CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Y

  • Duyệt theo:
2301 Đánh giá độc tính cấp và tác dụng kháng viêm của viên ngậm trị viêm họng từ cao lực vàng và gừng / Trần Anh Vũ, Trần Mỹ Tiên // .- 2017 .- Số 6 .- Tr. 170-174 .- 610

Ở liều 1 viên/kg và 2 viên/kg thể trọng, viêm ngậm chứa 200mg cao lược vàng và 100mg cao gừng thể hiện tác dụng kháng viêm sau 3 giờ, 24 giờ, 48 giờ và 72 giờ tiêm carrageenan. Tác dụng này đạt khoảng 64 - 85 phần trăm so với Celebrex ở liều 25mg/kg. Không tìm thấy LD50 và LDmax là 26 viên ngâm/kg trọng lượng, có nghĩa là sản phẩm không có độc tính cấp tính, thậm chí ở liều cao nhất có thể cho chuột uống.

2302 Tần suất suy dinh dưỡng của bệnh nhân cao tuổi khi nhập viện và các yếu tố liên quan / Huỳnh Trung Sơn, Lâm Vĩnh Niên, Nguyễn Trần Tố Trân // .- 2017 .- Số 6 .- Tr. 152-158 .- 610

Khảo sát tỷ lệ suy dinh dưỡng trên các bệnh nhân trên 60 tuổi điều trị nội trú tại khoa Lão bệnh viện Nhân dân Gia Định từ 10/2016 đến 4/2017. Có 34,6 phần trăm bệnh nhân cao tuổi nhập viện bị suy dinh dưỡng theo MNA-SF. Suy dinh dưỡng có liên quan có ý nghĩa thống kê với tuổi, tình trạng hôn nhân, tình trạng đa bệnh, hạn chế hoạt động sống cơ bản hàng ngày và sa sút trí tuệ.

2303 Nghiên cứu xây dựng quy trình chẩn đoán vi khuẩn gây nhiễm khuẩn âm đạo bằng phương pháp Multiplex PCR / Triệu Tiến Sang, Vũ Hương Ly, Trần Văn Khoa,… // Khoa học Công nghệ Việt Nam - B .- 2019 .- Số 9 (Tập 60) .- Tr. 5 - 9 .- 610

Nhiễm khuẩn âm đạo (Bacterial vaginosis - BV) là một trong những bệnh viêm nhiễm đường sinh dục phổ biến nhất ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng. Đặc biệt, bệnh còn ảnh hưởng đến hiệu quả chuyển phôi của bệnh nhân làm hỗ trợ sinh sản. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, BV không phải do một tác nhân cụ thể nào gây ra, mà do sự mất cân bằng của hệ vi khuẩn trong âm đạo. Tuy nhiên, các kỹ thuật hiện nay như nuôi cấy và nhuộm gram tỏ ra kém hiệu quả, với thời gian kéo dài, không đủ nhạy để xác định đồng thời các tác nhân. Nghiên cứu này được tiến hành nhằm xây dựng phương pháp Multiplex PCR (M-PCR) để phát hiện đồng thời và chính xác các tác nhân gây bệnh, góp phần giảm tối đa chi phí và thời gian xét nghiệm. Quy trình đã phát hiện được 10 loài vi khuẩn gây bệnh dựa trên vùng gene đặc hiệu 16s-rRNA và tối ưu hóa M-PCR thành 3 phản ứng với độ nhạy và độ đặc hiệu cao. Kết quả bước đầu đã xây dựng thành công quy trình M-PCR, chứng tỏ tiềm năng của phương pháp trong xét nghiệm chẩn đoán BV trong tương lai gần.

2304 Hiện trạng nhiễm ký sinh trùng ở cá chim vây vàng (Trachinotus spp) nuôi lồng tại Hải Phòng / Trương Thị Mỹ Hạnh, Phạm Thi Yến, Phạm Thị Thanh,... // .- 2018 .- Số 9 (Tập 60) .- Tr.45 – 52 .- 610

Phân tích thành phần giống loài, mùa vụ xuất hiện và mức độ cảm nhiễm ký sinh trùng trên cá chim vay vàng nhằm cung cấp thông tin cho công tác phòng trị và quản lý dịch bệnh trong nghề nuôi lồng ở vùng biển Hải Phòng nói riêng, vùng biển Việt Nam nói chung.

2305 Điều chế hệ vi tự nhũ để cải thiện tính kém bền của schaftosid trong cao kim tiền thảo toàn phần / Trần Lê Tuyết Châu, Phạm Bảo Ngọc,Trương Công Trị, Dương Chí Toản // Khoa học Công nghệ Việt Nam - B .- 2018 .- Số 9 (Tập 60) .- Tr.10 – 14 .- 615

Hệ thống chuyển giao thuốc dạng vi tự nhũ (self-microemulsifying drug delivery system, SMEDDS) thường gọi là hệ vi tự nhũ chứa cao chiết kim tiền thảo (KTT) được điều chế nhằm cải thiện độ ổn định của schaftosid. Hệ SMEDDS-KTT được điều chế chứa 30% cao chiết KTT (w/w) bao gồm isopropyl myristate (35%, w/w), tween 80 (45%, w/w) và propylen glycol 400 (20%, w/w). Hệ SMEDDS-KTT tạo thành có kích thước trung bình tiểu phân là 75,47±1,46 nm, hệ số đa phân tán (PdI) là 0,24±0,02 và giá trị thế zêta trung bình là -8,03±0,45 mV. Độ ổn định của schaftosid được thực hiện ở 37±2oC trong các môi trường pH khác nhau (pH 1,2 trong 2 giờ, pH 6,8 trong 6 giờ và pH 7,4 trong 8 giờ). Kết quả chứng minh độ ổn định của schaftosid được cải thiện rõ rệt bởi hệ SMEDDS-KTT.

2306 Đánh giá tính kháng bệnh đạo ôn của một số mẫu giống lúa nhập nội từ Viện Nghiên cứu lúa Quốc tế (IRRI) tại Việt Nam / Trần Đức Trung, Tạ Hồng Lĩnh, Bùi Quang Đãng, Lê Hùng Lĩnh // Khoa học Công nghệ Việt Nam - B .- 2019 .- Số 9 (Tập 60) .- Tr.25 – 30 .- 600

Khai thác tiềm năng tính kháng của cây lúa là một trong những phương án hiệu quả trong quản lý đạo ôn, bệnh hại nguy hiểm do nấm Magnaporthe oryzae gây ra. Tuy nhiên, tính kháng đạo ôn có xu hướng không bền vững, thường bị phá vỡ dưới áp lực bệnh trong điều kiện đồng ruộng do sự biến đổi rất nhanh chóng về di truyền và độc tính của các nòi nấm đạo ôn. Vì vậy việc đánh giá, xác định các nguồn gen lúa thể hiện tính kháng hiệu quả với các nòi nấm đạo ôn phục vụ chọn tạo giống kháng phù hợp cho từng vùng sinh thái được xác định là công tác thường xuyên. Trong nghiên cứu này, 40 mẫu giống lúa triển vọng kháng đạo ôn tại Phillipine đã được sàng lọc phản ứng bệnh gây ra bởi 12 nòi nấm M. oryzae đặc trưng cho các vùng sinh thái trong cả nước. Mặc dù toàn bộ các mẫu giống nhiễm với các nòi nấm đạo ôn phía Nam nhưng đối với phía Bắc đã xác định được 20 mẫu giống kháng tốt với 10/10 nòi nấm đạo ôn. Đây là nguồn vật liệu quý phục vụ cho công tác chọn tạo giống lúa kháng đạo ôn bền vững ở Việt Nam.

2307 Đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc ở Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà, TP Đà Nẵng / Tôn Nữ Thị Như Quỳnh, Trương Thị Đẹp, Đặng Văn Sơn // Khoa học Công nghệ Việt Nam - B .- 2018 .- Số 9 (Tập 60) .- Tr. 20 – 24 .- 615

Kết quả nghiên cứu nguồn tài nguyên cây thuốc ở Khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Sơn Trà, TP Đà Nẵng đã xác định được 657 loài, 396 chi, 133 họ thuộc 5 ngành thực vật bậc cao có mạch, bao gồm Lá thông (Psilotophyta), Thông đất (Lycopodiophyta), Dương xỉ (Polypodiophyta), Thông (Pinophyta) và Ngọc lan (Magnoliophyta). Trong đó, 16 loài có giá trị bảo tồn theo thang đánh giá của Sách đỏ Việt Nam (2007) và Danh lục đỏ của IUCN (2017). Hình thức sử dụng cây thuốc cũng được chia làm 3 nhóm gồm: chia theo bộ phận dùng, phương thức sử dụng và nhóm bệnh chữa trị. Dạng sống của cây thuốc được chia làm 7 nhóm, bao gồm: cây thân thảo có 178 loài (chiếm 27,1%), cây bụi có 139 loài (21,2%), dây leo có 122 loài (18,6%), cây gỗ lớn có 65 loài (9,9%), cây gỗ nhỏ có 138 loài (21%), bán ký sinh có 9 loài (1,4%) và phụ sinh có 6 loài (0,9%).

2309 Phân tích đa dạng di truyền hệ gen ty thể và nguồn gốc tiến hóa của sáu giống bản địa Việt Nam / Bùi Anh Tuấn, Nguyễn Đức Hiếu, Nghiêm Ngọc Minh, Võ Thị Bích Thủy // Khoa học Công nghệ Việt Nam - B .- 2018 .- Số 7 (Tập 60) .- Tr.53 – 59 .- 610

Giải trình tự hoàn chỉnh gen ty thể, dự đoán cấu trúc, phân tích dữ liệu phân tử, xác định mối quan hệ phát sinh chủng loại sử dụng sự đa hình về trình tự mtDNA, qua đó đánh giá về về nguồn gốc tiến hóa của 6 giống lợn bản địa Việt Nam.

2310 Xác định đột biến gen NPHS1 ở bệnh nhân mắc hội chứng thận hư bẩm sinh / Nguyễn Thị Kim Liên, Phạm Văn Đếm, Nguyễn Thu Hương,… // Công nghệ Sinh học .- 2018 .- Số 1 (Tập 16) .- Tr.45 – 49 .- 610

Tiến hành phân tích toàn bộ gen NPHS1 ở bệnh nhân mắc CNS và gia đình bệnh nhân để xác định các đột biến trên gen NPHS1 nhằm tìm hiểu mối liên hệ giữa lâm sàng và thay đổi trong gen NPHS1 từ đó đưa ra các tư vấn di truyền cho gia đình bệnh nhân.