CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Tăng trưởng kinh tế

  • Duyệt theo:
61 Thực trạng gắn tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong ở Việt Nam / Đặng Thành Chung // .- 2023 .- Số 640 - Tháng 8 .- Tr. 64-66 .- 330

Việc Nhà nước thực hiện quản lý nền kinh tế theo cơ chế thị trường định hướng XHCN, đã giúp Việt Nam đạt được những thành tựu lớn trong tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu vượt bậc đó, nền kinh tế Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức không nhỏ cả về chất lượng cũng như tính bền vững của quá trình tăng trưởng kinh tế; việc giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội, phát triển bền vững ở Việt Nam là một đòi hỏi cấp thiết. Bài viết làm rõ thực trạng, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp cho vấn đề này trong thời gian tới.

62 Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại việt nam và một số khuyến nghị / Bùi Thị Hằng // Tài chính .- 2023 .- Số 805 .- Tr. 98-100 .- 332.6

Sau hơn ba thập kỷ kể từ khi Quốc hội ban hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã không ngừng phát triển, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và nâng cao vị thế của Việt Nam trên thế giới. Tuy nhiên, trong bối cảnh phát triển mới, vấn đề chất lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam cần được đặt ra. Bài viết trao đổi về những hạn chế, bất cập của nguồn vốn này, từ đó đưa ra một số khuyến nghị trong thời gian tới.

63 Thể chế và tăng trưởng kinh tế ở các nước ASEAN / Nguyễn Thị Khuyên // .- 2023 .- Số 542 - Tháng 07 .- Tr. 63-73 .- 330

Nghiên cứu này đánh giá tác động của các yếu tố thể chế đến tăng trưởng kinh tế ở các nước ASEAN bao gồm: ổn định chính trị, tiếng nói và trách nhiệm giải trình, hiệu quả của chính phủ, chất lượng điều tiết, pháp quyền và kiểm soát tham nhũng, xuất khẩu và nhập khẩu. Nghiên cứu sử dụng ước tính dữ liệu bảng với 10 quốc gia trong ASEAN giai đoạn 2003 - 2019. Với việc phân tích ba mô hình là mô hình hồi quy thông thường (OLS), mô hình tác động cố định (FEM) và mô hình tác động ngẫu nhiên (REM) cho thấy, mô hình tác động cố định là mô hình ước tính tốt nhất. Các phát hiện cho thấy, tiếng nói và trách nhiệm giải trình có tác động tích cực đảng đến GDP, trong khi chất lượng điều tiết pháp quyền và kiểm soát tham nhũng ảnh hưởng tiêu cực đáng kể đến tăng trưởng kinh tế.

64 Chính sách tài khóa tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế / Lê Thị Thùy Vân // .- 2023 .- Số 806 .- Tr. 11 - 14 .- 332

Bài viết phân tích những kết quả đạt được của chính sách tài khóa với những điểm nhấn tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế, nhận diện những khó khăn, thách thức và đề xuất các giải pháp cho những tháng cuối năm.

65 Đẩy mạnh giải ngân đầu tư công, hỗ trợ tổng cầu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế / Nguyễn Thị Quế Hương // .- 2023 .- Số 806 .- Tr. 15 - 17 .- 332

Nền kinh tế sau 2 năm chịu tác động nặng nề của đại dịch COVID-19 đã dần được vực dậy nhờ việc triển khai quyết liệt, hiệu quả các chính sách tài khóa, tiền tệ, sự nỗ lực của chính người dân và doanh nghiệp. Tăng trưởng kinh tế các năm 2021-2022 của Việt Nam đạt được kết quả tích cực, được cộng đồng quốc tế đánh giá là “điểm sáng” trong phục hồi kinh tế. Tỷ lệ tăng trưởng trên có phần đóng góp rất lớn từ chính sách tăng chi đầu tư công, triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

66 Chất lượng thể chế, hội nhập kinh tế và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam / Nguyễn Trần Xuân Linh, Nguyễn Bảo Duy, Quách Mỹ Hương, Trần Thị Nhật Linh, Nguyễn Thuận Gia Nghi, Nguyễn Ngọc Yến Nhi // Tài chính .- 2023 .- Số 805 .- Tr. 22-24 .- 330

Bài viết này nghiên cứu về thước đo chất lượng thể chế cấp tỉnh tại Việt Nam nhằm đánh giá sự tác động, phản ánh mối quan hệ giữa chất lượng thể chế, mức độ hội nhập kinh tế của 63 tỉnh, thành phố đến tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam. Thông qua phương pháp hồi quy bội theo cách tiếp cận Bayes và lấy mẫu Gibbs, nghiên cứu sử dụng các biến chính nghiên cứu bao gồm: Chất lượng thể chế, Độ mở nền kinh tế, Vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng sử dụng 2 biến kiểm soát gồm: Đầu tư tư nhân và Đầu tư công. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 3 biến chính tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, nhóm tác giả đưa ra một số hàm ý chính sách cho Việt Nam trong thời gian tới.

67 Phát triển tài chính trong bối cảnh tăng trưởng thích ứng với biến đổi khí hậu và một số khuyến nghị đối với Việt Nam / Nguyễn Minh Sáng // .- 2023 .- Số 15 - Tháng 8 .- Tr. 53-56 .- 332

Bài viết tìm hiểu mối liên hệ giữa phát triển tài chính trong bối cảnh tăng trưởng thích ứng với biến đổi khí hậu. Bài viết đưa ra một số cơ sở lí thuyết liên quan đến phát triển kinh tế, mô hình tăng trưởng kinh tế thích ứng với biến đổi khí hậu cũng như mối liên hệ giữa phát triển tài chính trong bối cảnh tăng trưởng thích ứng với khí hậu; đồng thời, đề xuất các cơ hội để tăng cường phát triển tài chính hướng tới sự phát triển tương thích với biến đổi khí hậu, bao gồm các cơ chế tài chính sáng tạo như trái phiếu xanh, quỹ đầu tư xanh, đầu tư tác động và tài chính kết hợp. Sau cùng, bài viết đề xuất một số khuyến nghị chính sách đối với Việt Nam nhằm tăng cường phát triển tài chính hướng tới tăng trưởng thích ứng với khí hậu.

68 Bảo vệ khí hậu và tăng trưởng kinh tế tại các nước đang phát triển / Đoàn Quang Huy // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2023 .- Số 636 .- Tr. 4-6 .- 330

Bài viết này nghiên cứu mối quan hệ giữa bảo vệ khí hậu và tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, thứ nhất, tác động của biến đổi khí hậu có khía cạnh phân phối đối với các nước đang phát triển do thiếu công nghệ và khả năng thích ứng cũng như vị trí hiện tại của họ. Thứ hai, chi phí kinh tế của biến đổi khí hậu khá cao và sẽ cao hơn nhiều do hành động chậm trễ của các quốc gia. Thứ ba, tăng trưởng kinh tế và bảo vệ khí hậu có thể đạt được đồng thời nếu thực hiện các hành động giảm thiểu thích hợp. Do vậy, biến đổi khí hậu không phải là trở ngại đối với tăng trưởng kinh tế tại các nước đang phát triển.

69 Các nhân tố ảnh hướng của lạm phát tác động tới đời sống sinh viên các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội / Đào Thu Hà, Nguyễn Thị Thảo // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2023 .- Số 636 .- Tr. 41-43 .- 330

Lạm phát luôn ảnh hưởng trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế, đời sống việc làm của mọi tầng lớp cư dân trong xã hội. Xuất phát từ ý tưởng : “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng của lạm phát tác động tới đời sống sinh viên các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội” nhằm tìm hiểu những tác động của lạm phát tới đời sống, thói quen tiêu dùng của người dân đô thị thông qua chỉ số hàng hoá, giá tiêu dùng và dịch vụ nơi đô thị. Trong khuôn khổ bài viết tác giả chỉ tập trung nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới sinh viên các trường Đại học hy vọng mang lại những cái nhìn tổng quát, cũng như đưa ra những gợi mở nhằm tìm ra phương pháp hỗ trợ sinh viên có cơ hội học tập và nghiên cứu ổn định trong thời kỳ lạm phát.

70 Nghiên cứu nhóm tiêu chí xã hội trong đánh giá chất lượng tăng trưởng kinh tế : trường hợp tỉnh Bắc Ninh / Phạm Thị Linh // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2023 .- Số 636 .- Số 636 .- 330

Bài viết tổng hợp nghiên cứu của các tác giả đi trước về các tiêu chí và đề xuất bộ tiêu chí phù hợp cho Việt Nam để đánh giá chất lượng tăng trưởng kinh tế. Bài viết tập trung nghiên cứu nhóm tiêu chí về xã hội và nghiên cứu thực trạng đạt được của nhóm tiêu chí này ở một địa phương cụ thể là tỉnh Bắc Ninh – một trong những tỉnh thành có những thành tựu ấn tượng về tăng trưởng kinh tế trong những năm qua. Từ đề xuất một số gợi ý chính sách cho các nhà quản lý nhằm đạt được tăng trưởng kinh tế bền vững.