CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Y
1181 Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của thai phụ nhiễm HBV đẻ tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên / Hoàng Thị Ngọc Trâm, Hồ Cẩm Tú, Trương Văn Vũ, Bùi Thị Thu Hương, Nguyễn Tiến Dũng, Nguyễn Thị Mơ, Nguyễn Đức Hinh // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Số 4(Tập 152) .- Tr. 136-144 .- 610
Mô tả một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của thai phụ nhiễm HBV đẻ tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên. Viêm gan virut B là một bệnh phổ biến toàn cầu, do vi rút viêm gan B (HBV) gây ra. Bệnh thường tiến triển thành bệnh viêm gan cấp, mạn tính và dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Kết luận các triệu chứng lâm sàng của vi rút viêm gan B ở thai phụ không đặc hiệu cho chẩn đoán viêm gan B; ở nhóm thai phụ có tải lượng vi rút thấp hơn 5E+07 bản sảo HBV DNA/ml thấy có mối tương quan thuận có ý nghĩa giữa PBMCs của mẹ và máu cuống rốn. Triệu chứng của thai phụ nhiễm vi rút viêm gan B không còn đặc trưng nữa do những thay đổi sinh lý bình thường khi mang thai có thể lẫn với các biểu hiện lâm sàng của bệnh gan mạn tính.
1182 Lựa chọn bó mạch nhận trong tạo hình vú tức thì sau cắt bỏ tuyến vú do ung thư bằng vạt nhánh xuyên động mạch thượng vị sâu dưới / Phạm Thị Việt Dung, Phan Tuấn Nghĩa // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Số 4(Tập 152) .- Tr. 145-151 .- 610
Nhằm nhận xét ưu, nhược điểm khi sử dụng bó mạch vú trong (IMVs) và ngực lưng (TDVs) là mạch nhận trong tạo hình vú tức thì sau cắt bỏ tuyến vú toàn bộ do ung thư bằng vạt nhánh xuyên động mạch thượng vị sâu dưới và đưa ra quan điểm về việc lựa chọn một trong hai bó mạch này. Vạt mạch xuyên động mạch thượng vị sâu dưới (D.I.E.P) là vạt da mỡ được nuôi dưỡng bởi nhánh xuyên động mạch thượng vị sâu dưới. Vạt D.I.E.P dưới dạng tự do ngàng càng được sử dụng nhiều trong tạo hình vú tức thì sau phẫu thuật cắt bỏ tuyến vú toàn bộ do có nhiều ưu điểm. IMVs và TDVs là lựa chọn hàng đầu làm bó mạch thận trong tạo hình vú sử dụng vạt D.I.E.P. Không có sự khác biệt về sức sống, biến chứng cũng như hình thể vú sau mổ ở hai nhóm. Với cách đặt vạt chéo đều có thể sử dụng IMVs hoặc TDVs làm mạch nhận, nếu động mạch ngực lưng đảm bảo cấp máu tốt và nhánh xuyên bên đối diện không nghi ngờ tổn thương trong quá trình phẫu tích, nên lựa chọn TDVs để tiết kiệm thời gian và tránh nguy cơ biến chứng từ việc cắt sụn sườn.
1183 Tuân thủ điều trị bệnh tâm thần phân liệt tại huyện Ứng Hòa Hà Nội và các yếu tố liên quan / Nguyễn Văn Tuấn, Lý Thị Kim Chi // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Số 4(Tập 152) .- Tr. 152-160 .- 610
Nhằm xác định một số yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị của người bệnh tâm thần phân liệt điều trị ngoại trú tại huyện Ứng Hòa Hà Nội. Tâm thần phân liệt là một bệnh loạn thần nặng và phổ biến, căn nguyên chưa rõ, bệnh có rối loạn đặc trưng về tư duy, tri giác và cảm xúc, dẫn đến những rối loạn về tâm lý và các hoạt động tâm thần. Kết quả cho thấy tuân thủ điều trị của người bệnh tâm thần phân liệt có mối liên quan có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) với các yếu tố: tuổi, tiền sử gia đình, trình độ học vấn, nghề nghiệp, kiến thức, số năm mắc bệnh, sự động viên thông cảm từ gia đình. Mô hình logistic chỉ ra kiến thức và sự động viên, thông cảm từ gia đình, người thân đối với người bệnh là yếu tố dự báo tuân thủ điều trị. Kết luận của nghiên cứu là các yếu tố: trình độ học vấn, sự động viên quan tâm của gia đình, kiến thức, tuổi, số năm mắc bệnh và tiền sử gia đình của người bệnh tác động tích cực tới tuân thủ điều trị. Ngược lại, các yếu tố: tuổi, số năm mắc bệnh và tiền sử gia đình là yếu tố nguy cơ đối với tuân thủ điều trị. Hai yếu tố dự báo tuân thủ là kiến thức và sự quan tâm của gia đình.
1184 Tỷ lệ viêm phúc mạc trên trẻ thẩm phân phúc mạc tại Bệnh viện Nhi Trung ương / Lương Thị Phượng, Tống Ngọc Huy, Nguyễn Ngọc Huy, Đào Trường Giang, Nguyễn Thu Hương // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Số 4(Tập 152) .- Tr. 79-85 .- 610
Nhằm đánh giá tỷ lệ viêm phúc mạc trên trẻ thẩm phân phúc mạc tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Thẩm phân phúc mạc là phương thức lọc máu ưu tiên cho trẻ cần điều trị thay thế thận, trong đó viêm phúc mạc là một trong những biến chứng phổ biến nhất của thẩm phân phúc mạc. Viêm phúc mạc là nguyên nhân phổ biến nhất khiến trẻ phải nhập viện điều trị, chiếm 58,2% tổng số lần bệnh nhân nhập viện vì biến chứng ở trẻ thẩm phân phúc mạc, với tỷ lệ 0,64 đợt/bệnh nhân – năm. Tỷ lệ nuôi cấy âm tính ở các đợt viêm phúc mạc còn cao 56,4%. Căn nguyên hay gặp nhất là Staphylococcus aureus. Thẩm phân phúc mạc là phương thức lọc máu được trẻ em lựa chọn vì nhiều lý do, bao gồm giá thành rẻ, quy trình đơn giản cho phép thực hiện tại nhà để trẻ có thể trở lại trường học bình thường và các hoạt động khác.
1185 Chuẩn hóa bộ câu hỏi IIEF-5 Tiếng Việt và ứng dụng trong chẩn đoán rối loạn cương dương / Nguyễn Hoài Bắc, Nguyễn Cao Thắng // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Số 4(Tập 152) .- Tr. 86-94 .- 610
Nghiên cứu nhằm chuẩn hóa bộ câu hỏi IIEF-5 Tiếng Việt và ứng dụng trong chẩn đoán rối loạn cương dương. Rối loạn cương dương là rối loạn chức năng tình dục thường gặp nhất ở nam giới. Nhằm mục đích đánh giá mức độ nặng và theo dõi hiệu quả điều trị của bệnh nhân rối loạn cương dương, rất nhiều công dụng đã được thiết kế, nghiên cứu và chứng minh tác dụng trên lâm sàng điển hình trong đó là bộ câu hỏi International Index of Erectile Function (IIEF) rút gọn – IIEF – 5. Nghiên cứu cho thấy phiên bản tiếng Việt đã được chuẩn hóa của IIEF-5 có tính thống nhất nội bộ cao với hệ số Cronbach’s alpha là 0,91. Độ tin cậy giữa 2 lần trả lời của bộ câu hỏi rất cao với hệ số Pearson > 0,86 với p < 0,01 ở tất cả các câu hỏi và ICC = 0,97. Tại ngưỡng 21 điểm, độ nhạy và độ đặc hiệu trong chẩn đoán rối loạn cương dương của bộ câu hỏi IIEF-5 lần lượt là 96,6% và 60,9%. IIEF-5 có giá trị trong chẩn đoán rối loạn cương dương với AUC = 0,942. Kết quả nghiên cứu đã giúp khẳng định độ tin cậy và khả năng ứng dụng của phiên bản IIEF-5 tiếng Việt trong chẩn đoán rối loạn cương dương.
1186 Một số yếu tố liên quan đến tiêu viêm chân răng hàm sữa ở bệnh nhân 5-8 tuổi / Võ Thị Thúy Hồng, Lê Thanh Thúy, Võ Trương Như Ngọc // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Số 4(Tập 152) .- Tr. 95-103 .- 610
Nhằm xác định các yếu tố liên quan đến tiêu viêm chân răng hàm sữa ở bệnh nhân 5-8 tuổi. Có nhiều nguyên nhân gây tiêu viêm chân răng sữa như nhiễm trùng tủy răng, viêm nha chu, do lực chỉnh nha và do sang chấn khớp cắn. Các biến số nghiên cứu gồm: tuổi, giới tính và tình trạng các răng sữa, hình ảnh X-quang chân răng trên phim Panorama. Kết quả cho thấy tiêu viêm chân răng hàm sữa có mối liên quan đến các yếu tố răng sâu có tổn thương tủy răng, răng đã trám thất bại, răng điều trị tủy kém, răng đã điều trị lấy tủy buồng và răng ở vị trí hàm dưới. Tiêu viêm chân răng hàm sữa ở trẻ 5-8 tuổi có liên quan chặt chẽ với sâu có tổn thương tủy không được điều trị và điều trị tủy kém.
1187 Mối liên quan tiêu viêm chân răng hàm sữa và sâu răng ở trẻ 5-8 tuổi / Võ Thị Thúy Hồng, Lê Thanh Thúy, Võ Trương Như Ngọc // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Số 4(Tập 152) .- Tr. 104-109 .- 610
Nghiên cứu trình bày mối liên quan tiêu viêm chân răng hàm sữa và sâu răng ở trẻ 5-8 tuổi. Sâu răng tiến triển nhanh hơn ở răng sữa vì cấu trúc men và ngẳng mỏng hơn khiến nhiễm trùng có thể lây lan nhanh chóng và ảnh hưởng đến mô tủy, dẫn đến tiêu viêm chân răng. Tiêu viêm chân răng sữa là một tình trạng được đặc trưng bởi sự tiêu của các mô cứng (xi măng, ngà răng) và được duy trì bởi một phản ứng viêm cục bộ. Trên phim X-quang, tiêu viêm chân răng sữa được đặc trưng bởi sự mất cấu trúc của răng (ngà răng, xi măng) đi kèm với hình ảnh thấu quang của vùng xương ổ răng gần kề. Kết quả cho thấy, tỷ lệ viêm ở nhóm sâu răng có tổn thương tủy cao gấp 1140 lần so với nhóm không tổn thương tủy 95% Cl: 56 – 2317. Tiêu viêm chân răng hàm sữa ở trẻ 5-8 tuổi có mối liên quan chặt chẽ với sâu răng có tổn thương tủy răng chưa được điều trị.
1188 Thay đổi răng – xương ổ răng sau điều trị khớp cắn loại II tiểu loại I có nhổ răng / Võ Thị Thúy Hồng, Đỗ Lê Phương Thảo, Nguyễn Thị Thu Phương // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Số 4(Tập 152) .- Tr. 110-117 .- 610
Nghiên cứu nhằm xác định sự thay đổi răng và xương ổ răng trên phim sọ nghiêng so sánh trước và sau điều trị ở các bệnh nhân sai khớp cắn loại II tiểu loại 1 có nhổ bốn răng hàm nhỏ và bước đầu xác định sự khác biệt giữa hai phương pháp neo chặn để làm tiền đề cho các nghiên cứu sâu hơn ở nhóm bệnh nhân sai khớp cắn này. Sau điều trị chỉ số U1-SN giảm 10,19 +- 9,070, chỉ số L1-MP giảm 4,53 +- 7,310, răng cửa hàm trên và hàm dưới kéo lui ra sau với chỉ số Is-Apog và li-Apog giảm 5,66 +- 2,95 mm và 3,45 +- 2,44 mm, độ cắn chìa giảm nhiều 3,50 +- 1,90 mm. Như vậy sau điều trị nhổ bốn răng hàm nhỏ ở bệnh nhân sai khớp cắn loại II tiểu loại 1, răng cửa trên và dưới có sự thay đổi rất lớn, trục răng cửa được dựng thẳng, các răng cửa được kéo lùi ra sau nhiều.
1189 Lâm sàng, cận lâm sàng và mối liên quan của các tổn thương mạch máu ở bệnh nhân xơ cứng bì hệ thống / Trịnh Ngọc Phát, Vũ Huy Lượng, Vũ Nguyệt Minh, Lê Huyền Minh, Hoàng Thị Phượng, Nguyễn Thị Hà Vinh, Lê Hữu Doanh // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Số 4(Tập 152) .- Tr. 54-61 .- 610
Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và mối liên quan của các tổn thương mạch máu ở bệnh nhân xơ cứng bì hệ thống. Xơ cứng bì hệ thống là một bệnh tự miễn của mô liên kết, thường gặp thứ hai sau lupus ban đỏ hệ thống, biểu hiện lâm sàng đa dạng, căn nguyên chưa rõ, diễn biến mạn tính, điều trị còn gặp nhiều khó khăn. Tổn thương mạch máu nhỏ là một đặc điểm quan trọng trong cơ chế bệnh sinh của xơ cứng bì hệ thống, xảy ra ở hầu hết các cơ quan từ ngoại vi đến trung tâm. Không có mối liên quan giữa giá trị áp lực động mạch phổi với điểm RCS, số lượng loét ngón hoạt động và điểm capillaroscopy bán định lượng giảm số lượng mao mạch với p>0,05. Tất cả bệnh nhân có tổn thương mạch máu ngoại vi trên cận lâm sàng và hầu hết trong số này biểu hiện triệu chứng lâm sàng. Áp lực động mạch phổi tâm thu tăng vừa và phần lớn bệnh nhân chỉ có triệu chứng nhẹ. Không có mối liên quan giữa tăng áp lực động mạch phổi và tổn thương mạch máu ngoại vi.
1190 Các tuýp huyết thanh của enterovirus gây bệnh tay chân miệng tại Bệnh viện Nhi Trung ương năm 2018-2019 / Nguyễn Văn Lâm, Nguyễn Phương Hạnh // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Số 4(Tập 152) .- Tr. 62-68 .- 610
Nghiên cứu nhằm xác định các tuýp huyết thanh của enterovirus (EV) gây bệnh tay chân miệng tại Bệnh viện Nhi Trung ương năm 2018-2019. Bệnh tay chân miệng là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính do các vi rút đường ruột gây nên. Các tuýp huyết thanh gây bệnh tay chân miệng phân bố ở các nhóm loài của EV ở người. Nghiên cứu mô tả cắt ngang 156 bệnh nhân chẩn đoán khẳng định tay chân miệng (lâm sàng và RT-PCR EV dương tính) được điều trị nội trú tại Bệnh viện Nhi Trung ương từ 01/05/2018 đến 30/04/2019. Kết quả xác định được 17 tuýt huyết thanh của EV gây bệnh tay chân miệng, phân bố tất cả các nhóm loài của EV gây bệnh ở người. EV71 chiếm tỷ lệ cao nhất (68,6%), tiếp đó là CA6 (10,9%). Giải trình tự thành công 42/107 mẫu bệnh phẩm EV71 (39,25%) và xác định được gần như toàn bộ các EV71 gây bệnh trong năm 2018-2019 thuộc về kiểu gen dưới nhóm C4.