Thị Tuyết Nga, Nông Thị Tuyến, Nguyễn Trọng Hiếu, Phạm Trung Kiên // Y học Thực hành .- 2015 .- tr 49- 52 .- 610
Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân viêm gan B mạn tính có HBeAg âm tính. Đối tượng và phương pháp: Mô tả tiến cứu kết hợp hồi cứu trên bệnh nhân viêm gan B mạn tính điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên từ tháng 01/05/2014 đến tháng 01/03/2015. Kết quả: 45 bệnh nhân nhiễm HBV mạn tính trong đó có 21 bệnh nhân có HBeAg âm tính. Tỉ lệ nhiễm HBV mạn có HBeAg(-) cao ở nhóm tuổi trên 50 tuổi (57, 1%). Triệu chứng lâm mạn tính HBeAg (-) và HBeAg(+) không có sự khác biệt. Nhóm bệnh nhân viêm gan B mạn tính HBeAg(-) có men AST và ALT; Tỉ lệ giảm prothrombin cao hơn nhóm HBeAg(+).
2938 Khảo sát mối liên quan giữa NON-HDL Cholesterol với xơ vữa động mạch cảnh trên siêu âm ở người đái tháo đường Typ 2 / Đào Thị Thanh Bình, Lưu Thị Hồng // Y học Thực hành .- 2015 .- số 6 (967) .- tr 56- 59 .- 610
Mục tiêu nghiên cứu xác định tỉ lệ xơ vữa động mạch (ĐM) cảnh và khảo sát mối liên quan giữa non-HDL -C đối với xơ vữa ĐM cảnh ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang đã được thực hiện trên 198 bệnh nhân đái tháo đường typ 2 đang điều trị tại khoa tim mạch và khoa nội tiết bệnh viện Nguyễn Trãi trong khoảng thời gian từ tháng 10/ 2010 đến tháng 8/2012. Kết luận nghiên cứu cho thấy, có mối liên quan giữa non-HDL-C và xơ vữa động mạch cảnh trên bệnh nhân đái tháo đường. Non-HDL- C có thể được xem xét để sử dụng như một mục tiêu điều trị và đánh giá nguy cơ tim mạch trên bệnh nhân đái tháo đường typ 2.
2939 Nghiên cứu mối liên quan giữa hoạt độ enzym AST với nồng độ TNF-α, IL-6, IL- 12 ở bệnh nhân sốt xuất huyết dengue / Nguyễn Quang Duật, Phạm Xuân Huy, Nguyễn Văn Khoa, Vũ Xuân Nghĩa // Y học Thực hành .- 2015 .- Số 6 (967) .- tr25 - 27 .- 610
Bệnh nhân sốt xuất huyết được chẩn đoán theo tiêu chuẩn WHO 2009 được chia làm 2 nhóm. Nhóm sốt dengue 78, nhóm sốt xuất huyết dengue 76. Kết quả nghiên cứu cho thấy, dấu hiệu gan to liên quan đến tăng nồng độ các cytokine TNF-α, IL6. Nhưng xét mối tương quan giữa hoạt độ enzyme AST và nồng độ các cytokine này đều không rõ ràng.
2940 Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, tổn thương trên nội soi và mô bệnh học bệnh polyp đại trực tràng ở trẻ em tại bệnh viện nhi trung ương / Nguyễn Thị Việt Hà, Đặng Thị Hải Vân, Phan Thị Thanh Bình // Y học Thực hành .- 2015 .- Số 6 (967) .- tr27- 31 .- 610
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, tổn thương trên nội soi và mô bệnh học của polyp đại trực tràng trẻ em trên 98 bệnh nhi cắt polyp nội soi tại Bệnh viện Nhi Trung ương cho thấy polyp đại trực tràng gặp ở trẻ trai nhiều hơn trẻ gái, với tuổi trung bình mắc bệnh là 4,9 ±3,6 tuổi, 99% gặp ở trẻ em dưới 10 tuổi. Biểu hiện chủ yếu của polyp đại trực tràng ở trẻ em là đi ngoài phân máu tươi đầu bãi kéo dài.