CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Kinh tế tuần hoàn
41 Lợi ích, hạn chế của kinh tế tuần hoàn và hàm ý chính sách cho Việt Nam / Lê Quân, Nghiêm Xuân Hòa // .- 2023 .- K1 - Số 249 - Tháng 10 .- Tr. 5 - 11 .- 657
Kinh tế tuần hoàn đang là một trong các lĩnh vực nhận được nhiều sự quan tâm của các quốc gia, nhà khoa học, nhà hoạch định chính sách, các doanh nghiệp trong thời gian gần đây. Với tiềm năng to lớn, kinh tế tuần hoàn được kỳ vọng đem lại lời giải cho các vấn đề bức bối hiện nay như biến đổi khí hậu, suy thoái môi trường, phát triển bền vững. Tuy nhiên, đa phần các nghiên cứu đều chỉ tập trung vào mặt tích cực của kinh tế tuần hoàn mà chưa nhìn vào các khó khăn có thể xảy ra trong quá trình triển khai cũng như các tác dụng phụ của kinh tế tuần hoàn. Bài viết này nhằm làm rõ hơn các hạn chế của kinh tế tuần hoàn cũng như đề xuất một số hướng nghiên cứu trong thời gian tới và một số kiến nghị cho Việt Nam.
42 Phát triển bền vững kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam / Lê Thị Thúy Hằng // .- 2023 .- Số 811 .- Tr. 84-86 .- 330
Sự phát triển của khoa học và công nghệ tạo ra các sản phẩm ngày càng nhiều về số lượng và tốt về chất lượng, giúp cải thiện cuộc sống của con người. Tuy nhiên, mặt trái của nó là những hệ lụy nghiêm trọng về cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường. Trong bối cảnh nền kinh tế yêu cầu sự phục hồi, kết hợp thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững, việc phát triển của “kinh tế tuần hoàn” được đề cao, đặc biệt với các mô hình khởi nghiệp và kinh doanh bền vững.
43 Kinh nghiệm xây dựng lộ trình phát triển kinh tế tuần hoàn cho Việt Nam / Trương Thị Thanh Thủy // .- 2023 .- Số 811 .- Tr. 146-148 .- 330
: Ngày nay, thế giới đang phải đối mặt với một thách thức cấp bách đó là làm thế nào cân bằng giữa tăng trưởng và sự hữu hạn của tài nguyên trong phát triển kinh tế. Điều này chứng minh rằng, nền sản xuất và tiêu dùng tuyến tính là sự phát triển không bền vững và gây tổn hại cho môi trường. Trong khi đó, nền kinh tế tuần hoàn có thể dung hòa được bằng cách kéo dài tuổi thọ của sản phẩm và giảm thiểu việc sử dụng tài nguyên. Chính vì vậy, nhiều năm qua, các quốc gia trên thế giới đã và đang tập trung xây dựng những lộ trình chiến lược phát triển kinh tế tuần hoàn cho quốc gia để hướng tới tăng trưởng xanh. Bài viết khái quát từ nội hàm đến thực tiễn xây dựng lộ trình phát triển kinh tế tuần hoàn trên thế giới, qua đó, gợi mở một số kinh nghiệm để phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam.
44 Triển khai kinh tế tuần hoàn tại một số quốc gia trên thế giới - Kinh nghiệm đối với các doanh nghiệp Việt Nam / Phạm Ngọc Phong, Trần Thị Mỹ Liên // Ngân hàng .- 2023 .- Số 18 - Tháng 9 .- Tr. 48-54 .- 332
Trong vài năm gần đây, nền kinh tế tuần hoàn (Circular economy - CE) đang ngày càng được chú ý trên toàn thế giới như một cách để khắc phục mô hình sản xuất và tiêu dùng hiện tại dựa trên tăng trưởng liên tục và tăng thông lượng tài nguyên. Bằng cách thúc đẩy việc áp dụng các mô hình sản xuất khép kín trong một hệ thống kinh tế, CE nhằm mục đích nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên, đặc biệt tập trung vào chất thải đô thị và công nghiệp, nhằm đạt được sự cân bằng và hài hòa hơn giữa kinh tế, môi trường và xã hội. CE được xem là mô hình kinh doanh mới được kì vọng sẽ hướng đến phát triển bền vững và một xã hội hài hòa. CE thúc đẩy việc sử dụng tài nguyên hợp lí, thân thiện hơn với môi trường nhằm thực hiện một nền kinh tế xanh hơn, đặc trưng bởi mô hình kinh doanh mới với những cơ hội việc làm mới, cũng như cải thiện phúc lợi, tác động rõ ràng đến công bằng trong và giữa các thế hệ về cả việc sử dụng và tiếp cận tài nguyên.
45 Chuyển đổi sang kinh tế tuần hoàn : bài toán đặt ra cho ngành nhựa Việt Nam / Trần Nguyên An // .- 2023 .- Số 14 - Tháng 7 .- Tr. 26-28 .- 363
Phân tích thực trạng công nghệ sản xuất nhựa tại Việt Nam, từ đó đề xuất giải pháp thúc đẩy áp dụng các mô hình kinh tế tuần hoàn.
46 Kinh tế tuần hoàn thúc đẩy phát triển kinh tế tập thể bền vững ở tỉnh Ninh Bình / Nguyễn Thị Thu Thủy // Tài chính .- 2023 .- Số 805 .- Tr. 154-157 .- 330
Trong bối cảnh đổi mới hiện nay, cùng với việc nhấn mạnh vai trò quan trọng của kinh tế tập thể trong nền kinh tế quốc dân, thì việc cụ thể hóa và triển khai vận dụng kinh tế tuần hoàn để thúc đẩy phát triển kinh tế tập thể bền vững của cả nước nói chung và của tỉnh Ninh Bình nói riêng được coi là trọng tâm cần ưu tiên trong chính sách phát triển kinh tế. Bài viết này khái quát chung về kinh tế tuần hoàn, kinh tế tập thể và tầm quan trọng của kinh tế tuần hoàn thúc đẩy phát triển kinh tế tập thể bền vững; thực trạng tại tỉnh Ninh Bình và một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh kinh tế tuần hoàn nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế tập thể bền vững.
47 Kinh nghiệm và giải pháp về thực hiện kinh tế tuần hoàn khu vực đô thị / Nguyễn Công Thành // .- 2023 .- Số 6 .- Tr. 38-41, 59 .- 363
Trình bày các thảo luận về khái niệm đô thị tuần hoàn, các thách thức cùng với các giải pháp hành động nhằm chuyển đổi phát triển một đô thị tuần hoàn.
48 Thực trạng, xu hướng và đề xuất giải pháp phát triển kinh tế tuần hoàn đối với ngành Giao thông vận tải tại Việt Nam / Phạm Thị Huế, Lưu Thị Thu Hà, Trần Nguyên Hà // .- 2023 .- Số 6 .- Tr. 46-49 .- 363
Tổng hợp các bài học kinh nghiệm ở một số nước trên thế giới, đồng thời phân tích thực trạng, xu hướng và đề xuất các giải pháp cho nền kinh tế tuần hoàn đối với các phương tiện vận tải ở nước ta.
49 Một số mô hình và phương pháp phân loại xanh trong phát triển kinh tế tuần hoàn / Nguyễn Hoàng Nam // .- 2023 .- Số 6 .- Tr. 56-59 .- 363
Hệ thống phân loại xanh là thành phần quan trọng để vận hành quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế các bon thấp, bao gồm một loạt các hoạt động về chủ đề môi trường, xã hội và quản trị, ưu tiên chính trong số các hoạt động này là biến đổi khí hậu và có khả năng phục hồi phù hợp với Thỏa thuận Paris. Trên thế giới có nhiều mô hình và phương pháp phân loại, tùy theo quy định ở từng quốc gia. Giới thiệu một số mô hình và phương pháp phân loại xanh trong phát triển kinh tế tuần hoàn.
50 Áp dụng kinh tế tuần hoàn trong ngành nhựa ở Việt Nam / Nguyễn Minh Khoa // .- 2023 .- Số 6 .- Tr. 66-69 .- 363
Trình bày về bối cảnh; động lực chuyển đổi kinh tế tuần hoàn trong lĩnh vực nhựa; các mô hình kinh tế tuần hoàn trong lĩnh vực nhựa trên thế giới và ở Việt Nam; công cụ và nguồn lực để thực hiện kinh tế tuần hoàn.