CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Tăng trưởng kinh tế
21 Tăng trưởng kinh tế - động lực phát triển đất nước / Vương Phương Hoa, Phan Quang Trung // .- 2024 .- Số 825 - Tháng 5 .- Tr. 28 - 31 .- 332
Bài viết phân tích những kết quả đạt được về tăng trưởng kinh tế của Việt Nam giai đoạn qua, từ đó đề xuất một số giải pháp trọng tâm thời gian tới.
22 Tác động của vốn nhân lực đến tăng trưởng kinh tế các địa phương Việt Nam / Cao Minh Tâm // .- 2024 .- Số 825 - Tháng 5 .- Tr. 38 - 42 .- 332
Nghiên cứu này xem xét tác động của các yếu tố thuộc về vốn nhân lực đến tăng trưởng kinh tế tại các địa phương Việt Nam, phân theo 6 vùng kinh tế trọng điểm trong giai đoạn từ năm 2016-2021. Bằng phương pháp hồi quy dữ liệu bảng gộp (Pooled-OLS và S.GMM), kết quả cho thấy các biến về lực lượng lao động trên 15 tuổi, tỷ lệ lao động qua đào tạo đều có ảnh hưởng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế các địa phương, trong khi các biến về cho tiêu cho giáo dục, số học sinh học trung học phổ thông lại có tác động nghịch đến tăng trưởng. Đặc biệt, kết quả cho thấy, tăng trưởng kinh tế kỳ trước có ảnh hưởng tích cực, đáng kể cho tăng trưởng kinh tế năm sau. Ngoài ra, tăng trưởng kinh tế các vùng có sự khác biệt đáng kể, trong so sánh với vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Các kết quả này giúp củng cố lý thuyết và thực nghiệm, cũng như giúp đưa ra một số hàm ý chính sách nhằm gia tăng vốn nhân lực giúp tăng trưởng kinh tế ổn định cho các địa phương.
23 Các yếu tố về nguồn lực trong tăng trưởng kinh tế vùng kinh tế trọng điểm phía Nam / Nguyễn Thị Loan, Trương Vũ Tuấn Tú, Lê Thị Tuyết Hoa // .- 2024 .- Số 825 - Tháng 5 .- Tr. 43 - 47 .- 332
Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích thống kê, so sánh kết hợp ước lượng hồi quy Pools OLS để đánh giá tác động của các yếu tố nguồn lực đến tăng trưởng kinh tế của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy, vai trò của các yếu tố nguồn lực rất quan trọng trong tăng trưởng kinh tế. Tùy vào mỗi giai đoạn phát triển kinh tế, Nhà nước cần nhận biết kịp thời sự biến động của các yếu tố nguồn lực để có những giải pháp phát huy tối đa hiệu quả của các yếu tố này. Trên cơ sở đó, nghiên cứu đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò của các yếu tố nguồn lực để phát triển Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
24 Tác động điều tiết từ chuyển dịch cơ cấu kinh tế đến mối quan hệ của lao động và tăng trưởng vùng kinh tế trọng điểm phía Nam / Lâm Mỹ Hạnh, Đoàn Thanh Hà // .- 2024 .- Số 825 - Tháng 5 .- Tr. 48 - 51 .- 332
Bài viết nghiên cứu về tác động điều tiết của chuyển dịch cơ cấu kinh tế đến mối quan hệ của lao động và tăng trưởng kinh tế vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Với dữ liệu khảo sát của 8 tỉnh thành thuộc vùng trong giai đoạn 2005-2021, nghiên cứu này sử dụng mô hình cấu trúc tuyến tính bình phương nhỏ nhất một phần PLS- SEM với phần mềm Smart PLS để phân tích hiệu ứng điều tiết này. Kết quả phân tích hồi quy cho thấy biến Lao động (LABOR) tác động tiêu cực đến GDP. Kết quả thực hiện PLS-SEM Algorithm và Bootstapping cho thấy, Chuyển dịch cơ cấu kinh tế có tác động điều tiết âm đến mối quan hệ giữa lao động và tăng trưởng kinh tế. Bài viết cũng làm rõ mối quan hệ giữa các nhân tố chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lao động và tăng trưởng kinh tế, qua đó đề xuất các chính sách để lao động trở thành nhân tố tác động tích cực hơn đến GDP khu vực này.
25 Tác động của vốn đầu tư, lao động, hạ tầng đến tăng trưởng kinh tế Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam / Lâm Mỹ Hạnh, Đoàn Thanh Hà // .- 2024 .- Số 217 - Tháng 4 .- Tr. 66-78 .- 332.64
Bài viết nghiên cứu về tác động của vốn đầu tư, lao động và hạ tầng đến tăng trưởng kinh tế Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (KTTĐPN) giai đoạn 2005–2021. Kết quả từ mô hình bình phương bé nhất (OLS), mô hình tác động cố định (FEM), mô hình tác động ngẫu nhiên (REM) và mô hình bình phương tối thiểu tổng quát (GLS) đều cho thấy vốn Nhà nước (VNN) và vốn tư nhân (VTN) có tác động cùng chiều đến tổng sản phẩm nội địa (GDP) trong khi đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có tác động yếu đến tăng trưởng kinh tế. Điều này liên quan đến khả năng hấp thụ lan tỏa công nghệ và kinh nghiệm quản lý vốn FDI của từng khu vực. Ngược lại, biến lao động có tác động yếu đến GDP. Các biến đại diện cho hạ tầng như biến công nghệ thông tin (CNTT) được tính từ số lượng thuê bao điện thoại và internet không có tác động mạnh đến tăng trưởng kinh tế, trong khi biến vận chuyển hàng hóa (VCHH) gồm khối lượng VCHH đường bộ và đường thủy có tác động đến GDP.
26 Phát huy vai trò động lực của đầu tư công trong tăng trưởng kinh tế / Trần Linh Hậu // .- 2024 .- Số 823 - Tháng 4 .- Tr. 35-38 .- 330
Những năm qua, Việt Nam đã không ngừng hoàn thiện các cơ chế, chính sách đối với đầu tư công và có nhiều nỗ lực trong tái cơ cấu đầu tư công theo hướng nâng cao hiệu quả quản lý, tăng cường phân cấp đầu tư và nâng cao hiệu quả thực hiện vốn đầu tư. Do đó, đầu tư công của Việt Nam đã có nhiều chuyển biến tích cực cả về lượng và chất, góp phần làm thay đổi và phát triển cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng đời sống của người dân, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động đầu tư công vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc, chưa thực sự trở thành động lực phát triển kinh tế. Bài viết đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp quan trọng nhằm phát huy vai trò động lực của đầu tư công trong tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
27 Tác động của chính sách tài khóa đến tăng trưởng kinh tế tại 6 quốc gia Đông Nam Á ASEAN-6 giai đoạn 2000-2022 / Tô Thị Hồng Gấm, Mai Bảo Ngọc, Phạm Trọng Đại // .- 2024 .- K1 - Số 257 - Tháng 02 .- Tr. 13-17 .- 330
Kết quả nghiên cứu cho thấy các biến chi tiêu tiêu dùng của Chính phủ có tác động ngược chiều đến tăng trưởng kinh tế, trong khi các biến lạm pát, lực lượng lao động, độ mở thương mại có tác động cùng chiều đến tăng trưởng kinh tế và biến doanh thu thuế không có ý nghĩa thống kê nên không thẻ kết luận tác động của doanh thu thế đến tăng trưởng kinh tế đối với nghiên cứu này.
28 Chi phí công và tăng trưởng kinh tế ở Nigeria / Bùi Ngọc Tú // .- 2023 .- Số 08 (216) - Tháng 8 .- Tr. 17 - 26 .- 327
Mục tiêu chính của nghiên cứu này là kiểm tra tác động của chi tiêu chính phủ đối với sự tăng trưởng của nền kinh tế Nigeria. Nghiên cứu này đã xem xét cụ thể tác động của vốn chính phủ, chi tiêu thường xuyên của chính phủ và thâm hụt ngân sách của chính phủ đối với sự tăng trưởng của nền kinh tế Nigeria. Dữ liệu nghiên cứu được lấy từ Ngân hàng Thế giới. Nghiên cứu sử dụng mô hình VAR để phân tích dữ liệu. Kết quả cho thấy chi tiêu vốn của chính phủ có tác động tích cực nhưng không đáng kể đến sự tăng trưởng của nền kinh tế Nigeria. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cho thấy rằng thâm hụt tài chính của chính phủ có tác động tiêu cực không đáng kể đến sự tăng trưởng của nền kinh tế Nigeria. Cuối cùng, nghiên cứu phát hiện trong ngắn hạn, chi tiêu thường xuyên của chính phủ có tác động tích cực không đáng kể đến tăng trưởng của nền kinh tế Nigeria trong khi về lâu dài, nó có tác động tích cực nhưng không đáng kể đến tăng trưởng kinh tế.
29 Kinh tế Châu Phi năm 2022 và triển vọng năm 2023 / Kiều Thanh Nga // .- 2023 .- Số 01 (209) - Tháng 1 .- Tr. 3-10 .- 330
Phân tích tình hình kinh tế Châu Phi năm 2022. Trình bày một số chương trình, chính sách nổi bật của khu vực. Đề xuất triển vọng kinh tế châu Phi năm 2023.
30 Khu thương mại tự do – chiến lược đa dạng hóa và các kế hoạch tăng trưởng kinh tế của Dubai / Kiều Thanh Nga // .- 2023 .- Số 03 (211) - Tháng 3 .- Tr. 8-13 .- 332
Dubai đã trở thành một trung tâm khu vực tự do với hơn 30 FTZs trong tổng số 45 FTZs của UAE. Từ quan điểm về FTZs đến việc ban hành chính sách để xây dựng FTZs của Dubai, bài viết sẽ làm rõ FTZs cũng như câu trả lời cho chiến lược đa dạng hóa và các kế hoạch tăng trưởng kinh tế của Tiểu Vương quốc này.