CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Kinh tế tuần hoàn

  • Duyệt theo:
31 Các yếu tố ảnh hưởng đến công bố thông tin môi trường, kinh tế tuần hoàn của doanh nghiệp niêm yết / Huỳnh Lợi, Phan Thị Ánh Nguyệt // .- 2023 .- Số 806 .- Tr. 68-71 .- 332

Nghiên cứu này sử dụng phương pháp phân tích nội dung các tài liệu về khuôn khổ, các nghiên cứu thực nghiệm nhằm tổng hợp các khuôn khổ có thể cung cấp các nguyên tắc, khái niệm và các yếu tố hỗ trợ việc công bố thông tin về môi trường và kinh tế tuần hoàn. Đồng thời, nghiên cứu cung cấp các yếu tố bên trong và ngoài doanh nghiệp ảnh hưởng đến việc công bố các thông tin này.

32 Giải pháp áp dụng kinh tế tuần hoàn trong lĩnh vực nông nghiệp / Võ Văn Lợi // .- 2023 .- Kỳ III .- Tr. 82-84 .- 330

Trình bày vai trò kinh tế tuần hoàn đối với lĩnh vực nông nghiệp và giải pháp áp dụng kinh tế tuần hoàn nông nghiệp bền vững.

33 Phát triển các mô hình kinh tế xanh, ít chất thải, các-bon thấp và tuần hoàn để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững / Võ Tuấn Nhân // .- 2023 .- Số 11 .- Tr. 9-12 .- 363

Bối cảnh trong nước và quốc tế; Chủ trương, chính sách của Đảng, Quốc hội và Chính phủ đối với phát triển các mô hình kinh tế xanh, ít chất thải, các-bon thấp và tuần hoàn; Xây dựng kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn vì mục tiêu phát triển bền vững.

34 Một số giải pháp đẩy mạnh áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn đối với các doanh nghiệp khai thác, chế biến than tại Việt Nam / Đồng Thị Bích, Lê Đình Chiều // .- 2023 .- Số 645 - Tháng 10 .- Tr. 43 – 45 .- 658

Bài báo này tập trung đi sâu vào các giải pháp đẩy mạnh áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn đối với các doanh nghiệp khai thác, chế biến than ở Việt Nam hiện nay.

35 Phát triển kinh tế tuần hoàn ở Pháp / Nguyễn Thị Thu Hồng // .- 2023 .- Số 809 .- Tr. 103 - 105 .- 332

Phát triển kinh tế tuần hoàn đang dần trở thành xu hướng của nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới nhằm giải quyết những thách thức ngày càng lớn giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường, tiến tới xây dựng một nền kinh tế phát triển bền vững. Với mục tiêu giảm 50% số lượng rác thải trước năm 2025, tận dụng tối đa phế phẩm, phế liệu để làm ra những sản phẩm mới, góp phần bảo vệ môi trường, Pháp đã quyết tâm đẩy nhanh kinh tế tuần hoàn. Bài viết trao đổi về kinh nghiệm phát triển kinh tế tuần hoàn ở Pháp trong thời gian qua, từ đó đưa ra một số hàm ý cho Việt Nam.

36 Triển khai kinh tế tuần hoàn tại một số quốc gia trên thế giới / Phạm Ngọc Phong, Trần Thị Mỹ Liên // .- 2023 .- Số 809 .- Tr. 106 - 109 .- 332

Khái niệm kinh tế tuần hoàn đã thu hút được sự chú ý đáng kể trên toàn cầu như một cách tiếp cận bền vững để giải quyết những thách thức về cạn kiệt tài nguyên và suy thoái môi trường. Bài viết này nhằm mục đích khám phá kinh nghiệm thực hiện các nguyên tắc kinh tế tuần hoàn ở một số quốc gia trên thế giới. Bằng cách xem xét các nghiên cứu điển hình thành công và các bài học chính, nghiên cứu này tìm cách đưa ra các khuyến nghị thiết thực cho các doanh nghiệp Việt Nam để nắm bắt thực tiễn triển khai kinh tế tuần hoàn và đóng góp cho sự phát triển bền vững.

37 Lợi ích, hạn chế của kinh tế tuần hoàn và hàm ý chính sách cho Việt Nam / Lê Quân, Nghiêm Xuân Hòa // .- 2023 .- K1 - Số 249 - Tháng 10 .- Tr. 5 - 11 .- 657

Kinh tế tuần hoàn đang là một trong các lĩnh vực nhận được nhiều sự quan tâm của các quốc gia, nhà khoa học, nhà hoạch định chính sách, các doanh nghiệp trong thời gian gần đây. Với tiềm năng to lớn, kinh tế tuần hoàn được kỳ vọng đem lại lời giải cho các vấn đề bức bối hiện nay như biến đổi khí hậu, suy thoái môi trường, phát triển bền vững. Tuy nhiên, đa phần các nghiên cứu đều chỉ tập trung vào mặt tích cực của kinh tế tuần hoàn mà chưa nhìn vào các khó khăn có thể xảy ra trong quá trình triển khai cũng như các tác dụng phụ của kinh tế tuần hoàn. Bài viết này nhằm làm rõ hơn các hạn chế của kinh tế tuần hoàn cũng như đề xuất một số hướng nghiên cứu trong thời gian tới và một số kiến nghị cho Việt Nam.

38 Phát triển bền vững kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam / Lê Thị Thúy Hằng // .- 2023 .- Số 811 .- Tr. 84-86 .- 330

Sự phát triển của khoa học và công nghệ tạo ra các sản phẩm ngày càng nhiều về số lượng và tốt về chất lượng, giúp cải thiện cuộc sống của con người. Tuy nhiên, mặt trái của nó là những hệ lụy nghiêm trọng về cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường. Trong bối cảnh nền kinh tế yêu cầu sự phục hồi, kết hợp thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững, việc phát triển của “kinh tế tuần hoàn” được đề cao, đặc biệt với các mô hình khởi nghiệp và kinh doanh bền vững.

39 Kinh nghiệm xây dựng lộ trình phát triển kinh tế tuần hoàn cho Việt Nam / Trương Thị Thanh Thủy // .- 2023 .- Số 811 .- Tr. 146-148 .- 330

: Ngày nay, thế giới đang phải đối mặt với một thách thức cấp bách đó là làm thế nào cân bằng giữa tăng trưởng và sự hữu hạn của tài nguyên trong phát triển kinh tế. Điều này chứng minh rằng, nền sản xuất và tiêu dùng tuyến tính là sự phát triển không bền vững và gây tổn hại cho môi trường. Trong khi đó, nền kinh tế tuần hoàn có thể dung hòa được bằng cách kéo dài tuổi thọ của sản phẩm và giảm thiểu việc sử dụng tài nguyên. Chính vì vậy, nhiều năm qua, các quốc gia trên thế giới đã và đang tập trung xây dựng những lộ trình chiến lược phát triển kinh tế tuần hoàn cho quốc gia để hướng tới tăng trưởng xanh. Bài viết khái quát từ nội hàm đến thực tiễn xây dựng lộ trình phát triển kinh tế tuần hoàn trên thế giới, qua đó, gợi mở một số kinh nghiệm để phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam.

40 Triển khai kinh tế tuần hoàn tại một số quốc gia trên thế giới - Kinh nghiệm đối với các doanh nghiệp Việt Nam / Phạm Ngọc Phong, Trần Thị Mỹ Liên // Ngân hàng .- 2023 .- Số 18 - Tháng 9 .- Tr. 48-54 .- 332

Trong vài năm gần đây, nền kinh tế tuần hoàn (Circular economy - CE) đang ngày càng được chú ý trên toàn thế giới như một cách để khắc phục mô hình sản xuất và tiêu dùng hiện tại dựa trên tăng trưởng liên tục và tăng thông lượng tài nguyên. Bằng cách thúc đẩy việc áp dụng các mô hình sản xuất khép kín trong một hệ thống kinh tế, CE nhằm mục đích nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên, đặc biệt tập trung vào chất thải đô thị và công nghiệp, nhằm đạt được sự cân bằng và hài hòa hơn giữa kinh tế, môi trường và xã hội. CE được xem là mô hình kinh doanh mới được kì vọng sẽ hướng đến phát triển bền vững và một xã hội hài hòa. CE thúc đẩy việc sử dụng tài nguyên hợp lí, thân thiện hơn với môi trường nhằm thực hiện một nền kinh tế xanh hơn, đặc trưng bởi mô hình kinh doanh mới với những cơ hội việc làm mới, cũng như cải thiện phúc lợi, tác động rõ ràng đến công bằng trong và giữa các thế hệ về cả việc sử dụng và tiếp cận tài nguyên.