CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Tăng trưởng kinh tế
41 Xuất khẩu của Việt Nam trong thời kỳ đổi mới và một số đề xuất trong thời gian tới / Nguyễn Huy Oanh // .- 2023 .- K1 - Số 247 - Tháng 09 .- Tr. 17-23 .- 658
Bài viết tập khái quát và đánh giá thực trạng xuất khẩu của Việt Nam trong thời đổi mới, cụ thể là trong giai đoạn 2010-2022, từ đó đề xuất một số giải pháp trong thời gian tới nhằm đưa xuất khẩu phát triển theo hướng bền vững.
42 Mở rộng huy động tiền gửi của hệ thống ngân hàng đáp ứng yêu cầu tăng trưởng tín dụng hiện nay / Phạm Tiến Đức // .- 2023 .- Số 15 .- Tr. 58-65 .- 332.12
Bài viết này nghiên cứu tình hình huy động tiền gửi ngân hàng ở Việt Nam trong nửa đầu năm 2023. Thông qua việc phân tích kết quả huy động tiền gửi của dân cư và tiền gửi của tổ chức kinh tế tại các ngân hàng từ tháng 1 đến hết tháng 6/2023, bài viết chỉ ra một số nguyên nhân cơ bản ảnh hưởng đến xu hướng biến động của các loại tiền gửi này. Trên cơ sở đó, đề xuất một số nội dung các ngân hàng và cơ quan quản lý nhà nước cần quan tâm thực hiện nhằm mở rộng huy động tiền gửi, đáp ứng yêu cầu tăng trưởng tín dụng của năm 2023 cũng như các năm tiếp theo.
43 Mối quan hệ giữa chỉ số phát triển con người, cơ sở hạ tầng công nghệ, năng lượng tái tạo và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam / Ngô Thái Hưng, Bùi Minh Bảo, Hồ Linh Đan // .- 2023 .- Số 315 - Tháng 9 .- Tr. 13-25 .- 330
Nghiên cứu này đóng góp về lý thuyết thực nghiệm bằng cách xác định mối quan hệ giữa năng lượng tái tạo, cơ sở hạ tầng công nghệ, tăng trưởng kinh tế và chỉ số phát triển con người ở Việt Nam trong miền tần số và thời gian khác nhau sử dụng phân tích wavelet và kiểm định nhân quả dạng phổ được giới thiệu bởi Breitung & Candelon (2006). Các phát hiện cho thấy tồn tại quan hệ hai chiều của cơ sở hạ tầng công nghệ, năng lượng tái tạo đối với chỉ số phát triển con người, riêng tăng trưởng kinh tế và chỉ số phát triển con người có mối quan hệ cả tích cực và tiêu cực tại Việt Nam ở trung và dài hạn, từ đó cho thấy đầu tư năng lượng tái tạo, đổi mới cơ sở hạ tầng công nghệ và phát triển kinh tế hỗ trợ quá trình nâng cao chỉ số con người. Kết quả nghiên cứu cung cấp một số hàm ý quan trọng là cải thiện ICT, tăng cường năng lượng tái tạo và phát triển kinh tế nhằm tạo thuận lợi cho phát triển con người tại Việt Nam.
44 ED tăng lãi suất và tác động đến Việt Nam trong bối cảnh hiện nay / Đào Hoàng Tuấn // Ngân hàng .- 2023 .- Số 17 - Tháng 9 .- Tr. 6-14 .- 332.1
Giai đoạn hậu đại dịch Covid-19, nền kinh tế thế giới đối mặt với nhiều khó khăn do chuỗi cung ứng toàn cầu bị đứt gãy trong một thời gian do hậu quả của các biện pháp giãn cách xã hội. Sau đại dịch Covid-19, xung đột Nga - Ukraine khiến cho giá năng lượng thế giới tăng cao kỉ lục. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất lên cao nhất kể từ cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1980. Chính sách tiền tệ thắt chặt của FED xuất phát từ các nỗ lực kiềm chế lạm phát là yếu tố bất lợi cho sự phục hồi của các nền kinh tế đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Đối với thực trạng nền kinh tế Việt Nam trong bối cảnh này, việc thực thi chính sách tiền tệ mở rộng sẽ có thể chỉ mang lại hiệu quả hạn chế và nền kinh tế sẽ phải đánh đổi lớn hơn giữa lạm phát, tỉ giá và tăng trưởng. Thay vào đó, dư địa để thực thi chính sách tài khóa còn nhiều và cần được tận dụng tốt hơn nữa trong giai đoạn tới.
45 Kinh nghiệm quốc tế về phát triển ngân hàng số / Huỳnh Thị Thanh Trúc // .- 2023 .- Tháng 9 .- Tr. 100-102 .- 332.04
Bài viết giúp hệ thống hóa các kinh nghiệm quốc tế về phát triển ngân hàng số trong bối cảnh sự phát triển của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư để thấy được những lợi ích mang lại từ việc phát triển ngân hàng số. Từ thực tiễn kinh nghiệm của một số nước, bài viết chỉ ra rằng, phát triển ngân hàng số là động lực quan trọng trong phát triển kinh tế quốc gia trong dài hạn.
46 Thực trạng gắn tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong ở Việt Nam / Đặng Thành Chung // .- 2023 .- Số 640 - Tháng 8 .- Tr. 64-66 .- 330
Việc Nhà nước thực hiện quản lý nền kinh tế theo cơ chế thị trường định hướng XHCN, đã giúp Việt Nam đạt được những thành tựu lớn trong tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu vượt bậc đó, nền kinh tế Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức không nhỏ cả về chất lượng cũng như tính bền vững của quá trình tăng trưởng kinh tế; việc giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội, phát triển bền vững ở Việt Nam là một đòi hỏi cấp thiết. Bài viết làm rõ thực trạng, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp cho vấn đề này trong thời gian tới.
47 Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại việt nam và một số khuyến nghị / Bùi Thị Hằng // Tài chính .- 2023 .- Số 805 .- Tr. 98-100 .- 332.6
Sau hơn ba thập kỷ kể từ khi Quốc hội ban hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã không ngừng phát triển, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và nâng cao vị thế của Việt Nam trên thế giới. Tuy nhiên, trong bối cảnh phát triển mới, vấn đề chất lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam cần được đặt ra. Bài viết trao đổi về những hạn chế, bất cập của nguồn vốn này, từ đó đưa ra một số khuyến nghị trong thời gian tới.
48 Thể chế và tăng trưởng kinh tế ở các nước ASEAN / Nguyễn Thị Khuyên // .- 2023 .- Số 542 - Tháng 07 .- Tr. 63-73 .- 330
Nghiên cứu này đánh giá tác động của các yếu tố thể chế đến tăng trưởng kinh tế ở các nước ASEAN bao gồm: ổn định chính trị, tiếng nói và trách nhiệm giải trình, hiệu quả của chính phủ, chất lượng điều tiết, pháp quyền và kiểm soát tham nhũng, xuất khẩu và nhập khẩu. Nghiên cứu sử dụng ước tính dữ liệu bảng với 10 quốc gia trong ASEAN giai đoạn 2003 - 2019. Với việc phân tích ba mô hình là mô hình hồi quy thông thường (OLS), mô hình tác động cố định (FEM) và mô hình tác động ngẫu nhiên (REM) cho thấy, mô hình tác động cố định là mô hình ước tính tốt nhất. Các phát hiện cho thấy, tiếng nói và trách nhiệm giải trình có tác động tích cực đảng đến GDP, trong khi chất lượng điều tiết pháp quyền và kiểm soát tham nhũng ảnh hưởng tiêu cực đáng kể đến tăng trưởng kinh tế.
49 Chính sách tài khóa tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế / Lê Thị Thùy Vân // .- 2023 .- Số 806 .- Tr. 11 - 14 .- 332
Bài viết phân tích những kết quả đạt được của chính sách tài khóa với những điểm nhấn tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế, nhận diện những khó khăn, thách thức và đề xuất các giải pháp cho những tháng cuối năm.
50 Đẩy mạnh giải ngân đầu tư công, hỗ trợ tổng cầu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế / Nguyễn Thị Quế Hương // .- 2023 .- Số 806 .- Tr. 15 - 17 .- 332
Nền kinh tế sau 2 năm chịu tác động nặng nề của đại dịch COVID-19 đã dần được vực dậy nhờ việc triển khai quyết liệt, hiệu quả các chính sách tài khóa, tiền tệ, sự nỗ lực của chính người dân và doanh nghiệp. Tăng trưởng kinh tế các năm 2021-2022 của Việt Nam đạt được kết quả tích cực, được cộng đồng quốc tế đánh giá là “điểm sáng” trong phục hồi kinh tế. Tỷ lệ tăng trưởng trên có phần đóng góp rất lớn từ chính sách tăng chi đầu tư công, triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.