CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Y
1641 Kết quả kiểm soát tần số tim mạch bằng Ivabradine ở bệnh nhân suy tim mạn tính / Lâm Đức Thắng, Trần Viết An // .- 2019 .- Số 21 .- Tr. 1 - 6 .- 610
Khảo sát tỷ lệ tăng tần số tim và đánh giá kết quả kiểm soát tăng tần số tim bằng thuốc Ivabradine ở bệnh nhân suy tim mạn tính. Kết quả tần số tim lúc nhập viện trên 70 lần/phút chiếm 95%. Tất cả bệnh nhân suy tim độ III và độ IV đều có tần số tim trên 70 lần/phút. Sau can thiệp, sự khác biệt trung bình của nhịp tim giữa nhóm can thiệp và không can thiệp bằng ivabradine là 14,33 nhịp mỗi phút (p <0,01), với 67,7 nhịp mỗi phút trong nhóm can thiệp và với 82,1 nhịp mỗi phút trong nhóm chứng. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về trung bình nhịp tim giữa trước và sau khi điều trị bằng ivabradine trong nhóm can thiệp với 36,50 nhịp mỗi phút (p <0,01).
1642 Giá trị tiên lượng ngắn hạn theo thang điểm phân tầng nguy cơ Grace và Timi ở bệnh nhân hội chứng vành cấp không ST chênh lên tại Bệnh viện đa khoa Trung ương Cẩn Thơ năm 2018 -2019 / Nguyễn Trọng Hiếu, Nguyễn Tấn Đạt, Ngô Văn Truyền // .- 2019 .- Số 21 .- Tr. 1 - 6 .- 610
Xác định giá trị tiên lượng tử vong ngắn hạn do tim mạch theo thang điểm GRACE và TIMI ở bệnh nhân hội chứng vành cấp không ST chênh lên ở bệnh viện Đa Khoa Trung Ương Cần Thơ (BVĐKTWCT) năm 2018-2019 và so sánh giá trị tiên lượng tử vong ngắn hạn do tim mạch theo thang điểm GRACE và TIMI ở bệnh nhân hội chứng vành cấp không ST chênh lên ở BVĐKTWCT năm 2018-2019.
1643 Nghiên cứu hiệu quả điều trị đứt dây chằng chéo sau bằng gân hamstring tự thân qua nội soi tại Bệnh viện 30/4 / Lương Trung Hiếu // Thời sự Y học (Điện tử) .- 2019 .- Số 9 .- Tr.52 - 56 .- 610
Đánh giá hiệu quả điều trị đứt dây chằng chéo sau bằng gân Hamstring tự thân qua nội soi tại Bệnh viện 30/4 và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị.
1644 Vai trò của nitric oxide trong hơi thở ra (FeNO) trong quản lý hen / Nguyễn Như Vinh // .- 2008 .- Số 3 .- Tr. 5 - 12 .- 610
Bài viết này sẽ phân tích các cơ chế về sinh tổng hợp NO trong cơ thể, cơ chế thay đổi nồng độ NO trong hen và các quan điểm cũng như ứng dụng FeNO trong quản lý hen.
1645 Tương quan giữa mức khi nitric oxide trong khí thở ra (FeNO) với điểm kiểm soát hen (asthma control test-ACT) và với các chỉ số hô hấp ký ở bệnh nhân hen đang điều trị tại thành phố Hồ Chí Minh / Nguyễn Như Vinh, Trần Văn Ngọc, Nguyễn Thị Thu Ba // .- 2018 .- Tr. 37 - 42 .- 610
Bài viết xem xét mối liên quan giữa FeNO với mức độ nặng của bệnh hen ở bệnh nhân hen người lớn đang được điều trị tại bệnh viên Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh.
1646 Hen ở trẻ nhũ nhi / Trần Anh Tuấn // Thời sự Y học (Điện tử) .- 2018 .- Số 3 .- Tr. 11 - 13 .- 610
Bài viết điểm lại những quan niệm khác nhau về hen ở trẻ nhũ nhi trong y văn và các hướng dẫn điều trị hiện nay để từ đó giới thiệu tiếp cận chẩn đoán phù hợp.
1647 Lao phổi và dị vật phế quản đồng thời gây ra đông đặc thùy giữa phổi ở một bệnh nhân cao tuổi / Trần Văn Ngọc, Nguyễn Hồ Lam // .- 2017 .- Số 3 .- Tr. 89 - 91 .- 610
Dị vật phế quản và lao phổi ở người lớn tuổi thường có những biểu hiện lâm sàng và hình ảnh học hướng đến chẩn đoán. Đặc biệt có những báo cáo cho thấy hai bệnh cảnh này dễ lẫn lộn nhau trong thực lâm sàng. Ở đây chúng tôi báo cáo một trường hợp rất thú vị cho thấy sự hiện diện đồng thời của dị vật phế quản và lao phổi cùng gây ra tổn thương đông đặc một thùy phổi ở bệnh nhân lớn tuổi.
1648 Phát hiện đột biến gen EGFR trong mẫu huyết tương bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ tại bệnh viện Chợ Rẫy / Phan Thanh Thăng, Nguyễn Thị Lan Hương, Hồ Trọng Toàn // .- 2017 .- Số 3 .- Tr. 82 - 88 .- 610
Đánh giá khả năng phát hiện đột biến EGFR trong mẫu huyết tương của bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ bằng kỹ thuật scorpions ARMS tại bệnh viện Chợ Rẫy
1649 Liên quan giữa tỉ số sFLT/PIGF và khả năng kéo dài thai kỳ trong bệnh lý Tiền sản giật / Lê Quang Thanh, Hoàng Thị Diễm Tuyết, Bùi Thị Hồng Như // .- 2017 .- Tr. 15 - 21 .- 610
Xác định trị số trung vị của tỉ số sFlt -1/P1GF ở nhóm thai kỳ bị tiền sản giật (TSG) có kết cục xấu mẹ và con và ở nhóm TSG không có kết cục xấu; Xác định mối liên quan giữa tỉ số sFlt -1/P1GF với khả năng kéo dài thai kỳ.
1650 Can thiệp sớm sai khớp cắn hạng II và lệch hàm do cắn kéo răng cối lớn một bên / Vũ Mỹ Linh // .- 2017 .- Số 7 .- Tr. 10 - 16 .- 610
Can thiệp sớm vẫn còn là vấn đề gây bàn cãi rất nhiều trong chỉnh hình răng mặt. Tuy nhiên, khi những lệch lạc về răng có khả năng gây ảnh hưởng đến sự phát triển xương hàm cần được can thiệp sớm để tránh các hậu quả nặng nề về thẩm mỹ và chức năng, cũng như giúp đơn giản hóa công việc điều trị chỉnh nha.Ca lâm sàng bên dưới là một trường hợp cắn kéo răng cối một bên có nguy cơ lệch mặt đã được điều trị kịp thời, sử dụng các khí cụ Bioprogressive.