CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Y
1171 Thay đổi kiến thức, thực hành và tự tin của điều dưỡng về chăm sóc vết thương sau đào tạo 2 năm tại Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp / Phan Thị Dung, Lê Thị Mai Phương // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2021 .- Số 7(Tập 143) .- Tr. 177-185 .- 610
Đánh giá kiến thức, thực hành và tự tin của Điều dưỡng sau đào tạo 2 năm về chăm sóc vết thương tại Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp năm 2018-2020. Chăm sóc vết thương là kỹ thuật cơ bản trong chăm sóc người bệnh có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả điều trị. Nghiên cứu cho thấy, sau 2 năm đào tạo điểm kiến thức, thực hành và tự tin Điều dưỡng về chăm sóc vết thương tăng. Chương trình đào tạo chăm sóc vết thương do Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức xây dựng phù hợp với Bệnh viện Đa khoa nông nghiệp và bước đầu có hiệu quả. Cần nhân rộng chương trình đào tạo này cho đội ngũ Điều dưỡng trực tiếp chăm sóc người bệnh có vết thương tại các cơ sở y tế khác.
1172 Cơ cấu bệnh tật tại khoa điều trị nội trú Bệnh viện Đa khoa Đống Đa năm 2017-2019 / Đỗ Thị Thanh Toàn, Cao Thị Nhung, Lưu Ngọc Minh, Đinh Thái Sơn, Lê Minh Giang, Đoàn Quốc Hưng // .- 2021 .- Số 7(Tập 143) .- Tr. 186-193 .- 610
Nghiên cứu mô tả cắt ngang hồi cứu được thực hiện trên bệnh nhân đến khám và điều trị nội trú ở Bệnh viện Đa khoa Đống Đa với mục tiêu mô tả cơ cấu bệnh tật của bệnh nhân đến điều trị nội trú ở Bệnh viện Đa khoa Đống Đa năm 2017-2019. Cơ cấu bệnh tật của mỗi một địa phương, quốc gia phản ánh tình trạng sức khỏe cũng như tình trạng tử vong của cộng đồng đó. Nó phụ thuộc vào các đặc điểm về chủng tộc, địa lý, văn hóa, kinh tế - xã hội hay các chính sách y tế của từng khu vực. Việc xác định mô hình bệnh tật giúp đưa ra chiến lược phù hợp cho Bệnh viện Đa khoa Đống Đa trong việc lập kế hoạch và chuẩn bị tốt hơn cho việc điều trị bệnh.
1173 Tình trạng dinh dưỡng của học sinh tại hai trường phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở tỉnh Yên Bái năm 2019 / Trương Thị Thùy Dương, Trần Thị Hồng Vân, Nguyễn Thị Thanh Tâm, Trần Thị Huyền Trang // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2021 .- Số 7(Tập 143) .- Tr. 194-200 .- 610
Phân tích tình trạng dinh dưỡng của học sinh tại hai trường phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở tỉnh Yên Bái năm 2019. Suy dinh dưỡng ở trẻ em vẫn còn là một vấn đề lớn ở các quốc gia đang phát triển. Kết quả cho thấy mô hình tình trạng dinh dưỡng của trẻ lứa tuổi học đường đang có chiều hướng phát triển tương tự mô hình dinh dưỡng của trẻ ở các thành phố lớn, tỷ lệ học sinh bị suy dinh dưỡng vẫn còn khá cao trong khi tỷ lệ thừa cân - béo phì ngày càng tăng và đáng báo động. Hình thái phân hóa này vẫn cho thấy gánh nặng kép về dinh dưỡng đối với mô hình bệnh tật. Do đó, rất cần sự can thiệp kịp thời của gia đình, thầy cô giáo, nhà trường cũng như các ngành liên quan nhằm cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho trẻ lứa tuổi học đường.
1174 Thực trạng tăng huyết áp và nguy cơ ngã ở người cao tuổi điều trị ngoại trú tại bệnh viện Lão khoa Trung ương / Hà Thị Vân Anh, Nguyễn Trung Anh, Phạm Thắng, Vũ Thị Thanh Huyền // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2021 .- Số 7(Tập 143) .- Tr. 142-151 .- 610
Nghiên cứu đánh giá thực trạng tăng huyết áp (THA) và mối liên quan với nguy cơ ngã ở bệnh nhân ngoại trú cao tuổi điều trị ngoại trú tại bệnh viện Lão khoa Trung ương. Tăng huyết áp (THA) được biết đến là yếu tố nguy cơ hàng đầu gây tử vong trên toàn thế giới do các biến chứng về tim mạch. Nghiên cứu cho thấy, cứ 2 bệnh nhân ngoại trú >=60 tuổi không suy giảm nhận thức có 1 người THA, 21% có nguy cơ ngã cao; tỷ lệ này tăng dần khi tuổi tăng lên. Kết quả này đã cung cấp thêm thông tin cho nhân viên y tế, đặc biệt các bác sĩ góp phần đưa ra các hướng dẫn điều trị và quản lý THA phù hợp nhằm giảm nguy cơ ngã, cải thiện chất lượng cuộc sống của người cao tuổi.
1175 Mối tương quan giữa sự thay đổi một số chỉ số nhân trắc và tăng huyết áp ở người dân tại Từ Liêm, Hà Nội năm 2018 / Trần Thị Thanh Hương, Nguyễn Thị Thúy Linh // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2021 .- Số 7(Tập 143) .- Tr. 152-158 .- 610
Nghiên cứu nhằm tìm hiểu mối tương quan giữa tăng huyết áp và sự thay đổi một số chỉ số nhân trắc và hành vi của người dân 40-70 tuổi. Tăng huyết áp là bệnh chuyển hóa có thể dự phòng và kiểm soát tốt thông qua thói quen sinh hoạt hàng ngày. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng thừa cân, béo phì là yếu tố nguy cơ của bệnh tăng huyết áp, các chỉ số nhân trắc cũng có liên quan đến tình trạng này. Nghiên cứu góp phần làm rõ mối quan hệ giữa THA và thay đổi cân nặng ở nhóm đối tượng có thể trạng gầy/trung bình.
1176 Tỷ lệ táo bón chức năng ở trẻ rối loạn phổ tự kỷ / Suong Keaseang, Nguyễn Thị Thanh Mai // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2021 .- Số 7(Tập 143) .- Tr. 94-100 .- 610
Phân tích tỷ lệ táo bón chức năng ở trẻ rối loạn phổ tự kỷ. Rối loạn phổ tự kỷ là một rối loạn phát triển tâm thần kinh, bao gồm những khiếm khuyết về tương tác, giao tiếp xã hội và những hành vi bất thường hoặc lặp đi lặp lại. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ táo bón chức năng ở trẻ rối loạn phổ tự kỷ là 23,1%, tăng cao hơn rõ rệt ở nhóm trẻ 48-72 tháng (37,03%). Đồng thời tỷ lệ táo bón chức năng tăng hơn 1 cách có ý nghĩa ở nhóm có kèm theo chậm phát triển, rối loạn hành vi và rối loạn cảm giác quan (xấp xỉ 40%). Không có sự khác biệt có ý nghĩa về tỷ lệ mắc táo bón chức năng ở nhóm tự kỷ mức độ nặng khi so sánh với nhóm tự kỷ mức nhẹ và trung bình. Những kết quả này gợi ý rằng táo bón chức năng là rối loạn đồng mắc phổ biến ở trẻ rối loạn phổ tự kỷ, cần được đánh giá và điều trị sớm.
1177 Một số yếu tố nguy cơ dự báo sảng rượu / Nguyễn Hữu Chiến, Lê Thúy Anh, Nguyễn Viết Chung // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2021 .- Số 7(Tập 143) .- Tr. 101-107 .- 610
Nghiên cứu tìm hiểu một số yếu tố nguy cơ dự báo sảng rượu ở bệnh nhân có trạng thái cai rượu. Rượu là loại đồ uống có cồn được sử dụng rộng rãi và thường xuyên ở nhiều nơi trên thế giới. Bên cạnh những lợi ích thì chúng mang đến nhiều hậu quả nặng nề về sức khỏe, trong đó sảng rượu là biến chứng nguy hiểm và thường gặp, là một cấp cứu trong chuyên ngành tâm thần. Sảng rượu biểu hiện chính bằng rối loạn ý thức và kèm theo các rối loạn rối loạn tư duy, kích động, giấc ngủ. Những yếu tố dự báo về đặc điểm nghiện rượu này đều có thể dễ dàng đánh giá trên lâm sàng, giúp bác sĩ điều trị xác định người bệnh có nguy cơ phát triển thành trạng thái mê sảng, từ đó có chiến lược can thiệp tích cực.
1178 Mối liên quan giữa hội chứng chuyển hóa và loãng xương ở phụ nữ trên 50 tuổi / Lê Minh Thùy, Tăng Kim Hồng, Lê Minh Trung // .- 2021 .- Số 7(Tập 143) .- Tr. 108-114 .- 610
Nhằm đánh giá mối liên quan giữa hội chứng chuyển hóa và loãng xương ở phụ nữ trên 50 tuổi. Loãng xương và hội chứng chuyển hóa là gánh nặng y tế trên toàn thế giới do vấn đề già hóa dân số tăng nhanh. Từ trước đến nay, hội chứng chuyển hóa được xem là một dấu ấn quan trọng liên quan đến các biến cố tim mạch, đột quỵ và đái tháo đường. Qua kết quả nghiên cứu ở những phụ nữ trên 50 tuổi, chúng tôi nhận thấy mắc hội chứng chuyển hóa và một thành phần trong hội chứng chuyển hóa là béo trung tâm có mối liên quan thuận với loãng xương tại cổ xương đùi. Kết quả này có thể giúp ích cho các bác sĩ lâm sàng có thêm góc nhìn trong việc chẩn đoán và điều trị cho bệnh nhân.
1179 Dự đoán các yếu tố ảnh hưởng đến tự quản chăm sóc của người bệnh đái tháo đường type 2 tại bệnh viện Thanh Nhàn năm 2020 / Đỗ Thị Thu Huyền, Trương Quang Trung, Nguyễn Thanh Xuân, Hoàng Tuấn Anh, Phạm Thị Thanh Phượng, Dương Thị Thu Huyền // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2021 .- Tr. 115-122 .- 610
Nghiên cứu nhằm xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố liên quan đến tự quản chăm sóc của người bệnh đái tháo đường type 2 tại bệnh viện Thanh Nhàn năm 2020. Yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến tự quản chăm sóc của người bệnh đái tháo đường type 2 là HbA1c (ảnh hưởng 46,3%) theo đó HaA1c giảm đi 1% thì tự quản chăm sóc của người bệnh sẽ tăng lên 4,52 lần. Cần nâng cao tự quản chăm sóc cho người bệnh đái tháo đường bằng cách kiểm soát HbA1c, tăng cường hiểu biết sức khỏe và rút ngắn thời gian mắc bệnh hay biến chứng do đái tháo đường type 2 gây ra.
1180 Đặc điểm tổn thương động mạch vành ở bệnh nhân Kawasaki không đáp ứng với truyền tĩnh mạch Immunoglobulin / Đặng Thị Hải Vân, Phạm Thảo Nguyên // .- 2021 .- Số 7(Tập 143) .- Tr. 123-133 .- 610
Nghiên cứu đặc điểm tổn thương động mạch vành ở bệnh nhân Kawasaki không đáp ứng với truyền tĩnh mạch Immunoglobulin nhằm mục tiêu so sánh đặc điểm và diễn biến tổn thương động mạch vành (động mạch vành) giữa hai nhóm đáp ứng và không đáp ứng với truyền tĩnh mạch Immunoglobulin (IVIG). Kawasaki là bệnh sốt phát ban cấp tính có viêm mạch hệ thống chưa rõ nguyên nhân thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi. Phần lớn tổn thương động mạch vành trong giai đoạn cấp là giãn nhẹ và vừa. Nhóm không đáp ứng IVIG có tỉ lệ tổn thương động mạch vành cao hơn, mức độ tổn thương nặng hơn, tổn thương nhiều vị trí hơn và khả năng hồi phục tổn thương động mạch vành chậm hơn so với nhóm đáp ứng IVIG.