CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Kinh tế tuần hoàn

  • Duyệt theo:
61 Phát triển ưu tiên kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp / Nguyễn Minh Phong // Tài nguyên & Môi trường .- 2023 .- Số 9 (407) .- Tr. 28-29 .- 363.7

Phân tích thực trạng phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp ở Việt Nam, cùng những vấn đề đặt ra hiện nay, từ đó đưa ra các khuyến nghị nhằm đẩy mạnh ứng dụng mô hình sản xuất này, qua đó, phát triển bền vững nền nông nghiệp trong thời gian tới.

62 Tác động của năng lực phân tích dữ liệu lớn và hệ thống thông tin kế toán năng động đến hiệu suất thực hiện kinh tế tuần hoàn / Phạm Quang Huy, Vũ Kiến Phú // Tài chính - Kỳ 2 .- 2023 .- Số 799 (Kỳ 2 tháng 04) .- Tr. 128 - 130 .- 657

Nghiên cứu này nhằm mục đích tìm hiểu tác động của Năng lực phân tích dữ liệu lớn (BDAO đến hiệu suất thực hiện kinh tế tuần hoàn (CEP), đồng thời cũng hưởng đến việc khám phá vai trò của năng lực hệ thống thông tin kế toán năng động (DAISQ) trong mối quan hệ giữa BDAC và CEP. Bằng việc sử dụng phương pháp mô tả thông qua việc thu thập các tài liệu được công bố trên thế giới, kết quả nghiên cứu cho thấy, BDAC có tác động tích cực đến CEP. Đồng thời, DAISC đóng vai trò là yếu tố trung gian trong mối quan hệ giữa BDAC và CEP. Dựa trên kết quả thu được, bài viết đưa ra một số hàm ý quản trị nhằm cải thiện và nâng cao CEP tại các đơn vị hành chính sự nghiệp.

63 Hoàn thiện pháp luật về kinh tế tuần hoàn của Đức và một số gợi ý cho Việt Nam / Kiều Thị Phương Hoa, Trần Thị An Tuệ // Tài chính - Kỳ 2 .- 2023 .- Số 799 (Kỳ 2 tháng 04) .- Tr. 143 - 146 .- 330

Là quốc gia có nền khoa học kỹ thuật tiên tiến nhất thế giới, Đức sớm xác định mục tiêu phát triển bền vững, áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn, đặt trọng tâm vào nhiệm vụ quản lý chất thải. Nhờ xác định rõ mục tiêu nên đến nay, hệ thống văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh tế tuần hoàn của Đức tương đối hoàn thiện. Ở Việt Nam, kinh tế tuần hoàn còn khá mới mẻ, vẫn chưa tạo dựng được hành lang pháp lý vững chắc nhằm bảo đảm thực hiện hiệu quả mô hình này. Bài viết khảo cứu kinh nghiệm xây dựng pháp luật về kinh tế tuần hoàn của Đức, từ đó đề xuất một số khuyến nghị xây dựng, hoàn thiện pháp luật về mô hình kinh tế này đối với Việt Nam.

64 Cơ hội và thách thức phát triển kinh tế tuần hoàn trong lĩnh vực nông nghiệp của Hà Nội / Đàm Thị Hiền // Tài chính .- 2023 .- Số 797 .- Tr. 158-161 .- 330

Bài viết nghiên cứu khái quát kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp như: Nội hàm, mục tiêu, nguyên tắc, của nông nghiệp tuần hoàn, sự cần thiết phải chuyển đổi từ mô hình tuyến tính sang kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp, đồng thời phân tích những cơ hội và thách thức đặt ra.

65 Kinh nghiệm phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp trên thế giới và bài học cho Việt Nam / Nguyễn Thị Hồng Sâm // .- 2023 .- Số 628+629 .- Tr. 77-79 .- 330

Mô hình phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp đang ngày càng phổ biến trên thế giới hiên nay nhờ những ưu điểm vượt trội. Cách thức phát triển này giúp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh nhờ giảm thiểu chi phí sử dụng tài nguyên, giảm phát thải khí nhà kính, bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu. Bài viết khái quát quan niệm về kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp, đồng thời làm rõ kinh nghiệm phát triển kinh tế tuần hoàn cũng như kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp ở các quốc gia trên thê giới, từ đó rút ra bài học cho Việt Nam.

66 Phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn ở các khu công nghiệp tại Việt Nam / Nguyễn Sỹ Tĩnh // Tài chính - Kỳ 2 .- 2022 .- Số 791 .- Tr. 34-38 .- 330

Khái quát về kinh tế tuần hoàn. Phát triển KTTH tại Việt Nam. Thực trạng phát triển KTTH ở các khu công nghiệp. Định hướng phát triển KTTH tại Việt Nam. Kết luận.

67 Xây dựng tiêu chuẩn quốc gia thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế tuần hoàn / Trần Ngọc Chính // Tài chính .- 2023 .- Số 1+2 .- Tr. 111-112 .- 330

Trên thế giới, kinh tế tuần hoàn hiện được coi là mô hình kinh tế đáp ứng yêu cầu về giải quyết ô nhiễm môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, phục vụ mục tiêu phát triển bền vững. Việt Nam cũng đang nỗ lực phát triển kinh tế tuần hoàn với mục tiêu bền vững, giảm thiểu tác động xấu đến môi trường. Những giải pháp đồng bộ cả về chính sách lẫn yếu tố về mặt đồng bộ cả về chính sách lẫn yếu tố về mặt kỹ thuật, môi trường và kinh tế-xã hội, trong đó, cần xây dựng và áp dụng các tiêu chuẩn quốc gia với vai trò xem như những công cụ hữu hiệu để đóng góp tích cực vào quá trình này.

68 Chuyển đổi năng lượng ở Châu Phi: Tiếp cận từ kinh tế tuần hoàn / Kiều Thanh Nga // .- 2023 .- Số 1(536) .- Tr. 102-111 .- 330

Nghiên cứu này chứng minh tiềm năng chuyển đổi năng lượng ở Châu Phi với các nguyên tắc của nền kinh tế tuần hoàn là khá lớn, kinh tế tuần hoàn có thể kích hoạt việc sử dụng năng lượng tái tạo và sử dụng năng lượng hiệu quả nếu Châu Phi có chính sách năng lượng hiệu quả và phù hợp, cũng như các chiến lược và kế hoạch của từng quốc gia.

69 Bàn về phát triển kinh tế tuần hoàn ở Trung Quốc và hàm ý cho Việt Nam / Đỗ Hạnh Nguyên, Ngô Thị Hoài Linh // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2023 .- Số 235 .- Tr. 51-54 .- 330

Bài viết đánh giá về những kết quả đạt được trong mô hình phát triển kinh tế tuần hoàn tại Trung Quốc. Đây là những bài học kinh nghiệm quý báu mang lại hàm ý quan trọng cho Việt Nam khi nước ta đang đẩy mạnh việc phát triển kinh tế tuần hoàn nhằm mục tiêu giảm thiểu những tác động tiêu cực đến môi trường trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội.

70 Một số mô hình phát triển kinh tế tuần hoàn trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam / Đỗ Thị Hoa Lê // Môi trường .- 2022 .- Số 12 .- Tr. 67-69 .- 363

Giới thiệu một số mô hình phát triển kinh tế tuần hoàn ở một số nước trên thế giới, từ đó đề xuất bài học kinh nghiệm cho Việt Nam nhằm phát triển bền vững đất nước.