CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Y
2121 Can thiệp nội mạch trong điều trị cấp cứu bệnh lý tiết niệu tại bệnh viện Chợ Rẫy / Trần Trọng Trí, Nguyễn Thành Tuân, Nguyễn Trọng Hiền // .- 2019 .- Số 3 .- Tr. 139 - 143 .- 610
Can thiệp nội mạch có nhiều ứng dụng trong điều trị các bệnh lý Tiết Niệu nói riêng. Đặc biệt thuyên tắc động mạch là phương pháp hiệu quả trong điều trị chảy máu trong bệnh lý Tiết Niệu. Cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, kỹ thuật can thiệp nội mạch ngày càng hoàn thiện và có thể thực hiện thuyên tắc mạch chọn lọc giúp bảo tồn phần mô xung quanh tổn thương cần can thiệp. Bài viết đánh giá kết quả điều trị các bệnh lý tiết niệu bằng can thiệp nội mạch tại bệnh viện Chợ Rẫy.
2122 Nội soi nong bóng điều trị hẹp niệu quản phức tạp: Kết quả sớm qua 15 trường hợp / Võ Xuân Huy, Đỗ Anh Toàn, Ngô Xuân Thái // .- 2019 .- Số 3 .- Tr. 126 - 131 .- 610
Nội soi nong niệu quản bằng bóng trong điều trị hẹp niệu quản phức tạp là phương pháp dễ thực hiện, đường cong học tập ngắn, chi phí thấp, thời gian nằm viện ngắn, tỷ lệ thành công cao và rất ít biến chứng. Kết quả mẫu nghiên cứu có 15 trường hợp. Tuổi trung bình: 44,2 ± 17,07 tuổi. Tỷ lệ nam/ nữ = 8/7. Bệnh nhân đều có tiền sử phẫu thuật trước đó. Trong đó số lượng bệnh nhân đã phẫu thuật trên đường tiết niệu nhiều nhất 88,89%, 11,11% bệnh nhân có tiền sử phẫu thuật sản phụ khoa. Có bệnh nhân đã phẫu thuật trên đường tiết niệu nhiều lần. Bệnh nhân được tán sỏi nội soi chiếm tỷ lệ cao nhất 50%. Vị trí hẹp niệu quản chủ yếu là ở 1/3 giữa và 1/3 trên (87,5%). Hẹp ở 1/3 dưới là 12,5%. Chiều dài đoạn hẹp trung bình là 1,5 ±0,73cm, ngắn nhất là 0,5cm, dài nhất là 3cm. Trong đó hẹp <2cm là 75%, > =2cm là 25%. Tất cả bệnh nhân đều phát hiện ứ nước cùng bên tổn thương. Ứ nước độ II chiếm đa số 62,5%. Ứ nước độ III chiếm 25%, ứ nước độ I chiếm 12,5%. Thời gian phẫu thuật trung bình là 66,93 ± 18,08 phút, ngắn nhất là 40 phút và dài nhất là 100 phút. Tỷ lệ thành công về kỹ thuật: 100% (16/16). Tỷ lệ thành công sau rút thông JJ 1 tháng: 84,62% (11/13). Tỷ lệ thành công sau rút thông JJ 3 tháng: 81,81% (9/11).
2123 Hiệu quả của soi bàng quang bằng hình ảnh dải hẹp trong phát hiện bướu bàng quang nhỏ / Nguyễn Văn Ân, Đinh Quốc Đạt, Nguyễn Ngọc Châu // .- 2019 .- Số 3 .- Tr. 109 - 112 .- 610.0012
Khảo sát giá trị của soi bàng quang bằng hình ảnh dải hẹp trong phát hiện bướu bàng quang nhỏ. Kết quả nghiên cứu tuổi trung bình là 59,2 ± 16,07 (tuổi), chủ yếu gặp ở nam giới với tỉ lệ nam/nữ là 3,29/1. Hình ảnh dải hẹp phát hiện thêm 19 bướu (26,7%; 17 dạng nhú và 2 dạng CIS) trong 14/60 bệnh nhân (27,5%). Độ nhạy khi soi bằng hình ảnh dải hẹp là 100% và khi soi bằng ánh sáng trắng là 73,24%. Tỉ lệ dương tính giả khi soi bằng hình ảnh dải hẹp là 16,47% và khi soi bằng ánh sáng trắng là 16,13%.
2124 Kết quả điều trị miệng niệu đạo đóng thấp thể phức tạp bằng kỹ thuật Snodgrass / Lê Tấn Sơn, Phạm Ngọc Thạch, Ngô Xuân Thái // .- 2019 .- Số 3 .- Tr. 72 - 77 .- 610
Bài viết đánh giá kết quả điều trị miệng niệu đạo đóng thấp thể giữa và thể sau theo kỹ thuật cuộn ống tại chỗ có rạch sàn niệu đạo (Snodgrass) tại bệnh viện Nhi Đồng 2.
2125 Khảo sát kiến thức và ý thức hiến tạng của gia đình người bệnh chết não có tiềm năng hiến tạng / Dư Thị Ngọc Thu // .- 2019 .- Số 3 .- Tr. 65 - 71 .- 610
Khảo sát kiến thức và ý thức hiến tạng cứu người của gia đình bệnh nhân chết não có tiềm năng hiến tạng nhằm biết được nguyên nhân chủ yếu của việc từ chối hiến tạng trong xã hội để khắc phục nguyên nhân và làm gia tăng sự đồng thuận hiến tạng khi chết não là yêu cầu bức thiết.
2126 Bạch cầu niệu và bệnh thận do vancomycin / Nguyễn Ngọc Lan Anh, Trần Thị Bích Hương // .- 2019 .- Tr. 34 - 41 .- 610
Trình bày bạch cầu niệu và kỹ thuật phát hiện bạch cầu niệu, eosinophil niệu và thông qua tổn thương thận do Vancomycin, với 3 cơ chế khác nhau minh chứng việc hiểu biết cơ chế bệnh sinh gây tổn thương thận cấp do thuốc giúp chọn lựa điều trị thích hợp.
2127 Kết quả điều trị nhổ rễ thần kinh C5, C6, +-C7 đám rối cánh tay bằng phẫu thuật chuyển thần kinh / Nguyễn Văn Phú, Lê Văn Đoàn, Vũ Hữu Trung, Bùi Việt Hùng, Nguyễn Huy Cảnh và cộng sự // Khoa học Công nghệ Việt Nam - B .- 2019 .- Số 7(Tập 61) .- Tr.5-9 .- 610
Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá kết quả phục hồi gấp khuỷu, giạng và xoay ngoài khớp vai cho 30 bệnh nhân (BN) bị tổn thương nhổ rễ C5, C6, +-C7 do tai nạn xe máy. Các BN được điều trị bằng phẫu thuật chuyển thần kinh (TK) kép, chuyển TK đầu dài cơ tam đầu cho nhánh trước TK mũ và TK XI cho TK trên vai từ tháng 7/2015 đến 10/2016. Thời gian theo dõi sau mổ trung bình là 31,8 tháng (24-40 tháng). Kết quả cho thấy, gấp khuỷu trung bình 11,0 kg: 24/30 BN đạt rất tốt (>=M4, nâng tạ >=10 kg); 6/30 đạt tốt (M4, nâng tạ <10 kg). Giạng vai trung bình là 129,7 độ:15/30 BN đạt rất tốt (>=M4, giạng vai 180 độ); 10/30 đạt tốt (M4, giạng vai >=60 độ); 1/30 trung bình; 4/30 mức kém. Xoay ngoài trung bình là 108,0 độ:23/30 BN đạt rất tốt; 4/30 đạt tốt, 3/30 mức kém; 0/30 trung bình. Phẫu thuật chuyển TK để phục hồi gấp khuỷu, giạng và xoay ngoài khớp vai trong tổn thương liệt cao đám rối cánh tay (ĐRCT) mang lại kết quả cao nhất cho đến nay.
2128 Ứng dụng kỹ thuật PCR tổ định loài giun móc Ancylostoma spp. Và giun mỏ Necator americanus ở người nhiễm bệnh / Lưu Thanh Liêm, Lê Quốc Hùng, Lê Đức Vinh, Nguyễn Kim Thạch, Phan Văn Trọng // .- 2019 .- Số 7(Tập 61) .- Tr.10-13 .- 610
Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả đã ứng dụng kỹ thuật PCR tổ (nested PCR) để xác định giun móc Ancylostoma spp. và giun mỏ Necator americanus trong phân người nhiễm bệnh ở cộng đồng dân cư xã Đức Lập Thượng, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An. 80 mẫu AND tách chiết từ 80 mẫu ấu trùng giun từ phân người bệnh được phân lập bằng phương pháp Sasa đã cho kết quả dương tính. Kết quả PCR tổ đặc hiệu vùng gen 28S rRNA-ITS2 thu được tỷ lệ nhiễm Necator americanus có 66 mẫu (82,5%), Ancylostoma spp. có 5 mẫu (6,25%) và đồng nhiễm cả 2 loài có 9 mẫu (11,25%). Từ kết quả nghiên cứu cho thấy, kỹ thuật này là một công cụ bổ sung có giá trị trong chẩn đoán và kiểm soát nhiễm bệnh ký sinh trùng ở các tỉnh/thành phố của Việt Nam.
2129 Xây dựng công thức gen nhũ tương dầu dừa (coconut oil) ứng dụng trong mỹ phầm / Phạm Đình Duy, Đoàn Duy Quốc // .- 2019 .- Số 7(Tập 61) .- Tr.14-20 .- 610
Nghiên cứu này nhằm xây dựng công thức gen có cấu trúc nhũ tương (gel nhũ tương) chứa dầu dừa (coconut oil). Nghiên cứu được tiến hành theo phương pháp như sau: tỷ lệ phối hợp của từng chất nhũ hóa và trong công thức gel nhũ tương được xác định dựa trên hệ số cân bằng dầu – nước yêu cầu (Required Hydophilic Lipophilic Balance – RHLB) của dầu dừa. Công thức gel nhũ tương được tối ưu hóa bằng phần mềm Design-Expert với 25 công thức thực nghiệm theo thiết kế IV-Optimal. Thiết kế này dựa trên các biến độc lập gồm: lượng dầu dừa, lượng Carbopol, lượng triethanolamin, lượng hỗn hợp chất nhũ hóa, lượng nước cất. Các biến phụ thuộc được khảo sát như Ph, kích thước hạt trung bình, diện tích dàn mỏng, độ bền vật lý. Công thức tối ưu được kiểm chứng bằng thực nghiệm và khảo sát một số chỉ tiêu chất lượng. Kết quả cho thấy, giá trị RHLB của gen nhũ tương dầu dừa là 5,5, từ đó suy ra tỷ lệ phối hợp giữa 2 chất nhũ hóa (span 80:twee 80) là 89:11. Design-Expert đã chỉ ra công thức tối ưu có chỉ số mong muốn (desirability) cao (0,99) với tỷ lệ dầu dừa 5%, hỗn hợp chất nhũ hóa 4,5%, Carbopol 940 0,39%, triethanolamin 0,36%, lượng nước 81,59%. Kết quả thực nghiệm kiểm chứng trên công thức tối ưu cho thấy không có sự sai khác với dự đoán của phần mềm. Như vậy, công thức gel nhũ tương dầu dừa được xây dựng là ổn định, có thể tạo ra sản phẩm kem hướng đến công dụng dưỡng da.
2130 Phân lập tối ưu hóa điều kiện nuôi cấy vi khuẩn lactic có khả năng kháng vi khuẩn Propionibacterium spp. được phân lập trên da người / Bùi Hoàng Đăng Long, Nguyễn Thị Tuyết Mai, Huỳnh Xuân Phong, Phạm Thúy Vi, Nguyễn Ngọc Thạnh // .- 2019 .- Số 7(Tập 61) .- Tr.21-27 .- 610
Nghiên cứu được thực hiện nhằm phân lập các chủng vi khuẩn Propionibacterium spp. từ da người, tuyển chọn chủng vi khuẩn lactic có khả năng kháng vi khuẩn Propionibacterium spp. đã phân lập và xác định điều kiện thích hợp nuôi cấy vi khuẩn lactic này bằng môi trường nước chua tàu hủ. Kết quả đã phân lập được hai chủng vi khuẩn Propionibacterium spp. (PO và PM) là vi khuẩn Gram dương, tế bào hình que ngắn, không di chuyển, khuẩn lạc tròn, bìa nguyên và răng cưa, oxidase dương tính, catalase âm tính. Trong thử nghiệm kháng khuẩn, 10 chủng vi khuẩn lactic đều có khả năng sinh bacteriocin ức chế vi khuẩn Propionibacterium spp. Trong đó, chủng L39 có khả năng kháng khuẩn tốt nhất với đường kính vòng kháng PO và PM đạt lần lượt là 10,16 và 14,16 mm. Điều kiện thích hợp để tăng sinh vi khuẩn lactic bằng nước chua tàu hủ tạo chất kháng khuẩn được xác định ở môi trường bổ sung sucrose 2% (w/v), peptone 1% (w/v) và K2HPO4 2% (w/v), hàm lượng đường từ 5,73-5,87 (w/v), pH 6,09-6,14 và mật số giống chủng 10^7 (tế bào/ml). Ở điều kiện thích hợp trên quy mô 2 lít, chủng L39 có khả năng kháng vi khuẩn chỉ thị với đường kính vòng kháng chủng PO và PM đạt 11,33 và 5,5 mm. Kết quả giải trình tự 16S rRNA cho thấy, chủng vi khuẩn PO và L39 tương đồng với Propionibacterium acnes DNF00413 với độ tương đồng 99% và Lactobaccillus plantarum 7.11E với độ tương đồng 98%.