CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Tăng trưởng kinh tế

  • Duyệt theo:
31 Tối ưu hóa bài toán tăng trưởng kinh tế dưới tác động của biến đổi khí hậu / Nguyễn Khắc Minh, Phạm Văn Khánh, Vũ Tuấn Anh, Bùi Tiến Sỹ // .- 2023 .- Số 814 .- Tr. 35-39 .- 330

Nghiên cứu này xây dựng các bài toán tối ưu cho khu vực doanh nghiệp, chính phủ và hộ gia đình trong việc sử dụng vốn, lao động, cũng như hàm ý chính sách để ứng phó và giảm thiểu thiệt hại do khí hậu khắc nghiệt gây ra. Nhóm tác giả xét 3 bài toán tối ưu cho khu vực chính phủ, doanh nghiệp và hộ gia đình trên cơ sở ràng buộc là các quan hệ kinh tế và lãi suất toàn cầu. Trên cơ sở đó, nhóm tác giả đưa ra một số phương trình hành vi và quỹ đạo vốn, lao động mà Chính phủ, doanh nghiệp và các hộ gia đình tuân theo để tối đa hóa mục tiêu.

32 Thúc đẩy liên kết vùng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam / Nguyễn Thị Luyến // .- 2023 .- Số 814 .- Tr. 40-42 .- 330

Thúc đẩy liên kết vùng luôn là một trong những nhiệm vụ được ưu tiên hàng đầu trong phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta thời gian qua. Đây là nội dung quan trọng được đề cập đến trong Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII cũng như trong Kế hoạch phát triển kinh tế trung hạn 2021-2025 và Chiến lược triển kinh tế - xã hội 2021-2030. Đặc biệt, những ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch COVID-19 càng cho thấy tầm quan trọng của việc đẩy mạnh liên kết vùng trong phục hồi phát triển kinh tế ở mỗi địa phương trên cả nước. Tuy nhiên, thời gian qua, dù có nhiều cải thiện, chất lượng và phạm vi hoạt động liên kết vùng còn chưa tương xứng với yêu cầu và bối cảnh phát triển.

33 Huy động và sử dụng vốn đầu tư thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam / Trần Thị Tuyết Lan // .- 2023 .- Số 645 - Tháng 10 .- Tr. 96 – 98 .- 658

Là một nước đang phát triển, nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển kinh tế của Việt Nam rất lớn, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đang thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Bài viết dưới đây sẽ đánh giá thực trạng huy động và sử dụng vốn đầu tư thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam giai đoạn 2011-2020 và đề xuất phương hướng nhằm huy động và sử dụng có hiệu củả nguồn vốn đầu tư ở Việt Nam giai đoạn 2021-2030.

34 Nâng cao năng suất lao động đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững / Nguyễn Thị Mị Dung // .- 2023 .- Số 813 - Tháng 11 .- Tr. 48 - 50 .- 332

Trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội, năng suất lao động là yếu tố quyết định nâng cao năng lực, sức cạnh tranh của nền kinh tế và của doanh nghiệp. Cải thiện và thúc đẩy tăng năng suất lao động là con đường ngắn nhất để đưa nền kinh tế phát triển nhanh, bền vững, bắt kịp trình độ phát triển với các nước trong khu vực và trên thế giới. Để nâng cao năng suất lao động đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững, ngày 8/11/2023, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Quyết định số 1305/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình quốc gia về tăng năng suất lao động đến năm 2030 với mục tiêu phấn đấu nằm trong nhóm 3 nước dẫn đầu ASEAN về tốc độ tăng năng suất lao động.

35 Vai trò của chuyển đổi số đối với tăng trưởng kinh tế vùng Đông Nam Bộ / Nguyễn Lê Hoàng Thụy Tố Quyên, Đặng Thị Ngọc Thế // .- 2023 .- Số 07 .- Tr. 53-66 .- 330

Nghiên cứu sử dụng kết hợp khung lý thuyết mô hình tăng trưởng cổ điển và hiện đại nhằm đánh giá tác động của chuyển đổi số đến tăng trưởng kinh tế Vùng Đông Nam Bộ. Sử dụng dữ liệu thứ cấp giai đoạn từ 2005 - 2021 của 6 tỉnh, thành phố thuộc Vùng Đông Nam Bộ và phương pháp hồi quy Pooled Mean Group (PMG), kết quả nghiên cứu đã cung cấp bằng chứng về vai trò của chuyển đổi số, cụ thể là chỉ số phát triển công nghệ thông tin (ICT Index) làm tăng đáng kể GRDP của Vùng. Bên cạnh đó, vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và vốn con người (được đo lường bằng tỷ lệ người lao động có trình độ cao đẳng trở lên) cũng được xác nhận trong mô hình tăng trưởng. Một phát hiện thú vị của nghiên cứu là tác động của thể chế được đánh giá ở khía cạnh chính sách phát triển kinh tế tư nhân hay dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp không giúp làm tăng GRDP của Vùng như kỳ vọng.

36 Để kinh tế số là động lực tăng trưởng của Tp. Hồ Chí Minh / Bùi Thị Hoàng Lan // .- 2023 .- Số 811 .- Tr. 211-213 .- 330

Chuyển đổi số, xây dựng Chính phủ số, nền kinh tế số và xã hội số được xác định là xu thế tất yếu của thế giới, là đòi hỏi khách quan của sự phát triển. Không nằm ngoài xu thế đó, TP. Hồ Chí Minh là địa phương có nhiều điều kiện thuận lợi để thúc đẩy phát triển kinh tế số. Tuy nhiên, quá trình này cũng đối mặt với rất nhiều thách thức, nhất là khó khăn về cơ chế chính sách, tài chính, nguồn nhân lực số… Bài viết phân tích bức tranh phát triển kinh tế số ở TP. Hồ Chí Minh, qua đó đưa ra giải pháp đưa kinh tế số trở thành động lực tăng trưởng của Thành phố trong tương lai.

37 Kinh tế Việt Nam năm 2023 và định hướng chính sách tài khóa nghịch chu kỳ / Phạm Thế Anh // .- 2023 .- Số 317 - Tháng 11 .- Tr. 2-15 .- 332

Mặc dù có sự hồi phục nhẹ qua các quý, tuy nhiên tăng trưởng kinh tế Việt Nam 9 tháng đầu năm chỉ đạt 4,24%, thấp hơn rất nhiều so với mức trung bình trước đại dịch và ở dưới xa so với con số mục tiêu của Chính phủ. Các thành phần của tổng cầu bao gồm tiêu dùng, đầu tư và xuất khẩu đều yếu. Lạm phát tổng thể sau khi giảm nhanh trong nửa đầu năm lại có xu hướng quay đầu tăng trong quý 3, đồng thời lạm phát lõi giảm chậm. Ở bên ngoài, các nền kinh tế lớn cũng tăng trưởng chậm lại rõ rệt trong môi trường lãi suất, lạm phát, và rủi ro tài chính tăng cao. Ở trong nước, dư địa chính sách tiền tệ trong không còn nhiều trong khi các hỗ trợ tài khóa còn rất thiếu, chưa hỗ trợ nhiều cho quá trình hồi phục của nền kinh tế.

38 Biến động ngắn hạn và tăng trưởng kinh tế : kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam / Phạm Văn Nghĩa, Phạm Thế Anh // .- 2023 .- K2 - Số 250 - Tháng 10 .- Tr. 76 – 80 .- 657

Bài viết tìm hiểu một cách tổng quan nhất về mối quan hệ giữa biến động ngắn hạn và tăng trưởng kinh tế. Đầu tiên tìm hiểu cơ sở lí thuyết, khái niệm và các thước đo biến động ngắn hạn, các quan điểm và thực trạng mối quan hệ này trên thế giới. Sau đó, bài viết trình bày tóm tắt các mô hình nghiên cứu thực nghiệm khi nghiên cứu mối quan hệ giữa biến động ngắn hạn và tăng truởng kinh tế tại các nước trên thế giới và Việt Nam. Cuối cùng, bài viết tóm tắt các kết quả nghiên cứu thục nghiệm và rút ra các bài học kinh nghiệm trong việc nghiên cứu về tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam.

39 Mối quan hệ giữa chính sách tài chính và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam / Phan Thị Hằng Nga, Lê Thị Thúy Hằng // .- 2023 .- Tháng 11 .- Tr. 44-47 .- 330

Nghiên cứu này sử dụng mô hình VECM để kiểm định mối quan hệ giữa chính sách tài chính và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1990-2021. Mô hình nghiên cứu cho kết quả có ý nghĩa thống kê đối với quan hệ nhân quả hai chiều giữa tăng trưởng kinh tế và các yếu tố chính sách tài chính. Nghiên cứu này cung cấp thêm các bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ giữa chính sách tài chính và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.

40 Phát triển công nghiệp xanh ở Trung Quốc và hàm ý cho Việt Nam / Nguyễn Thị Minh Ngọc // .- 2023 .- Số 809 .- Tr. 110 - 112 .- 332

Kể từ khi thực hiện chính sách cải cách và mở cửa vào những năm 1980, Trung Quốc đã có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng và trở thành quốc gia sản xuất lớn nhất thế giới. Trong số hơn 500 sản phẩm công nghiệp chính trên thế giới, Trung Quốc được xếp hạng là nước sản xuất số một thế giới với hơn 220 sản phẩm công nghiệp. Tuy nhiên, là quốc gia có lượng phát thải cao nhất trên thế giới, hiện Trung Quốc đang phải đối mặt với áp lực trong nước và quốc tế với yêu cầu giảm mức khí thải. Trong đó, Công nghiệp là ngành đóng góp chính cho tăng trưởng kinh tế ở Trung Quốc cao, nhưng lại gây ra nhiều hậu quả, hệ lụy về tài nguyên và môi trường. Bài viết trao đổi về kinh nghiệm phát triển công nghiệp xanh ở Trung Quốc và đưa ra một số hàm ý cho Việt Nam.