Thương mại giữa Việt Nam với các nền kinh tế Đông Bắc Á: Một cách tiếp cận từ mô hình trọng lực
Tác giả: Đồng Văn Chung, Phạm Thanh Hà, Trương Quang HoànTóm tắt:
Mục đích chính của bài viết này là xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Đông Bắc Á, qua đó đánh giá tiềm năng thương mại giữa hai bên. Kết quả ước lượng với mô hình trọng lực mở rộng bằng phương pháp PPML giai đoạn 2001-2017 cho thấy quy mô nền kinh tế mức độ phát triển thị trường, tỷ giá hối đoái, khoảng cách kinh tế và các dạng thức của hiệp định thương mại tự do có tác động lớn đến thương mại giữa Việt Nam và Đông Bắc Á. Trong khi đó, sự gần kề về địa lý và thành viên của WTO không trợ giúp cho các hoạt động thương mại song phương. Đối với tiềm năng thương mại, Việt Nam gần như tiệm cận giới hạn khả năng đối với Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và Hồng Công, tuy nhiên vẫn còn nhiều không gian phát triển đối với Đài Loan.
- Tác động của nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức đến lượng khí thải CO2 tại các quốc gia Châu Á : tiếp cận theo ngưỡng đô thị hóa
- Tác động của thực hiện các yếu tố ESG tới hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại tại khu vực châu Á
- Kinh nghiệm phát triển nền “kinh tế bạc” của Trung Quốc trong bối cảnh già hoá dân số và bài học cho Việt Nam
- Phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam : đổi mới từ nhận thức đến thực tiễn
- Ứng dụng công nghệ chuỗi khối (Blockchain) trong đổi mới sáng tạo tài chính