CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Y
1321 Conotoxin từ nọc ốc cối biển (Conus) và ứng dụng của chúng trong y dược học / Lê Thị Bích Thảo, Bùi Thị Huyền, Đoàn Việt Bình // .- 2016 .- Số 2 .- Tr. 264-268 .- 610
Khảo sát các conotoxin trong nọc của 8 loài ốc cối của Việt Nam bằng phân tích sắc ký lỏng nano kết nối khối phổ. Để ứng dụng trong y dược, ω-conotoxin MVIIA tái tổ hợp đã được biểu hiện ở E. coli và xác định hoạt tính giảm đau trên các mô hình thử nghiệm ở chuột. Kết quả là các conotoxin tự nhiên nhận diện được đều thuộc các siêu họ O, M, A và một số peptide nhỏ chưa biết vì thiếu dữ liệu DNA và protein. MVIIA tái tổ hợp (CTX) đã được biểu hiện dung hợp với thioredoxin có trọng lượng phân tử khoảng 20.5 kDa (Trx-CTX) và peptide CTX tinh sạch có kích thước < 3 kDa sau khi loại bỏ thioredoxin và histag. Cả peptide CTX và protein dung hợp Trx-CTX đều có hoạt tính giảm đau như lidocain và morphine. Do vậy, conotoxin tái tổ hợp này có tiềm năng làm thuốc cho điều trị giảm đau hiệu quả.
1322 Tìm hiểu mối liên quan đặc điểm giải phẫu giữa động mạch mũ chậu nông và thượng vị nông ở vạt bẹn người Việt trưởng thành / Nguyễn Đức Thành, Trần Thiết Sơn, Nguyễn Văn Huy // Y học thực hành .- 2020 .- Số 1 .- Tr. 7-11 .- 610
Nghiên cứu mối liên quan đặc điểm giải phẫu giữa động mạch mũ chậu nông và thượng vị nông ở vạt bẹn người Việt trưởng thành trên 30 xác ngâm Foocmalin. Kết quả cho thấy động mạch mũ chậu nông được tìm thấy ở 100% trên 30 xác, trong đó động mạch mũ chậu nông động mạch thượng vị nông bên phải đạt 25/30 và bên trái là 26/30, Chiều dài động mạch mũ chậu nông (161,07 cộng trừ 26,78mm), lớn hơn động mạch thượng vị nông (141,51 cộng trừ 31,30mm).
1323 Chất lượng giấc ngủ và một số yếu tố liên quan ở người bệnh tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định / Vũ Thị Minh Phượng, Ngô Huy Hoàng // Y học thực hành .- 2018 .- Số 1 .- Tr. 35-37 .- 610
Đánh giá thực trạng chất lượng giấc ngủ và một số yếu tố liên quan ở người bệnh tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định. Kết quả nghiên cứu cho thấy người bệnh tăng huyết áp có chất lượng giấc ngủ thấp. Những hành vi không đúng trong thực hành vệ sinh giấc ngủ, những sai lệch trong thái độ về giấc ngủ của người có bệnh có ảnh hưởng không tốt đến chất lượng giấc ngủ của họ.
1324 Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, biến chứng và đánh giá kết quả điều trị bằng ARV bậc 1 ở trẻ em nhiễm HIV/AIDS tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ 2016-2017 / Lê Bá Hiến, Phạm Thị Tâm, Trương Ngọc Phước // Y dược học Cần Thơ (Điện tử) .- 2018 .- Số 15 .- Tr. 13-19 .- 610
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, biến chứng và đánh giá kết quả điều trị bằng ARV bậc 1 ở trẻ em nhiễm HIV/AIDS tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ 2016-2017. Kết quả cho thấy điều trị đạt hiệu quả cao, cần tăng cường công tác dinh dưỡng, điều trị tốt các nhiễm trùng cơ hội, tư vấn nâng cao nhận thức của người chăm sóc bệnh nhi và đảm bảo tốt việc tuân thủ điều trị.
1325 Hiệu quả của liệu pháp âm nhạc đối với lo lắng trước phẫu thuật ở bệnh nhân phẫu thuật ổ bụng tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên / Trần Anh Vũ, Nguyễn Thị Sơn // Khoa học và Công nghệ (Điện tử) .- 2020 .- Số 1 .- Tr. 66-71 .- 610
Đánh giá hiệu quả của liệu pháp âm nhạc đối với giảm lo lắng trước phẫu thuật ở bệnh nhân phẫu thuật theo lịch trình tại Khoa Ngoại Tiêu Hóa Gan mật, Bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên. Thiết kế nghiên cứu bán can thiệp được áp dụng trong nghiên cứu này, phương pháp chọn mẫu thuận tiện được áp dụng để lựa chọn 82 bệnh nhân vào nhóm chứng (41 bệnh nhân) và nhóm can thiệp (41) bệnh nhân. Tất cả bệnh nhân đều xuất hiện lo âu trước mổ. Liệu pháp âm nhạc có hiệu quả trong giảm lo lắng trước mổ: Sau can thiệp nhóm chứng không có sự thay đổi có ý nghĩa thống kê về mức độ và điểm trung bình lo âu trước mổ. Trong khi đó ở nhóm can thiệp mức độ lo âu nhiều giảm từ 14,6% còn 7,3%. Ở giai đoạn sau can thiệp, điểm lo âu trung bình ở 2 nhóm chứng và can thiệp lần lượt 51,7 ± 7,2 và 47,3 ± 6,9, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
1326 Kiến thức của các bà mẹ về cách chăm sóc đặc biệt cho trẻ sơ sinh các dấu hiệu nguy hiểm ở trẻ sơ sinh và một số yếu tố lên quan tại bệnh viện Trung ương Thái Nguyên năm 2019 / Nguyễn Thị Tú Ngọc, Trần Lệ Thu, Bùi Thị Hải // .- 2020 .- Số 1 .- Tr. 87-92 .- 610
Nghiên cứu mô tả được thực hiện trên 97 bà mẹ có con là sơ sinh điều trị tại khoa Nhi Sơ sinh, bệnh viện Trung ương Thái Nguyên nhằm mô tả thực trạng kiến thức của các bà mẹ về các chăm sóc đặc biệt ở trẻ sơ sinh, dấu hiệu nguy hiểm ở trẻ sơ sinh và xác định một số yếu tố liên quan đến kiến thức của các bà mẹ. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ các bà mẹ có kiến thức đạt là 62,9%. Trong tổng số 97 bà mẹ có 56,7% nhận định đúng về sốt cao ở trẻ sơ sinh, 57,7% biết cách đánh giá trẻ bú kém hoặc bỏ bú. Có sự liên quan giữa tuổi của bà mẹ, trình độ văn hóa, nơi sinh sống và số con trong gia đình với kiến thức của các bà mẹ với ý nghĩa thống kê p<0,01.
1327 Phân loại mô bệnh học ung thư biểu mô cổ tử cung tại bệnh viện Phụ sản Trung ương / Hoàng Thị Luân, Lê Phong Thu, Lê Quang Vinh // .- 2020 .- Số 1 .- Tr. 53-60 .- 610
Nghiên cứu nhằm xác định tỷ lệ các típ mô bệnh học của Ung thư biểu mô cổ tử cung tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương theo phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới năm 2014. Phương pháp mô tả cắt ngang trên 200 trường hợp ung thư biểu mô cổ tử cung xâm nhập được chẩn đoán xác định bằng mô bệnh học tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương từ tháng 01/2017 đến tháng 12/2018. Kết quả cho thấy hầu hết các trường hợp ung thư biểu mô cổ tử cung xâm nhập gặp ở nhóm 40-49 tuổi (32,5%). Ung thư biểu mô tế bào vảy chiếm đa số 60,5%, ung thư biểu mô tuyến, ung thư biểu mô tuyến vảy, ung thư biểu mô không biệt hóa và ung thư biểu mô thần kinh nội tiết tế bào nhỏ chiếm tỷ lệ lần lượt là 29,5%; 8%; 1% và 1%. Kết luận: Nhóm tuổi hay gặp ung thư biểu mô cổ tử cung xâm nhập nhất là 40-49 tuổi. Ung thư biểu mô tế bào vảy chiếm tỷ lệ cao nhất, trong đó thường gặp nhất là ung thư biểu mô tế bào vảy không sừng hóa.
1328 Kết quả xét nghiệm MGIT ở bệnh nhân lao phổi AFB(-) tại bệnh viện Lao và Bệnh phổi Thái Nguyên / Hoàng Văn Lâm, Lường Thị Năm, Nguyễn Thị Khánh Ly // .- 2020 .- Số 1 .- Tr. 61-65 .- 610
Hiện nay có nhiều kỹ thuật cao đã được áp dụng nhằm chẩn đoán sớm và chính xác cho bệnh nhân lao phổi AFB (-). Các kỹ thuật này có độ nhạy và độ đặc hiệu cao hơn so với phương pháp soi và nuôi cấy cổ điển. Đặc biệt là kỹ thuật nuôi cấy trên môi trường lỏng MGIT. Nghiên cứu này sử dụng phương pháp mô tả cắt ngang nhằm mô tả kết quả nuôi cấy trên môi trường lỏng MGIT của 105 mẫu bệnh phẩm từ 105 bệnh nhân được chẩn đoán lao phổi AFB (-) tại Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Thái Nguyên từ tháng 01 đến tháng 09 năm 2019. Kết quả nghiên cứu cho thấy, bệnh nhân lao phổi AFB (-) chủ yếu là nam giới chiếm 69,5%, bệnh nhân ở độ tuổi dưới 60 tuổi chiếm 67,6%, tuổi trung bình của bệnh nhân là 51,3 ± 16,6 tuổi, bệnh nhân có tiền sử bệnh lao chiếm 8,6%; Tỷ lệ MGIT dương tính chiếm 45,7%, trong đó tỷ lệ MTB (+) chiếm 35,2% và tỷ lệ NTM (+) chiếm 10,5%, thời gian trung bình cho kết quả dương tính là 11,4 ± 4,3 ngày.
1329 Nghiên cứu nâng cao chất lượng nguồn năng lượng điện tái tạo trong vi lưới / Trần Đức Chuyển, Roãn Văn Hóa, Lê Văn Ánh // .- 2020 .- Số 6 .- Tr. 44-51 .- 610
Năng lượng mặt trời hiện đang nhận được sự quan tâm đặc biệt của rất nhiều lĩnh vực vì đây là nguồn năng lượng tái tạo, sạch, dễ khai thác và có xu hướng trở thành nguồn năng lượng chính trong tương lai. Trong bài báo này, nhóm tác giả trình bày một giải pháp tích hợp hệ thống bánh đà lưu trữ năng lượng (FESS) với hệ thống điện mặt trời làm việc trong vi lưới nhằm cải thiện chất lượng nguồn năng lượng điện tái tạo cung cấp cho lưới. Từ đó nghiên cứu mô hình hóa và mô phỏng trên phần mềm Matlab - Simulink đã cho thấy hệ thống điện mặt trời tích hợp FESS có khả năng khắc phục sự biến động năng lượng của điện mặt trời để cung cấp một năng lượng ít biến động cho lưới. Kết quả thực nghiệm với bộ nghịch lưu ba pha để kiểm chứng cấu trúc điều khiển hệ thống luôn làm việc tốt, thỏa mãn tiêu chuẩn IEEE 519.
1330 Thực trạng quản lý bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái Nguyên giai đoạn 2014-2018 / Sái Minh Đức, Hoàng Hà // .- 2020 .- Số 5 .- Tr. 55-60 .- 610
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là bệnh có khả năng gây tàn phế và tử vong cao. Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm mô tả thực trạng phát hiện quản lý điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Thái Nguyên giai đoạn 2014–2018. Đây là nghiên cứu mô tả. Nghiên cứu đã tìm ra tỷ lệ bệnh nhân phổi tắc nghẽn mạn tính nam chiếm 89,24%. Nhóm 60–69 tuổi chiếm 40,18%. Tiền sử bệnh liên quan gồm tăng huyết áp chiếm 63,29%; viêm phế quản chiếm 58,22% và đái tháo đường chiếm 51,64%. Mức độ tắc nghẽn đường thở theo Sáng kiến toàn cầu cho Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính - GOLD 2018 giai đoạn 2 với 46,4%. Nhân lực, nguồn lực, vật lực tại Đơn vị Quản lý bệnh phổi mãn tính đạt tiêu chuẩn. Kết quả điều trị tốt chiếm tỷ lệ lớn nhất với 80,04%. Tóm lại mô hình Đơn vị Quản lý bệnh phổi mãn tính tại Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Thái Nguyên giai đoạn 2014-2018 phát hiện quản lý điều trị ổn định, duy trì, và bền vững.