CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Y

  • Duyệt theo:
2351 Nghiên cứu sự biến đổi một số chỉ số hóa sinh máu của chuột nhiễm độc chì acetat bán trường diễn và tác dụng của sâm Ngọc Linh sinh khối / Nguyễn Văn Bằng, Nguyễn Thanh Xuân // Y học Việt Nam (Điện tử) .- 2017 .- Số 1 .- Tr. 203-208 .- 610

Xác định sự biến đổi một số chỉ số hóa sinh máu ở chuột nhắt bị gây độc chì acetat bán trường diễn và tác dụng của sâm Ngọc Linh sinh khối. 108 chuột được gây độc, chia làm 3 lô. Lô chứng, lô gây độc và lô gây độc có sử dụng sâm Ngọc Linh. Kết quả cho thấy hoạt độ AST, ALT, GGT huyết tương, nồng độ ure, creatinin máu ở lô chuột gây độc cao hơn lô đối chứng. Hoạt độ AST, ALT, GGT huyết tương ở lô gây độc có uống sâm Ngọc Linh sinh khối thấp hơn lô gây độc không uống sâm Ngọc Linh sinh khối.

2352 Vai trò tế bào gốc tự thân và tập vận động phối hợp trong điều trị bại não ở trẻ em / Trần Thanh Tú, Nguyễn Thanh Liêm, Vũ Duy Chinh // .- 2018 .- Số 1 .- Tr. 159-163 .- 610

Đánh giá hiệu quả của ghép tế bào gốc tự thân từ tủy xương kết hợp phục hồi chức năng trong điều trị bại não ở trẻ em. Kết quả cho thấy tổng điểm GMFM - 88 sau ghép 3 tháng là 34,1 và sau 6 tháng là 40,9 (tăng hơn so với trước ghép 21,9). GMFM 66 sau can thiệp 3 tháng là 63,9 và sau 6 tháng là 75,0, tăng hơn trước can thiệp 30,1. Trẻ dưới 36 tháng phục hồi tốt hơn trẻ trên 36 tháng.

2353 Bước đầu đánh giá khả năng dung nạp của xương bò khử protein bằng hai phương pháp: Sử dụng Pepsin và NaClO / Hà Mai Linh, Ngô Duy Thìn, Lê Thị Hồng Nhung // .- 2017 .- Số 2 .- Tr. 231-234 .- 610

Nghiên cứu bước đầu đánh giá khả năng dung nạp của xương bò khử protein bằng hai phương pháp là sử dụng pepsin và NaClO. Kết quả cho thấy không thấy dấu hiệu thải ghép cả 2 loại xương bò khử protein trên động vật thực nghiệm. Mặc dù lượng protein trong mẫu xương khử bằng NaClO thấp hơn, quá trình tăng sinh xơ trong vùng mô quanh mảnh ghép khử protein bằng phương pháp này tồn tại lâu hơn so với vùng mô quanh mảnh ghép khử protein bằng pepsin.

2354 Khảo sát hình thái động mạch chủ ngực và các biến thể giải phẫu vùng cung động mạch chủ / Nông Hữu Thọ, Võ Nguyễn Thành Nhân, Phạm Thọ Tuấn Anh // .- 2018 .- Số 2 .- Tr. 11-14 .- 610

Bài viết Khảo sát hình thái động mạch chủ ngực và các biến thể giải phẫu vùng cung động mạch chủ. Kết quả khảo sát 450 trường hợp có độ tuổi trung bình 46.3 ± 21 đã ghi nhận các kích thước của động mạch chủ ngực theo các phân đoạn ST junction: 25.59 ± 3.2; đoạn lên: 28.81 ± 2.9mm; đoạn cung: 25.89 ± 2.5mm; đoạn xuống: 23.85 ± 3.3mm. Chưa ghi nhận trường hợp động mạch dưới đòn phải lạc chỗ.

2355 Đa hình thái đơn Nucleotid vùng gen ty thể HV1 và HV2 trên người dân tộc Kinh và dân tộc Mường của Việt Nam / Trần Thị Thúy Hằng, Trần Huy Thịnh, Trần Vân Khánh // .- 2017 .- Số 1 .- Tr. 33-40 .- 610

Xác định đa hình thái đơn Nucleotid vùng gen ty thể HV1 và HV2 trên dân tộc Kinh và dân tộc Mường của Việt Nam. Kết quả cho thấy tỷ lệ đa hình thái đơn Nucleotid hay gặp trên gen HV1: C16223T là 44%; G16129A là 39%, T16189C là 32%. Tỷ lệ hay gặp đa hình thái đơn Nucleotid trên gen HV2: A73G và A263G là 100%, 315insC là 97%, 309insC là 50%. Bước đầu phân loại theo các nhóm đơn bội DNA ty thể của 50 mẫu nghiên cứu dân tộc Kinh và 50 mẫu nghiên cứu dân tộc Mường. Xác định được 22 haplo-group, trong đó nhóm có tần số xuất hiện cao nhất là nhóm F1a chiếm 16%, nhóm có tần số xuất hiện thấp nhất là nhóm D4, D4a, F1b, F2a, N9a và Z đều là 1%.

2356 Phát hiện bệnh tuyến vú bằng phương pháp khám lâm sàng và tế bào học chọc hút kim nhỏ dưới hướng dẫn siêu âm / Trần Mạnh Hà, Nguyễn Văn Hưng // .- 2018 .- Số 2 .- Tr. 68-72 .- 610

Phát hiện bệnh tuyến vú bằng phương pháp khám lâm sàng và tế bào học chọc hút kim nhỏ dưới hướng dẫn siêu âm trên 512 người bệnh được khám lâm sàng và tế bào học chọc hút kim nhỏ tại bệnh viện Đại học Y Thái Bình. Kết quả cho thấy có 35,7% xơ nang tuyến, 26,7% u xơ tuyến lành tính, 9,8% u nang tuyến lành tính, 3,7% viêm tuyến vú và 4,3% áp xe. Có 8,4% tổn thương khám gồm nang cặn sữa, viêm tắc tuyến sữa, hạch và u mỡ. Chẩn đoán ung thư hoặc nghi ngờ chiếm 11,4%. Phương pháp khám lâm sàng và té bào học chọc hút kim nhỏ dưới hướng dẫn siêu âm có độ nhạy 100%, độ đặc hiệu 98,9%, giá trị tiên đoán dương 96,55%, giá trị tiên đoán âm 100%, tỷ lệ dương tính giả 0,8% và tỷ lệ âm tính giả 0%.

2357 Xác định đột biến tại vùng trọng điểm trên gen CYP1B1 ở bệnh nhân Glocom bẩm sinh nguyên phát / Trần Thu Hà, Trần Huy Thịnh, Vũ Thị Bích Thủy // Nghiên cứu Y học (Điện tử) .- 2017 .- Số 1 .- Tr. 79-85 .- 610

Xác định đột biến trên exon 2 và exon 3 của gen CYP1B1 ở 12 bệnh nhân glôcôm nguyên phát bẩm sinh. Kết quả cho thấy đã phát hiện được 4/12 bệnh nhân có đột biến dị hợp tử Gln86Lys trên exon 2, trong đó 1 bệnh nhân có đột biến Gln86Lys đơn thuần và 3 bệnh nhân có đột biến Gln86Lys kết hợp với một số đa hình thái gen - SNP. Đột biến Gln86Lys trên exon 2 là đột biến mới chưa được công bố, trong khi đó các SNP đẫ được công bố.

2358 Xác định tính đa hình thêm 16BASE PAIRS ở vùng Intron 3 gen TP53 trên bệnh nhân ung thư phổi bằng phương pháp PCR / Trần Khánh Chi, Trần Huy Thịnh // .- 2017 .- Số 2 .- Tr. 1-6 .- 610

Xác định tính đa hình thêm 16BASE PAIRS ở vùng Intron 3 gen TP53 trên 221 bệnh nhân ung thư phổi bằng phương pháp PCR và 237 người không bệnh ung thư được lựa chọn làm nhóm chứng tại bệnh viện Bạch Mai. Kết quả cho thấy kiểu gen A1A2 gặp ở 3,6% ở nhóm bệnh và 1,7% ở nhóm chứng. Chưa thấy mối liên quan giữa đa hình thái thêm 16bp với nguy cơ ung thư phổi.

2359 Vai trò của định hướng dịch vụ tổ chức và tính trọng vị thế của người bác sĩ đối với hành vi hướng đến bệnh nhân của họ / Nguyễn Văn Tuấn, Hàng Lê Cẩm Phương // .- 2017 .- Số 56 (5) .- Tr. 25-36 .- 610

Sử dụng góc nhìn của lý thuyết tiếp thị dịch vụ để kiểm định mối quan hệ giữa Định hướng dịch vụ của bệnh viện đến Hành vi hướng tới bệnh nhân của bác sĩ.

2360 Phân tích tổng hợp: mối tương quan giữa tính chất methyl hoá vượt mức vùng promoter gen GSTP1 (Glutathione S-Transferase P1) với bệnh ung thư vú / Trương Kim Phượng, Phạm Hoàng Năng, Lao Đức Thuận, Lê Huyền Ái Thuý // .- 2018 .- Số 59 (2) .- Tr. 21 - 44 .- 615

Mối tương quan giữa tính chất methyl hóa vượt mức vùng promoter gen GSTP1 đối với bệnh ung thư vú đã được công bố trong nhiều công trình nghiên cứu khác nhau tại nhiều quốc gia trên thế giới. Dù vậy, tính tương quan giữa tính chất epigenetic này của gen với bệnh ung thư vú không thống nhất qua từng công bố. Do đó chúng tôi thực hiện phân tích tổng hợp này nhằm xác nhận có hay không mối tương quan giữa tính chất methyl hóa vượt mức vùng promoter gen GSTP1 đối với bệnh ung thư vú. Phân tích 19 nghiên cứu (ca-chứng) về tính chất methyl hóa vượt mức vùng promoter của gen GSTP1 đối với bệnh ung thứ vú (1910 ca bệnh ung thư, 671 người lành) cho thấy tính chất methyl hóa vùng promoter gen GSTP1 làm tăng nguy cơ ung thư vú (OR = 10,497; 95%CI = 4,42 - 24,94; P < 0,0001; Mô hình phân tích ảnh hưởng ngẫu nhiên). Mối tương quan tính trên chỉ số nguy cơ OR tăng khi chọn lọc lại 13 nghiên cứu (1247 ca bệnh ung thư, 369 người lành), OR = 13,642 (95%CI = 8,23 - 22,60; P < 0,001; Mô hình phân tích ảnh hưởng bất biến). Khi tách các phân hạng, chỉ số tương quan tăng: tính chất methyl hóa vượt mức vùng promoter gen GSTP1 xuất hiện ở cả mẫu mô và mẫu máu, tính chất methyl hóa vượt mức này nên được xác định bằng phương pháp Methylation Specific PCR và các phương pháp khác như Pyrosequencing, MS-MLPA, Methylight và QMSP, so với Bisulfite methylation specific PCR. Methyl hóa vượt mức vùng promoter gen GSTP1 xuất hiện cao ở các chủng tộc châu Âu, Phi so với châu Á. Ngoài ra, tính chất methyl hóa vượt mức vùng promoter gen GSTP1 cũng là tính đặc trưng của bệnh nhân ung thư vú có phân độ mô học cao, giai đoạn bệnh muộn, kích thước khối u lớn, có sự xuất hiện hạch bạch huyết và Her2. Sự methyl hóa vượt mức vùng promoter gen GSTP1 cũng chính là nguyên nhân làm giảm hàm lượng và chức năng protein GSTP1.