Kết quả tìm kiếm
Có 76978 kết quả được tìm thấy
66051Thương mại điện tử trong phát triển kinh tế tại Việt Nam

Trong bối cảnh thế giới đang bước vào cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, thương mại điện tử hiện đang nhận được sự quan tâm của nhiều quốc gia vì những đóng góp lớn cho tăng trưởng nền kinh tế. Cùng với xu thế phát triển công nghệ thế giới, thương mại điện tử ở Việt Nam đang từng bước hình thành, tăng trưởng mạnh mẽ và giữ vai trò ngày càng quan trọng trong phân phối hàng hoá. Bài viết phân tích thực trạng, vai trò của thương mại điện tử trong phát triển kinh tế tại Việt Nam, qua đó đề xuất những giải pháp nhằm khuyết khích sự phát triển thương mại điện tử phù hợp với yêu cầu quản lý Nhà nước gắn với tạo môi trường thuận lợi giúp doanh nghiệp và người tiêu dùng đẩy mạnh giao dịch thương mại điện tử .

66052Thương mại điện tử và dịch vụ logistics của Tổng công ty Bưu điện Việt Nam

Nghiên cứu khả năng kinh doanh dịch vụ logistics thương mại điện tử của VNPOST và đề xuất một số ý kiến nhằm phát triển dịch vụ logistics thương mại điện tử của VNPOST.

66053Thương mại điện tử và một số hình thức thanh toán trực tuyến

Tổng quan về thương mại điện tử, các hình thức thanh toán khi mua hàng trên mạng, xây dựng ứng dụng Website mua bán trực tuyến với các chức năng quản lý tin tức, sản phẩm, thực hiện giao dịch với hình thức C2C.

66054Thương mại điện tử và ứng dụng xây dựng cửa hàng ảo

Chương 1: Tổng quan về thương mại điện tử; Chương 2: Môi trường Internet/ Intranet và các dịch vụ hỗ trợ; Chương 3: Phát triển ứng dụng thương mại điện tử dựa trên dịch vụ Word Wide Web; Chương 4: Phân tích và thiết kế một cửa hàng ảo; Chương 5: Website bán hàng.

66055Thương mại điện tử Việt Nam trong bối cảnh COVID - 19

COVID-19 là động lực để thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam phát triển mạnh mẽ trong trung và dài hạn. Tuy tốc độ tăng trưởng của TMĐT Việt Nam có giảm xuống do tác động của COVID-19 nhưng doanh thu từ TMĐT vẫn tăng lên đều đặn. Bài viết sẽ phân tích sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp và tác dụng của chính sách thương mại điện tử trong bối cảnh COVID-19 tại Việt Nam, chỉ ra những khó khăn và thuận lợi mà thương mại điện tử Việt Nam phải đối mặt từ đó gợi ý một số giải pháp phát triển TMĐT Việt Nam.

66056Thương mại điện tử xuyên biên giới: Giải pháp phát triển kinh tế Việt Nam trong bối cảnh công nghiệp 4.0

Giới thiệu một số lý thuyết mới về thương mại điện tử xuyên biên giới (CBEC), và thực trạng phát triển CBEC tại Việt Nam hiện nay, từ đó đề xuất một số định hướng phát triển CBEC trong bối cảnh Công nghiệp 4.0.

66057Thương mại điện tử: Thực tế & giải pháp

Gồm 7 phần chính và 3 phụ lục liên quan: Một cái nhìn tổng quan về thương mại điện tử; Các phương thức thực hiện thương mại điện tử; Tiếp thị trực tuyến và các giải pháp tiếp thị trực tuyến; Thiết kế Web dành cho thương mại điện tử; Các kỹ thuật thanh toán qua mạng; Các công nghệ và công cụ hỗ trợ cho việc thực hiện thương mại điện tử; Bảo mật trong thương mại điện tử.

66058Thương mại doanh nghiệp : giáo trình

Kết cấu gồm ba phần: Phần 1: Những vấn đề cơ bản về hoạt động thương mại ở doanh nghiệp sản xuất; Phần 2: Quản trị tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp; Phần 3: Quản trị vật tư của doanh nghiệp.

66059Thương mại giữa Việt Nam và Hàn quốc trong 30 năm (1992-2021)

Bài viết phân tích quá trình phát triển thương mại giữa hai nước Việt Nam và Hàn Quốc trong 30 năm (1992-2021). Từ góc nhìn về chính sách của phía Việt Nam, bài viết đánh giá các yếu tố tác động đến sự thay đổi cơ cấu thương mại giữa hai nước, tình trạng nhập siêu trong cán cân thương mại của Việt Nam với Hàn quốc và dự báo triển vọng phát triển quan hệ thương mại giữa hai nước Việt Nam và Hàn Quốc.

66060Thương mại giữa Việt Nam với các nền kinh tế Đông Bắc Á: Một cách tiếp cận từ mô hình trọng lực

Mục đích chính của bài viết này là xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Đông Bắc Á, qua đó đánh giá tiềm năng thương mại giữa hai bên. Kết quả ước lượng với mô hình trọng lực mở rộng bằng phương pháp PPML giai đoạn 2001-2017 cho thấy quy mô nền kinh tế mức độ phát triển thị trường, tỷ giá hối đoái, khoảng cách kinh tế và các dạng thức của hiệp định thương mại tự do có tác động lớn đến thương mại giữa Việt Nam và Đông Bắc Á. Trong khi đó, sự gần kề về địa lý và thành viên của WTO không trợ giúp cho các hoạt động thương mại song phương. Đối với tiềm năng thương mại, Việt Nam gần như tiệm cận giới hạn khả năng đối với Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và Hồng Công, tuy nhiên vẫn còn nhiều không gian phát triển đối với Đài Loan.