CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Kinh tế tuần hoàn

  • Duyệt theo:
21 Năng lực tài chính của các doanh nghiệp thực phẩm đồ uống trong bối cảnh thúc đẩy kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam / Phạm Thị Vân Anh, Trần Thanh Thu, Nguyễn Thu Hà, Đoàn Nhất Quang // .- 2024 .- K2 - Số 260 - Tháng 3 .- Tr. 32-36 .- 332.1

Bài viêt này nghiên cứu năng lực tài chính của các doanh nghiệp thực phẩm đồ uống (F&B) trong giai đoạn 2020-2022, giai đoạn sau đại dịch Covid-19 khi vấn đê rác thải nhựa thực phẩm trở nên nhức nhối. Trên cơ sở phân tích, đánh giá năng lực tài chính, bài viêt đưa ra một số đê xuất nâng cao năng lực tài chính cho các doanh nghiệp F&B hướng đên mục tiêu tăng trưởng xanh và thúc đẩy kinh tê tuân hoàn.

22 Phát triển kinh tế tuần hoàn nhìn từ cuộc “Cách mạng tái chế” ở Thụy Điển và một số đề xuất cho Việt Nam / Lê Thị Phương, Nguyễn Thị Thu Hương // .- 2024 .- Số 2 .- Tr. 56-59 .- 363

Khái quát quá trình phát triển kinh tế tuần hoàn nhìn từ cuộc “Cách mạng tái chế” rác thải ở Tụy Điển, từ đó rút ra kinh nghiệm trong thực hiện mô hình này tại Việt Nam.

23 Tiềm năng phát triển kinh tế tuần hoàn trong ngành tái chế rác thải nhựa tại Việt Nam / Nguyễn Đình Giáp // .- 2023 .- Số 02 .- Tr. 77-84 .- 363

Dựa trên phương pháp phân tích, đánh giá hiện trạng sản xuất tiêu thụ nhựa tại Việt Nam, hiện trạng xử lý chất thải nhựa, bài báo đưa ra những phân tích, đánh giá về tiềm năng, giải pháp cho phát triển ngành công nghiệp tái chế rác thải nhựa tại Việt Nam trên cơ sở áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường 2020.

24 Liên minh kinh tế tuần hoàn châu Phi (ACEA) và một số lĩnh vực kinh tế tuần hoàn nổi bật ở châu Phi hiện nay / Nguyễn Thị Hằng, Trần Thùy Phương // .- 2023 .- Số 09 (217) - Tháng 9 .- Tr. 29 – 38 .- 327

Bài viết đề cập đến tầm quan trọng của nền kinh tế tuần hoàn và việc thành lập Liên minh kinh tế tuần hoàn châu Phi (ACEA). Bài viết cũng bàn về năm lĩnh vực kinh tế tuần hoàn quan trọng với những mô hình đã, đang và sẽ triển khai ở các quốc gia châu Phi, cụ thể: bảo đảm an ninh lương thực; tái chế rác thải nhựa; Tái chế rác thải điện tử; kinh tế tuần hoàn trong ngành thời trang và dệt may; xây dựng cơ sở hạ tầng với lượng khí thải thấp. Muốn thực hiện tốt những lĩnh vực kinh tế tuần hoàn kể trên cần có sự phối hợp chặt chẽ của tất cả các bên có liên quan. Bài viết đồng thời tìm hiểu về các giải pháp tuần hoàn được các nước châu Phi sử dụng nhằm đạt được các mục tiêu hành động quan trọng về khí hậu và các тис tiêu phát triển bền vững.

25 Kinh tế tuần hoàn : "liều thuốc thần" cho kinh tế thế giới / Lê Quân, Nghiêm Xuân Hòa // .- 2024 .- K1 - Số 257 - Tháng 02 .- Tr. 5-12 .- 658

Bài viết làm rõ các hạn chế của kinh tế tuần hoàn, đồng thời đề xuất một số hướng nghiên cứu trong thời gian tới và một số kiến nghị cho Việt Nam.

26 Phát triển kinh tế tuần hoàn : những vấn đề đặt ra đối với các doanh nghiệp Việt Nam / Lê Thị Mai Hương // .- 2024 .- K1 - Số 257 - Tháng 02 .- Tr. 18-22 .- 330

Trình bày tình hình và phân tích thực trạng phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam trong thời gian vừa qua và những vấn đề đặt ra đối với các doanh nghiệp hiện nay.

27 Phát triển kinh tế tuần hoàn trong doanh nghiệp nông nghiệp ở thành phố Hà Nội / Chu Việt Cường, Đặng Hoàng Anh // .- 2024 .- Số 821 - Tháng 3 .- Tr. 174 - 177 .- 332

Bài viết nghiên cứu về thực trạng phát triển kinh tế tuần hoàn trong doanh nghiệp nông nghiệp ở thành phố Hà Nội, từ đó đề xuất một số giải pháp trong thời gian tới.

28 Chính sách, pháp luật và một số giải pháp phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam / Hoàng Quốc Lâm, Ngô Xuân Hòa // .- 2024 .- Số 3 - Tháng 3 .- Tr. 19 - 25 .- 340

Phát triển kinh tế tuần hoàn là xu thế tất yếu mà các quốc gia trên thế giới và Việt Nam, quốc gia đầu tiên ở ASEAN đưa quy định về áp dụng kinh tế tuần hoàn vào trong Luật Bảo vệ môi trường và nhiều quy định khác để thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn trong tất cả các ngành, lĩnh vực của đời sống hướng đến mục tiêu phát triển kinh tế bền vững. Bài viết nghiên cứu, tìm hiểu các chính sách và pháp luật hiện hành của Việt Nam về phát triển kinh tế tuần hoàn và đề xuất một số kiến nghị, giải pháp thúc đẩy kinh tế tuần hoàn phát triển.

29 Áp dụng kinh tế tuần hoàn trong du lịch : một nghiên cứu tổng quan và đề xuất hướng nghiên cứu tương lai / Nguyễn Đức Cảnh, Trần Đình Tuấn // .- 2024 .- Số 654 - Tháng 3 .- Tr. 70 - 72 .- 658

Bài báo đánh giá một cách tổng quan về ứng dụng kinh tế tuần hoàn trong ngành du lịch. Để nhận diện các tài liệu có liên quan, tác giả tiến hành tìm kiếm trên các cơ sở dữ liệu web of science và scopus với kết quả bao gồm 20 bài báo khoa học được xuất bản trong khoảng thời gian từ 2018 – 2023. Qua đó, bài báo đã tổng hợp các kết quả nghiên cứu cả các nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm về phát triển kinh tế tuần hoàn trong du lịch. Kết quả cho thấy các yếu tố khoa học kỹ thuật và đặc công nghệ số đóng vai trò quan trọng đối với quá trình chuyển đổi số sang kinh tế tuần hoàn trong các doanh nghiệp.

30 Thúc đẩy thị trường tài chính xanh nhằm phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam / Nguyễn Thị Thùy Hương // .- 2024 .- Số (652+653) - Tháng 02 .- Tr. 46 - 48 .- 658

Thiếu nguồn lực về tài chính là một trong những rào cản đối với nhiều doanh nghiệp khi muốn chuyển đổi sang mô hình kinh tế tuần hoàn. Trong khi đó, thị trường tài chính xanh - nguồn lực thúc đẩy kinh tế tuần hoàn - mới manh nha hình thành. Trong quá trình chuyển đổi và phát triển kinh tế tuần hoàn (KTTH), chính sách tài chính đóng vai trò quan trọng trong điều chỉnh nguồn vốn, dòng tiền vào các mô hình kinh doanh, sản xuất KTTH. Việc tham khảo kinh nghiệm quốc tế trong thực hiện các chính sách phát triển KTTH nói chung, chính sách tài chính nói riêng là rất cần thiết để thiết kế, điều chỉnh các chính sách phù hợp với đặc điểm kinh tế Việt Nam.